Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi của hạn hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và các đặc trưng vật lý cơ bản của laser module công suất cao ghép nối sợi quang vùng 670nm ứng dụng cho nghiên cứu trị liệu phục hồi vết thương (Trang 71)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

3.5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi của hạn hán

Đánh giá xu thế biến đổi hạn hán tại Ninh Bình do chịu tác động của BĐKH, ta xây dựng tƣơng quan giữa sự biến đổi của nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn hán đã đƣợc tính toán (chỉ số SPI, chỉ số Ped), mức độ tƣơng quan giữa chỉ số hạn SPI và chỉ số Ped với nhiệt độ trung năm của chuỗi số liệu

1980 – 2010 của hai trạm khí tƣơng Nho Quan và Ninh Bình thể hiện mức độ biến đổi của hạn do tác động của biến đổi khí hậu tại Ninh Bình.

3.5.1. Đánh giá tác động BĐKH nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn Ped năm.

Hình 3.14. Tƣơng quan sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn Ped, tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1980 – 2010

Từ (hình 3.14) cho thấy quan hệ giữa nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn Ped tƣơng ứng (hệ số góc 2,457 tại trạm khí tƣợng Nho Quan và 3,24 tại trạm khí tƣợng Ninh Bình). Nhiệt độ trung bình tăng lên kéo theo chỉ số Ped tăng lên, điều này chỉ ra mức độ hạn hán của Ninh Bình có quan hệ đồng biến và rất chặt chẽ với sự thay đổi nhiệt độ trung bình. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhiệt độ trung bình của tỉnh Ninh Bình ngày càng tăng dẫn đến mức độ hạn hán tại Ninh Bình ngày càng xu hƣớng tăng, mức độ tăng của hạn phụ thuộc vào mức độ gia tăng nhiệt độ trung bình năm.

y = 2.457x - 58.34 R² = 0.640 -5.00 -4.00 -3.00 -2.00 -1.00 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 22 .6 22 .8 23 .0 23 .2 23 .4 23 .6 23 .8 24 .0 24 .2 24 .4 24 .6 24 .8 25 .0 Ped T0 TB QUAN HỆ T0

TB ~ Ped NHO QUAN

y = 3.2401x - 76.917 R² = 0.7036 -4.00 -3.00 -2.00 -1.00 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 22 .8 23 .0 23 .2 23 .4 23 .6 23 .8 24 .0 24 .2 24 .4 24 .6 24 .8 Ped T0 TB QUAN HỆ T0 TB ~ Ped NINH BÌNH

3.5.2. Đánh giá tác động BĐKH nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn SPI năm.

Hình 3.15. Tƣơng quan sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn SPI, tỉnh Ninh Bình thời kỳ 1980 – 2010

Từ (hình 3.15) cho thấy quan hệ giữa nhiệt độ trung bình năm với chỉ số hạn SPI tƣơng ứng (hệ số góc -0,537 tại trạm khí tƣợng Nho Quan và -0,945 tại trạm khí tƣợng Ninh Bình). Đây là quan hệ nghịch biến, nhiệt độ trung bình tăng thì chỉ số SPI giảm đi (SPI giảm thể hiện mức độ hạn tăng lên).

Kết luận: Trong bối cảnh tác động của BĐKH làm cho nhiệt độ trung bình năm tỉnh Ninh Bình tăng lên dẫn đến xu thế mƣa năm giảm đi, sự phân bố lƣợng mƣa giữa các thời kỳ (vụ đông xuân, vụ mùa) trong năm không đều, vụ mùa có xu thế tăng lên và vụ đông xuân có xu thế giảm đi. Quan hệ sự biến đổi của nhiệt độ trung bình năm với các chỉ số hạn tính đƣợc tƣơng ứng tại hai trạm khí tƣợng (Nho Quan, Ninh Bình) của tỉnh Ninh bình đều chỉ rõ xu thế ngày càng gia tăng của hạn hán trên địa bàn tỉnh ninh Bình do chịu tác động của BĐKH nhiệt độ tăng. y = -0.945x + 22.45 R² = 0.166 -2.00 -1.50 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 22.7 22.8 22.9 23.0 23.1 23.2 23.3 23.4 23.5 23.6 23.7 23.8 23.9 24.0 24.1 24.2 24.3 24.4 24.5 24.6 24.7 24.8 C h SPI T0 TB QUAN HỆ T0 TB ~ SPI TRẠM NINH BÌNH y = -0.5378x + 12.77 R² = 0.0795 -2.00 -1.50 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 22.7 22.8 22.9 23.0 23.1 23.2 23.3 23.4 23.5 23.6 23.7 23.8 23.9 24.0 24.1 24.2 24.3 24.4 24.5 24.6 24.7 24.8 Ch S PI T0 TB QUAN HỆ T0

