.Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 70)

Hoạt động du lịch đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia và q trình hoạt động của nó. Tuy nhiên thực tế các hoạt động diễn ra cần xây theo hƣớng nào và nó đang hoạt động ra sao là vấn đề chúng ta luôn quan tâm.

2.3.1.Nguồn nhân lực

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, với 01 Giám đốc và 02 phó giám đốc, 03 phịng chức năng và đội chuyên trách bảo vệ rừng.

Sơ đồ bộ máy tổ chức các phòng ban VQG BAN GIÁM ĐỐC

Các phòng chức năng Đơn vị trực thuộc

Phịng hành chính tổng hợp Phịng hợp tác QT và DL sinh thái Phòng quản lý rừng và bảo tồn thiên nhiên Đội chuyên trách bảo vệ rừng

Tổng số cán bộ công chức, viên chức của Vƣờn là 34 ngƣời. Trong đó có 1 thạc sỹ, 23 đại học và cao đẳng, 10 trung cấp và 1 sơ cấp. Trong những năm qua, đây là lực lƣợng chính góp phần quan trong vào cơng tác bảo vệ và phát triển rừng Xuân Sơn.

Lực lƣợng nhân sự của Vƣờn chƣa đủ để thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển rừng trên địa bàn rộng lớn (15.048 ha) cần bổ sung nhân lực, sắp xếp lại tổ chức định hƣớng phù hợp. Riêng đối với mảng Hợp tác quốc tế và Du lịch sinh thái, nhân sự chuyên ngành về du lịch chƣa có, nhân sự hiện mang tính chất kiêm nhiệm, chƣa đƣợc đào tạo về du lịch đúng chuyên ngành. Công tác phát triển về du lịch vì vậy chƣa đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của VQG, chƣa là nhân tố đƣợc chú ý và phát triển trong cơ cấu của Vƣờn. Có thể thấy rõ nét và cụ thể cơ cấu nguồn nhân lực trên thông qua bảng: Tổng hợp cơ cấu tổ chức và biên chế.

Bảng 2.12. Tổng hợp cơ cấu tổ chức và biên chế

STT Đơn vị Số lƣợng nhân

lực

1 Ban Giám đốc 3

2 Phòng Hành chính – Tổng hợp 6

3 Phịng Quản lý rừng & Bảo tồn thiên nhiên 5

4 Phòng Hợp tác quốc tế & Du lịch sinh thái 6

5 Đội Chuyên trách bảo vệ rừng 14

Tổng 34

(Nguồn: Vườn quốc gia Xuân Sơn) Qua số lƣợng và hoạt động của nguồn nhân lực thấy rằng đội ngũ nhân lực đƣợc đào tạo về du lịch tại Xuân Sơn còn rất thiếu và rất yếu. Nhân sự tham gia hoạt động du lịch mang tính tự tìm hiểu và học hỏi, vừa làm vừa rút ra kinh nghiệm với nguồn lực chính là cƣ dân địa phƣơng thực hiện cung cấp các dịch vụ phát sinh trƣớc yêu cầu của lƣợng du khách đến với VQG. Chính vì vậy hoạt động du lịch chƣa mang yếu tố chuyên nghiệp, mọi hoạt động đang trong quá trình bắt đầu xây dựng.

Đối với nguồn lao động hoạt động du lịch là dân cƣ tại Vƣờn, trình độ của cƣ dân cịn hạn chế rất nhiều. Cách thức hoạt động kinh tế của ngƣời dân dựa trên phƣơng thức truyền đạt kinh nghiệm qua nhiều thế hệ. Các hoạt động kinh tế dịch vụ, ngƣời dân chƣa có định hƣớng đúng và kinh nghiệm thực hiện. Do đó khi thực hiện hoạt động có nhiều khó khăn và hạn chế. Nhận thức của cƣ dân về các ngành dịch vụ chƣa đầy đủ.

Mức độ tham dự của cộng đồng dân cƣ vào việc cung cấp dịch vụ du lịch còn hạn chế. Số lƣợng cƣ dân sẵn sàng tham gia dẫn đƣờng, cung cấp dịch vụ ăn uống, dịch vụ nghỉ ngơi, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phụ thêm... còn hạn chế. Hiện tại tập chung vào một nhóm nhỏ họ tham gia vào tất cả các hoạt động dịch vụ du lịch tại vƣờn hiện nay.

Từ đó có thể thấy, nguồn lao động thực hiện du lịch của Vƣờn còn thiếu và yếu rất nhiều về cả chất và lƣợng. Đây là một khó khăn, trở ngại lớn cho sự phát triển của hoạt động du lịch, đặc biệt khi ngƣời dân là đối tƣợng chính sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ đến du khách.

