Tình hình hạn hán khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và các đặc trưng vật lý cơ bản của laser module công suất cao ghép nối sợi quang vùng 670nm ứng dụng cho nghiên cứu trị liệu phục hồi vết thương (Trang 33 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4. Giới thiệu khu vực nghiên cứu

1.4.6. Tình hình hạn hán khu vực nghiên cứu

Theo số liệu thống kê các đợt hạn ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình từ năm 1980 trở lại đây có các đợt hạn điển hình nhƣ sau:

+ Hạn vụ đông xuân các năm 1986, 1987, 1988, 1991, 1992, 2004, 2005; + Hạn vụ mùa trong các năm 1987, 1990, 2005, 2006.

Các năm kể trên diện tích bị hạn vụ sản xuất đông xuân từ 8.000 đến 12.000 ha và diện tích mất trắng từ 500 - 1000 ha. Có thể thấy rằng diện tích lúa bị hạn hai vụ đông xuân và hè thu chênh lệch không nhiều và xu thế diễn biến theo các năm cũng tƣơng đối đồng nhất, tuy nhiên năm 1986 và từ 1994 đến 1999 diện tích bị hạn vụ đông xuân lớn hơn đáng kể so với vụ mùa và cơ bản không còn tính chất tƣơng đồng. Hạn lớn xuất hiện ở cả hai vụ trong 7 năm liên tục từ 1982 đến 1988. Các năm có hạn vụ đông xuân trên diện rộng khác là 1994 và 1998, từ 2004 đến 2006.

Tỷ lệ diện tích hạn trên diện tích gieo cấy của cả hai vụ đông xuân và mùa đều lớn liên tục trong các năm từ 1981 đến 1989 (từ 15% - 32.2% đối với vụ đông xuân và từ 13.6% - 22.3% đối với vụ mùa). Trong các năm từ 1990 đến 1999, tỷ lệ này cũng khá lớn, hầu hết trên 10% đối với vụ đông xuân và 5% - 12% trong vụ mùa. Năm hạn điển hình trên toàn quốc là năm 1998, ở tỉnh Ninh Bình trong năm đó tỷ lệ diện tích hạn vụ đông xuân lên đến 14.2%.

Từ năm 2003 trở lại đây hạn hán đã liên tục xảy ra trên diện rộng ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Sự biến đổi của khí hậu và quá trình vận hành không hợp lý của các hồ chứa dẫn đến nguồn nƣớc các sông hạ lƣu luôn trong tình trạng thiếu nƣớc. Trong khi đó nhu cầu sử dụng nƣớc cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp của khu vực ĐBSH nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng vẫn không ngừng tăng lên khiến nguồn nƣớc ngày càng cạn kiệt. Năm 2003, do mực nƣớc xuống thấp gây hạn nặng và đã có khoảng 5.907 ha (12%) diện tích lúa Đông Xuân gieo cấy ở tỉnh Ninh Bình bị mất mùa.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Bình, năm 2004 hạn hán đƣợc đánh giá là khốc liệt nhất trong 40 năm trở về trƣớc, mặc dù đã đƣợc cảnh báo về vấn đề hạn hán và triển khai nhiều biện pháp khắc phục nhƣng diện tích hạn vụ đông xuân ở ĐBSH vẫn lên tới 233.400 ha, trong đó Ninh Bình bị hạn 10.941 ha (chiếm 26% diện tích gieo cấy). Năm 2005, lƣợng dòng chảy trên sông Hồng thiếu hụt so với mức trung bình trong nhiều năm từ 30 - 40% vào những tháng đầu mùa khô, dẫn tới toàn bộ hệ thống các sông suối trong ĐBSH cũng bị thiếu hụt trong đó có tỉnh Ninh Bình. Vào thời điểm tháng 2 năm 2006, mực nƣớc sông Hồng đo đƣợc tại Hà Nội đã tụt xuống còn 1,66m, mực nƣớc tại Gián Khẩu trên sông Hoàng Long tụt xuống rất thấp, thấp hơn nhiều so với mực nƣớc cần thiết để vận hành các trạm bơm tƣới (+2,5), kết quả là 9.923 ha lúa đông xuân bị hạn, 2.115 ha phải chuyển đổi sang cây trồng có nhu cầu nƣớc ít hơn. Năm 2009, tỉnh Ninh Bình ƣớc tính có khoảng 5000 ha đất sản xuất nông nghiệp thiếu nƣớc và gần 2 nghìn ha phải chuyển sang các giống cây trồng chịu hạn. Mùa khô năm 2010, các đơn vị chủ động lắp đặt nhiều trạm bơm nƣớc ven sông Đáy và sông Hoàng Long nhƣng không thể vận hành do nƣớc thấp dƣới mức cho phép, dẫn đến hàng nghìn ha đất canh tác thiếu nƣớc trầm trọng, giao thông thủy bị ngƣng trệ.

Theo số liệu quan trắc tại các trạm thủy văn trên các sông trong tỉnh Ninh Bình, nhận thấy mực nƣớc ngày càng bị suy kiệt, nhiều đoạn sông có hiện tƣợng bị đứt dòng trong mùa kiệt.

Bảng 1.1. Mực nƣớc thấp nhất ở hai sông chính đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình giai đoạn (2004 ÷ 2010)

Năm Sông Hoàng Long

Trạm Gián Khẩu (mét) Sông Đáy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và các đặc trưng vật lý cơ bản của laser module công suất cao ghép nối sợi quang vùng 670nm ứng dụng cho nghiên cứu trị liệu phục hồi vết thương (Trang 33 - 35)