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tác động của hạn hán ở Đồng bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng rất khác nhau giữa các năm, cấp độ hạn cũng khác nhau giữa các năm các vùng trong khu vực. Trong năm hạn thƣờng xảy ra vào vụ đông xuân (XII - IV), vụ mùa (tháng V - XI) ít hơn vì vụ mùa trùng với mùa mƣa lũ. Hạn hán đã và đang là nguy cơ hiện hữu ảnh hƣởng trực tiếp và to lớn đến đời sông dân sinh và phát triển kinh tế, Ninh Bình hạn hán xảy ra chủ yếu vào vụ đông xuân (XII - IV) và trọng điểm là các tháng chính đông từ tháng XII năm trƣớc đến tháng II năm sau. Trong những năm qua hạn đã gây thiệt hại đáng kể đến nền kinh tế của tỉnh, diện tích lúa bị khô hạn có chiều hƣớng gia tăng, các cây trồng khác thiếu nƣớc dẫn đến giảm năng suất, ngƣời dân thiếu nƣớc sinh hoạt do mực nƣớc ngầm hạ thấp, giao thông thủy lợi bị đình trệ, gặp rất nhiều khó khăn, hiện Ninh Bình đang là tỉnh có tốc độ hóa tƣơng đối cao nhu cầu về nguồn nƣớc của các ngành kinh tế ngày càng lớn, đây là một sức ép không nhỏ đối với tài nguyên nƣớc và việc sử dụng và bảo vệ nguồn nƣớc tỉnh Ninh Bình.

Qua phân tích số liệu khí tƣợng thủy văn (KTTV) của các trạm quan trắc trong tỉnh Ninh Bình thời kì 1980 - 2010, bao gồm lƣợng mƣa, nhiệt độ, mực nƣớc trên các sông; Việc tính toán thông qua các chỉ số hạn nhƣ: chỉ số chuẩn hóa giáng thủy (SPI), chỉ số (Ped), chỉ số tỷ số phần trăm so với lƣợng mƣa trung bình nhiều năm (D) của 6 trạm đo lƣợng mƣa phân bố đều trong tỉnh Ninh Bình, đánh giá phân tích xu thế biến đổi của dòng chảy trên sông Hoàng Long và sông Đáy chảy qua tỉnh Ninh Bình của bốn trạm thủy văn. Xu thế hạn hán xảy ra tại Ninh Bình ngày càng gia tăng, vùng có nguy cơ ảnh hƣởng hạn hán lớn nhất là vùng đồng bằng: Gồm thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cƣ đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa đƣợc bồi và không

nhiều ngành kinh tế mũi nhọn và có nhu cầu về nguồn nƣớc rất cao (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông, thủy lợi…), là nơi tập trung đông dân cƣ nhất nhu cầu nƣớc sinh hoạt rất lớn, vì vậy tác động của hạn hán ngày càng gia tăng đối với khu vực này là một thách thức rất lớn đối với các ngành, các lĩnh vực và cộng đồng dân cƣ.

Xu thế hạn hán diễn ra ở tất cả các thời kì trong năm, nhƣng diễn ra thƣờng xuyên hơn là các tháng trong vụ đông xuân và đặc biệt là các tháng chính vụ cần nƣớc cho việc đổ ải, lấy nƣớc phục vụ cấy lúa từ tháng XII đến tháng II. Qua chỉ số D thấy rằng mức độ thiếu hụt lƣợng mƣa so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 25% trở lên xuất hiện với tần suất từ 40 – 50%, các tháng trong vụ hè thu ít chịu ảnh hƣởng hơn vì đây là thời kì xuất hiện mƣa bão nhiều, tuy nhiên qua kết quả tính toán cũng thấy rằng mặc dù là mùa mƣa, bão nhƣng mực nƣớc thấp nhất, mực nƣớc trung bình vụ vẫn có xu thế giảm, khả năng cạn kiệt dòng chảy biểu hiện là hạ thấp mực nƣớc trên các sông ngày càng gia tăng, hạn hán vẫn có thể xảy ra trong giai đoạn ngắn của mùa mƣa, bão, lũ.

