Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.5. Những tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực của tỉnh Ninh
2004 -0,33 -0,40 2005 -0,40 -0,50 2006 -0,36 -0,20 2007 -0,47 -0,50 2008 -0,49 -0,45 2009 -0,37 -0,41 2010 -0,57 -0,60
Ghi chú: Mực nước so với cao trình mốc 0 lục địa (mực nước trung bình nhiều năm của Hòn Dáu)
Hạn hán đƣợc coi là một hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn nguy hiểm ảnh hƣởng lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội, sinh thái môi trƣờng…và đặc biệt là ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, các huyện trong tỉnh Ninh Bình liên tục phải đối mặt với hạn hán, thiếu nƣớc nghiệm trọng và tình trạng này sẽ càng ngày càng gia tăng trong những năm tới.
1.5. Những tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực của tỉnh Ninh Bình Ninh Bình
Theo kết quả của “Dự án Dự tính khí hậu tƣơng lai với độ phân giải cao cho Việt Nam” là kết quả hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ trong đó có tỉnh Ninh Bình:
+ Nhiệt độ tăng
+ Lƣợng mƣa năm ít biến đổi
+ Số đợt nắng nóng tăng nhẹ và kéo dài hơn
+ Hạn hán xuất hiện nhiều hơn
+ Số ngày nắng nóng tăng
1.5.1. Những tác động tiềm tàng của hạn hán đối với nông nghiệp và an ninh lương thực ninh lương thực
Hạn hán có tác động lớn đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, thiếu nƣớc cây trồng có nguy cơ kém phát triển, năng suất thấp,. Thiếu nƣớc ảnh hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Hạn hán gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nƣớc biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp.
1.5.2. Những tác động tiềm tàng của hạn hán đối với tài nguyên nước
Kết quả đánh giá cho toàn cầu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa học Việt Nam, tác động tiềm tàng của BĐKH đối với nƣớc ta là nghiêm trọng, trong đó tài nguyên nƣớc đƣợc đánh giá là sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng do tác động của hạn hán trong tƣơng lai. Tài nguyên nƣớc đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hƣởng đến nông nghiệp, cung cấp nƣớc ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện.
Chế độ mƣa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mƣa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nƣớc và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nƣớc. Trên các sông lớn nhƣ sông Hồng và sông Cửu Long, xu hƣớng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ.
1.5.3. Những tác động tiềm tàng của hạn hán đối với năng lượng
Hạn hán làm cho dòng chảy các sông lớn có công trình thủy điện cũng giảm mạnh, lƣợng nƣớc dùng cho các nhà máy phát điện bị thiếu hụt nghiêm trọng, sản lƣợng điện giảm, chi phí cho vận hành các nhà máy tăng lên đáng kể.
1.5.4. Những tác động tiềm tàng của hạn hán đối với giao thông thủy
Hạn hán làm suy giảm dòng chảy trên các sông suối gây ra cạn kiệt mực nƣớc trên các con sông, làm tê liệt các hoạt động giao thông thủy, các cửa sông lớn có nguy cơ bị tắc nghẽn dòng chảy lƣu thông khiến tầu bè không đi lại đƣợc,
gây tổn thất lớn về tài chính chi phí cho công tác nạo vét, khơi thông luồng lạch về mùa cạn.
1.5.5. Những tác động tiềm tàng của hạn hán đến các hoạt động du lịch
Đối với khu vực nghiên cứu Ninh Bình, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phần lớn các hoạt động du lịch tại tỉnh Ninh Bình là đi bằng thuyền trên các con suối dẫn vào các hang động, hạn hán trong tƣơng lai sẽ gây ra cạn kiệt dòng dẫn sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các hoạt động du lịch thế mạnh của tỉnh nếu không có những ứng phó kịp thời và hợp lý.
1.5.6. Những tác động tiềm tàng của hạn hán đến sức khỏe con người
Hạn hán, mƣa lớn và sạt lở đất v.v... gia tăng về cƣờng độ và tần số làm tăng số ngƣời bị thiệt mạng và ảnh hƣởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trƣờng, suy dinh dƣỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế – xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, ngƣời già, trẻ em và phụ nữ.
Với những tác động tiềm tàng của BĐKH sẽ làm cho mức độ hạn hán tại khu vực nghiên cứu ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến việc tác động nghiêm trọng đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất và đời sống ngƣời dân.
Hạn hán có tác động to lớn đến môi trƣờng, kinh tế, chính trị, xã hội và sức khỏe con ngƣời. Hạn hán làm giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lƣợng cây trồng, tăng chi phí sản suất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp, tăng giá thành và giá cả lƣơng thực, các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành,... Chính vì vậy, công tác nghiên cứu dự báo, cảnh báo hạn hán luôn luôn đƣợc quan tâm và đầu tƣ tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Dự báo, cảnh báo hạn hán giúp các cơ quan quản lý cũng nhƣ ngƣời sản xuất chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhằm tăng khả năng chống chịu của hệ thống trong điều kiện hạn hán, điều chỉnh hợp lý việc dùng nƣớc và tăng cƣờng tiết kiệm nƣớc.