2.3.2. Các sản phẩm du lịch

Hiện nay, các chƣơng trình du lịch tại VQG đa số mang tính tự phát, đƣợc tổ chức tổ chức bởi chính du khách. Mục đích các chuyến đi mang tính chất nghiên cứu hệ sinh thái tại Vƣờn, hoạt động tham quan khám phá tự nhiên – các chƣơng trình DLST. Hoạt động tham quan chƣa đi sâu vào các giá trị văn hóa, hệ sinh thái tự nhiên mà mang tính chất nghỉ dƣỡng, giải trí và nghiên cứu về tự nhiên. Khách du lịch khi đến và thực hiện tại Vƣờn mang tính chất học tập và tìm hiểu. Hoạt động tham quan giải trí cịn nhỏ lẻ chƣa có sự đa dạng trong sản phẩm. Mọi hoạt động vẫn mang tính chất đơn điệu, chƣa thực sự thu hút đƣợc đông đảo nhu cầu tham quan của du khách.

Các sản phẩm, các chƣơng trình du lịch của các công ty du lịch còn hạn chế (hiện nay có chƣơng trình: Hà Nội – Đền Hùng – VQG Xuân Sơn – Hà Nội của

cơng ty du lịch Newstartour mang tính nổi bật nhất). Các chƣơng trình du lịch tham quan Vƣờn thƣờng đƣợc xây dựng kết hợp với các chƣơng trình tham quan điểm di tích lịch sử Đền Hùng, tham quan và nghỉ dƣỡng tại suối khoáng Thanh Thủy; khi du khách đến với Vƣờn thƣờng mang tính chất tham quan hệ thống thảm động thực vật tại Vƣờn. Đây vừa là điểm thuận lợi vừa là điểm khó khăn trong việc giới thiệu và cung cấp đến khách du lịch các nét đặc trƣng, các giá trị của Vƣờn về mặt văn hóa và sinh học.

Qua đây có thể thấy các chƣơng trình tham quan Vƣờn hiện nay chƣa có những chƣơng trình về du lịch cộng đồng tìm hiểu các giá trị văn hóa của ngƣời dân tộc thiểu số tại đây. Các hoạt động văn hóa phục vụ du lịch cũng chƣa có và chƣa tạo đƣợc sự chú ý. Việc xây dựng và phát triển các loại hình sản phẩm du lịch đặc trƣng của Vƣờn là yêu cầu cần thiết trong thời gian sắp tới trong quy hoạch phát triển Vƣờn.

2.3.2.1.Đánh giá của BQL VQG

Các sản phẩm đã và đang cung cấp đến với khách du lịch chủ yếu mang tính chất các hoạt động nghiên cứu hệ sinh thái tại Vƣờn. Các hoạt động nghiên cứu này hƣớng tới đối tƣợng nhƣ: các nhà khoa học, học viên nghiên cứu thuộc các chuyên ngành địa lý, sinh học, lâm nghiệp… Các hoạt động của Vƣờn hiện nay chủ yếu là công tác lâm nghiệp thuần túy, các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên sẵn có của Vƣờn chƣa có tác động đến nội dung hoạt động và định hƣớng phát triển của Vƣờn.

Tiến hành trao đổi với BQL Vƣờn, các ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý chủ quản đều cho rằng: hoạt động bảo vệ và phát triển rừng hiện tại vẫn đóng một vai trị lớn trong công tác hoạt động của Vƣờn. Hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch hiện có tại Vƣờn rất mờ nhạt. Các sản phẩm du lịch chủ yếu là hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học đến nghiên cứu hệ thống động thực vật. Bên cạnh đó là các hoạt động cắm trại của học sinh sinh viên các

trƣờng về thăm quan. Các hoạt động du lịch diễn ra ngắn ngày, khơng có các hoạt động đặc sắc.

Trao đổi thêm về hƣớng phát triển du lịch của Vƣờn, BQL đánh giá: với lợi thế và tiềm năng, VQG Xuân Sơn có thể khai thác tốt nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, mạo hiểm, khám phá rừng, núi, hang động, các loài động thực vật; du lịch nghỉ dƣỡng, nghiên cứu; du lịch cộng đồng tìm hiểu nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cƣ dân bản địa, du khách có thể cùng sinh hoạt với ngƣời dân địa phƣơng, tham gia các lễ hội truyền thống, các khâu sản xuất trong làng nghề.