Các khu vực miền núi mức độ diễn ra tình trạng hạn hán giảm hơn so với vùng đồng bằng, diễn biến hạn hán chủ yếu xảy ra vào vụ đông xuân, trong những năm gần đây (2003 - 2010) hiện tƣợng hạn hán có xu thể xảy ra thƣờng xuyên hơn. Mực nƣớc trên sông Hoàng Long hạ thấp không đủ độ cao để lấy nƣớc vào trong đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Vùng đồng bằng ven biển xu thế hạn hạn không có chiều hƣớng tăng lên, tuy nhiên về chế độ thủy văn có sự biến đổi rõ rệt, mực nƣớc triều ngày càng dâng cao, mực nƣớc trung bình tại trạm thủy văn Nhƣ Tân vùng cửa sông Đáy trung bình cứ 10 năm tăng lên từ 2-3 cm. Mực nƣớc triều dâng cao kéo theo xâm nhập mặn sâu vào đất liền gây hoang mạc hóa và chua phèn, thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp.

2. Đề xuất giải pháp

Để khai thác bền vững có hiệu quả các vùng đất khô hạn ở tỉnh Ninh Bình, giải quyết vấn đề nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân, trong khuôn khổ luận văn xin đề xuất các biện pháp cụ thể nhƣ sau:

1. Tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nƣớc, đất và các tài nguyên thiên nhiên liên quan. Ngoài ra cần cung cấp các kiến thức và cơ cấu giống cây nông nghiệp chịu hạn cho cộng đồng canh tác trong mùa khô.

2. Nhân rộng và chia sẻ kinh nghiệm các biện pháp thu trữ nƣớc truyền thống trên cơ sở cải tiến bằng các giải pháp khoa học kỹ thuật để cộng đồng có cơ hội canh tác nhiều vụ trong một năm, nâng cao thu nhập gia đình.

3. Áp dụng các công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc và bảo vệ nƣớc, các biện pháp tăng lƣợng giữ ẩm cho đất và các giải pháp bón phân, cải tạo đất cũng cần đƣợc triển khai một cách đồng bộ. Đặc biệt là biện pháp trữ nƣớc tại các kênh mƣơng, ao, hồ đã đƣợc kiên cố hóa, biện pháp này đã và đang phát huy tác dụng ở vùng Đồng Bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

4. Áp dụng biện pháp trồng rừng lấn dần vào khu sa mạc hóa.

5. Tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát và cảnh báo hạn hán nhằm tạo đƣợc điều kiện chủ động trong thích ứng và giảm thiểu tác hại của hạn hán gây ra.

6. Vùng ven biển có biện pháp trồng rừng chắn sóng, xây các âu thủy lợi điều tiết nƣớc, ngăn mặn xâm nhập vào đất liền.

7. Cần có những chính sách riêng, đủ mạnh cho công tác phòng chống hạn hán. Có thể thành lập Ban phòng chống hạn hán tƣơng đƣơng với Ban chỉ đạo và phòng chống bão lụt từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng.

3. Những khuyến nghị

Trƣớc diễn biến ảnh hƣởng của hạn đến các khu vực của tỉnh, trên cơ sở sự phân tích các chỉ số hạn, đánh giá và phân vùng ảnh hƣởng, mức độ ảnh hƣởng, thời gian ảnh hƣởng của các vùng trong khu vực tỉnh Ninh Bình. Khuyến nghị một số biện pháp phòng chống hạn tại Ninh Bình nhƣ sau:

(1-) Cần có những nghiên cứu chi tiết hơn về tài nguyên khí hậu nông nghiệp cho tỉnh (tài nguyên nhiệt độ, tài nguyên độ ẩm, tài nguyên ánh sáng, độ dài ngày, mùa sinh trƣởng, xác định thời vụ gieo trồng của các loại cây trồng và lựa chọn các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trong bối cảnh biến đổi khí

khí hậu nói chung và thích ứng với hạn hán hán dƣới ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nói riêng.

