- Nội dung: Là lễ hội văn hóa của dân tộc Tày, Nùng Có các trò chơi dân
Văn hoá về nguồn Công vụ
3.1. Chiến lƣợc phát triển du lịch liên kết vùng của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.
Bắc Cạn và Cao Bằng.
Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt nam đến 2020 tầm nhìn 2030, các tỉnh Thái Nguyên , Bắc Cạn và Cao Bằng đều nằm trong vùng du lịch Trung du, miền núi phía Bắc gắn với các hành lang kinh tế và cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc.
Dựa vào các tiêu chí phân vùng, ta thấy các tỉnh này có nét tương đồng Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo theo hướng du lịch Văn hoá – Lịch sử và Sinh thái; có điều kiện mơi trường tự nhiên về du lịch phong phú; các điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống cũng có những điểm khá giống nhau…..
Tuy nhiên, điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thơng tin liên lạc cịn nghèo nàn và chưa bắt kịp với tốc độ phát triển du lịch hiện nay. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự chú trọng đến du lịch; cơng tác phát triển đơ thị hóa và mức thu nhập bình qn đầu người cịn thấp….
Trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, tuyến du lịch Cao Bằng – Bắc Cạn – Thái Nguyên rất được chú trọng với các khu du lịch quốc gia như Pác Bó, Bản Giốc (Cao Bằng), Ba Bể (Bắc Cạn), ATK Định Hoá (Thái Nguyên).
Nhằm đạt được mục tiêu cụ thể đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch của vùng, 6 tỉnh Việt Bắc trong đó có Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên thường niên tham gia hoạt động “Du lịch qua miền di sản Việt Bắc”
Tỉnh Cao Bằng đã lập Đề án phát triển du lịch Cao Bằng đến 2020, tầm nhìn 2030 trong đó chú trọng tới việc xây dựng các tuyến du lịch liên kết với các tỉnh dọc quốc lộ 3. Ngày 31/5/2011, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 973/KH- UBND về thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 trong đó đề cao việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng Việt Bắc mà chương trình “Qua miền di sản “ là một ví dụ.
Bắc Cạn đang xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến 2020, trong đó đề xuất một số phương án liên kết vùng. Trong mục 4, phần III của Quyết định số 1890/QĐ-TTG ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Cạn thời kỳ đến năm 2020 ghi rõ
“Phát triển mạnh các tour du lịch, gắn phát triển du lịch của Bắc Kạn với du lịch của Hà Nội và Vùng trung du và miền núi Bắc bộ”. Tỉnh cũng đã đề ra các chủ trương, đường lối phát triển du lịch dựa vào liên kết với các tỉnh dọc quốc lộ 3 tại Quyết định số 2318/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn và . Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/4/2012 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Ơng Phạm Thái Hanh, Phó Giám đốc Sở Văn hố Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết ngoài việc định hướng phát triển du lịch dựa vào đặc sản trà, Thái Nguyên đặc biệt chú trọng đến việc liên kết với các tỉnh trong vùng để phát huy cũng như khai thác tối đa giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn. Ông Hanh cho biết, UBND tỉnh đã có định hướng Phát triển ngành Du lịch Dịch vụ dựa trên Quy hoạch kết cấu cơ sở hạ tầng dịch vụ, thương mại đến 2030, trong đó chú trọng việc nâng cao đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nhằm tiến tới sự đồng bộ trong liên kết phát triển du lịch với một số tỉnh trong vùng. Liên kết vùng với Bắc Cạn và Cao Bằng không phải là liên kết duy nhất đối với Thái Nguyên mà ngồi ra cịn có các liên kết khác với Vĩnh Phúc hay Hà Giang….