Tuy nhiên, du lịch ở VQG Xuân Sơn vẫn hiện ở mức phát triển tự phát, sơ sài, quy mơ nhỏ lẻ, chƣa có quy hoạch và quản lý cụ thể, thiếu định hƣớng chƣa gây ấn tƣợng và thu hút khách du lịch, lợi nhuận từ du lịch chƣa đƣợc bao nhiêu. Hiện VQG Xuân Sơn mới chỉ thu hút đƣợc một dự án về du lịch sinh thái, tâm linh gắn với cộng đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cũng đã xây dựng một tuyến du lịch Đền Hùng- Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn- Khu du lịch nƣớc khống nóng Thanh Thủy.

Du lịch là một mảng mới đồng thời là định hƣớng mục tiêu trong những năm sắp tới của Vƣờn, khi hoạt động du lịch hiện nay chƣa thực sự có tầm ảnh hƣởng hiện trạng hoạt động của Vƣờn. Các chính sách phát triển, các hoạt động mở rộng định hƣớng du lịch hiện tại đều nằm trong các dự án đang triển khai xây dựng, chƣa có hoạt động du lịch thực tiễn nào đƣợc diễn ra dƣới sự tổ chức và quản lý của BQL Vƣờn.

Trong tƣơng lai, khi hoạt động du lịch trở thành một hoạt động chính tại Vƣờn, các sản phẩm du lịch hƣớng tới là các sản phẩm về sinh thái, các hoạt động tham quan về cộng đồng gắn liền với thế mạnh của Vƣờn về điều kiện hệ sinh thái tự nhiên cùng những nét độc đáo của văn hóa cƣ dân bản địa.

2.3.2.2. Đánh gía của khách du lịch

Ý kiến đánh giá sản phẩm của ngƣời tiêu dùng đến với sản phẩm tiêu dùng nói chung và khách du lịch đối với sản phẩm du lịch nói riêng là những yếu tố hết sức quan trọng. Những ý kiến này là cơ sở và nền tảng các nhà cung cấp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng.

Đối với sản phẩm du lịch sinh thái tại Xuân Sơn, các sản phẩm chủ yếu còn ở dạng thô. Các hoạt động vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của khách du lịch là chƣa có, các hoạt động chủ yếu đang diễn ra: khám phá tự nhiên, tham quan đời sống và hoạt động của dân cƣ địa phƣơng.

Qua khảo sát đánh giá nhu cầu cũng nhƣ nhận xét về điểm du lịch Xuân Sơn, ấn tƣợng đối với khách về phong cảnh, điều kiện tự nhiên chiếm một tỉ lệ khá lớn 46/110 ý kiến đƣợc hỏi (chiếm 41,8% tổng số du khách đƣợc hỏi). Mỗi cá nhân khi đến Vƣờn đều mang trong mình những cảm xúc thú vị về phong cảnh của Xuân Sơn với những khoảng núi rừng rậm, hệ sinh thái đa dạng, khung cảnh đẹp. Ngoài ra thảm thực vật phong phú cũng nhƣ tính cách hiền hậu, nét văn hóa đặc biệt của con ngƣời vùng đất Xuân Sơn để lại những ấn tƣợng sâu sắc đến du khách. 72,7% ( 80/110 ý kiến) cảm nhận sự nồng hậu của con ngƣời vùng đất núi rừng nơi này. Ngƣời dân nơi đây sẵn sàng làm hƣớng dẫn viên cho khách về những địa điểm tham quan của những cƣ dân địa phƣơng; sẵn sàng giúp đỡ các vị khách về mọi điều kiện và hoạt động khi đến quê hƣơng họ.

Bảng 2.13. Những nét ấn tượng của du khách về VQG Xuân Sơn

Nét ấn tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Phong cảnh 46 41,8 Con ngƣời 30 27,3 Thảm thực vật 22 20 Văn hóa 10 9,1 Khác 2 1,8 Tổng 110 100

Cảm nhận các điểm tham quan, 38,2% lƣợng khách đƣợc khảo sát có ấn tƣợng và yêu thích điểm tham quan bản Cỏi – một bản đặc trƣng của ngƣời Dao nằm sâu trong vùng lõi, là điểm cuối cùng của Vƣờn có ngƣời dân sinh sống. Bản vẫn giữ những đặc trƣng truyền thống của dân tộc mình, bên cạnh đó bản có vị trí địa lý với khung cảnh tự nhiên đẹp. Một điểm thu hút sự quan tâm, chú ý khác đối với khách là Thác chín tầng ( 20% lƣợng yêu thích). Địa điểm có vẻ đẹp khung cảnh tự nhiên, có tính khám phá tìm hiểu hệ thống thực vật đặc hữu, tính mạo hiểm trong q trình chinh phục thác. Đồng thời du khách có thể quan sát lồi Sơn Dƣơng đặc trƣng của Vƣờn.