(2-) Xây dựng quy hoạch tổng hợp về tài nguyên nƣớc lƣu vực sông, vùng trọng điểm. Căn cứ quy hoạch, các ngành, địa phƣơng lập kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc. Việc xây dựng nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nƣớc phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch khung của toàn lƣu vực và của từng tiểu lƣu vực để đảm bảo công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nƣớc, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nƣớc trên lƣu vực sông;

(3-) Quy hoạch phát triển nguồn nƣớc, bao gồm các biện pháp công trình và phi công trình; gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nƣớc. Việc xây dựng công trình trữ, giữ nƣớc, điều hòa phân phối hợp lý nguồn nƣớc khi kết hợp chống lũ và cấp nƣớc phục vụ sử dụng tổng hợp, cho nhiều mục đích và bảo vệ tài nguyên nƣớc, bảo vệ môi trƣờng, phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn,… là những giải pháp cần ƣu tiên trong thực hiện. Phải gắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh về nƣớc, đồng bộ với phát triển nguồn nƣớc;

(4-) Lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nƣớc cho từng lƣu vực sông trên cơ sở cân đối khả năng nguồn nƣớc và nhu cầu khai thác, sử dụng theo lƣu vực sông. Các ngành, các địa phƣơng phải tuân thủ kế hoạch điều hòa phân phối tài nguyên nƣớc trong lƣu vực. Tăng cƣờng công tác quản lý nhu cầu dùng nƣớc, có cơ chế bảo đảm dùng nƣớc có hiệu quả cao nhất và đủ nguồn nƣớc trong năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Xuân Học (2001), Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh Duyên hải Miền trung từ Hà tĩnh đến Bình Thuận, Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc.

2. Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Bình, 1998, Tập 1, 142 trang.

3. Lê Trung Tuân(2008), Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung, Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc.

4. Lê Sâm, Nguyễn Đình Vƣợng (2008), “Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tần suất khô hạn năm ở khu vực Ninh Thuận”, Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ, Viện khoa học thủy lợi miền Nam, tr 186-195.

5. Mai Trọng Thông (2006), “Đánh giá mức độ khô hạn vùng Đông Bắc và Đồng bằng Bắc bộ bằng các chỉ số cán cân nhiệt”, Tạp chí KTTV, tháng 11/2006, tr 8-17.

6. Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình, 2010.

7. Nguyễn Lập Dân (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: nghiên cứu điển hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nƣớc, KC 08-23/06-10. 8. Nguyễn Trọng Hiệu (1995), Phân bố hạn hán và tác động của chúng ở Việt

Nam, Đề tài NCKH cấp Tổng cục.

9. Nguyễn Trọng Hiệu, Phạm Thị Thanh Hƣơng (2003), “Đặc điểm hạn và phân vùng hạn ở Việt Nam”, Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tr. 95-106.

10. Nguyễn Văn Liêm (2008), “Diễn biến của hạn hán và giải pháp ứng phó với sản xuất lƣơng thực ở đồng bằng sông Cửu Long”, Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tr 139-146.

11. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2002), Tìm hiểu về hạn hán và hoang mạc hoá, NXB KH&KT, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Thắng (2007), Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán ở Việt Nam, Đề tài NCKH, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

13. Nguyễn Quang Kim (6/2005), Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống, Đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc KC.08.

14. Trần Thục (2008), Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Đề tài NCKH, Viện KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

15. Trang web của Trung tâm dự báo trung ƣơng, http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/71/38/47/Default.aspx, Một số kiến thức về hạn hán.

16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình. 2009. Báo cáo hệ thống công trình thuỷ lợi tỉnh Ninh Bình.

17. Sở Kế hoạch và đầu tƣ Ninh Bình, 5/2009, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.

18. Vũ Thị Thu Lan, Nguyễn lập Dân, 2011, Đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán tỉnh Quảng Nam, Dự án P1-08- VIE, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

Tiếng Anh

19. Alley, W. M. (1984), “The Palmer Drought Severity Index: Limitations and

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và các đặc trưng vật lý cơ bản của laser module công suất cao ghép nối sợi quang vùng 670nm ứng dụng cho nghiên cứu trị liệu phục hồi vết thương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)