Các điểm tham quan hấp dẫn du khách du lịch tại VQG Xuân Sơn

(Đơn vị tính %) Bản Cỏi 39% Bản Thung Nai 15% Hang Thổ Thần 7% Hang Na 13% Thác Chín Tầng 20% Điểm khác 6%

Du khách đến với Vƣờn trong khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau đƣợc ngắm màu trắng dịu dàng của hoa mơ, hoa chè khoe sắc trên những triền đồi, triền núi.

Tham gia hoạt động DLST tại Vƣờn lƣợng khách tham gia và lựa chọn loại hình dịch vụ nghỉ tại nhà dân chiếm 41,8% với khoảng thời gian dành cho chuyến đi là 2 ngày 1 đêm. Điều này cho thấy môi trƣờng dân cƣ cũng nhƣ tập quán sinh hoạt của cƣ dân địa phƣơng rất thuận lợi cho hoạt động du lịch homestay. Trong hoảng thời gian nghỉ lại nhà dân, khách du lịch cảm nhận các nét đẹp văn hóa truyền thống của cƣ dân. 49,1% lƣợng khách hài lòng, ấn tƣợng về những món ăn đƣợc thƣởng thức khi tham gia hoạt động tham quan; Những món ăn đƣa tới du khách đƣợc tạo ra từ nguyên vật liệu sẵn có trong vƣờn nhà, từ sản phẩm của hoạt động sản xuất canh tác nơng nghiệp của ngƣời dân.

Khơng ít du khách quan tâm và chú ý tới các nghề thủ công thủ công truyền thống của ngƣời dân (18,2%) cũng nhƣ phƣơng thức canh tác (14,5%) mang nhiều điểm thú vị đặc trƣng của ngƣời dân vùng núi. Những sản phẩm đƣợc tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo phục vụ nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Bảng 2.14. Sự thu hút của nét văn hóa đặc trưng

Nét văn hóa thu hút Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Phƣơng thức canh tác 16 14,5 Món ăn truyền thống 54 49,1 Nghề thủ công truyền thống 20 18,2 Trang phục truyền thống 11 10 Khác 9 8,2 Tổng 110 100

(Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn khách tại VQG 6- 7/2013)

Có thể thấy trong quá trình thực hiện chuyến đi, các hoạt động của du khách rất đa dạng và phong phú, bao quát toàn bộ các hoạt động diễn ra xung quanh mơi trƣờng sống. Bên cạnh đó ngồi những đánh giá của du khách về các yếu tố của sản phẩm, nhiều khách du lịch đã bày tỏ những ý kiến của mình mong

muốn hoạt động du lịch tại Vƣờn sẽ đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng, đặc biệt trong hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng: Các ý kiến mong muốn sự thúc đẩy trong việc quản lý hệ tìa nguyên tự nhiên từ BQL Vƣờn. Sự bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị nhân văn thuộc các dân tộc thiểu số.

45,5% du khách tham gia vào các hoạt động DLST tại Vƣờn mong muốn có những hoạt động: tham quan các hang động; khám phá hệ sinh thái; tìm hiểu đời sống văn hóa cƣ dân địa phƣơng. Tƣơng quan với điều đó là 75% du khách muốn tiếp tục quay lại với Vƣờn, thực hiện hoạt động khám phá hệ sinh thái và văn hóa của cƣ dân nơi đây. Những du khách đã tới Vƣờn hơn một lần, họ có chung cùng cảm nhận về sự thay đổi của môi trƣờng tự nhiên, số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ đƣợc cung cấp đánh giá này thể hiện sự thay đổi trong hoạt động của Vƣờn về hoạt động du lịch. Sự thay đổi của hoạt động du lịch dẫn đến những tác động lớn đến bộ mặt và chiều sâu của đời sống cƣ dân nơi đây.

Bên cạnh những mặt thuận lợi trên, du khách cũng gặp phải những khó khăn, bất tiện khi thực hiện hoạt động tham quan của mình: Sự hạn chế về các dịch vụ vui chơi giải trí cịn thiếu, các dịch vụ cơ bản còn hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng- số lƣợng nhà dân đáp ứng nhu cầu nghỉ trọ của du khách còn khiêm tốn; cơ sở vật chất còn hạn chế về chất lƣợng. Để phục vụ và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách du lịch, BQL cũng nhƣ các hộ dân tham gia hoạt động du lịch cần tăng cƣờng hơn nữa về chất lƣợng của cơ sở vật chất kỹ thuật; các dịch vụ vui chơi giải trí; đầu tƣ vào các địa điểm tham quan. Các dịch vụ đang cung cấp hiện nay đáp ứng đƣợc một phần nhỏ trong số những nhu cầu của khách tham quan.

2.3.3. Khách du lịch

Từ năm 2002 đƣợc quyết định trở thành VQG và mở cửa đón khách miễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia xuân sơn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)