Chƣơng 3 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
3.4. Mức độ và xu thế biến đổi mực nƣớc trên các sông trong tỉnh Ninh Bình
3.4.2. Xu thế biến đổi mực nước trung bình năm
Mực nƣớc trung bình năm thể hiện lƣợng dòng chảy trong năm, nó phản ánh mức độ duy trì dòng chảy trong một năm, tổng lƣợng dòng chảy trong năm đó. Sự biến đổi của mực nƣớc trung bình năm trong một thời kì nào đó nó chỉ ra mức độ thay đổi dòng chảy, nguồn cung cấp nƣớc, sự cung cấp lƣợng mƣa trên khu vực. Thông qua dòng chảy trung bình năm sẽ đánh giá đƣợc sự tác động của các yếu tố khí hậu đến khu vực đánh giá.
Hình 3.11. Xu thế biến đổi mực nƣớc trung bình năm của các trạm, tỉnh Ninh Bình (1980 - 2010)
Từ (Hình vẽ 3.11) ta thấy xu thế của biến đổi mực nƣớc trung bình năm có sự khác biệt so với biến đổi của mực nƣớc thấp nhất năm, đối với mực nƣớc thấp nhất năm thì trên sông Đáy xu thế tuyến tính giảm hơn so với sông Hoàng Long, ngƣợc lại đối với mực nƣớc bình quân trên sông Hoàng Long lại có xu thế giảm hơn so với sông Đáy. Hệ số góc của xu thế tuyến tính trên sông Hoàng Long (từ a = -0.497 ở Gián Khẩu đến a = -0.7613 tại Bến Đế), trên sông Đáy (a = -0.2343 tại Ninh Bình) mức độ giảm nhỏ hơn. Điều này chỉ rằng sự thiếu hụt dòng chảy trên sông Đáy diễn ra trong thời gian ngắn tập trung và gay gắt hơn, trên sông Hoàng Long là sự thiếu hụt có thời gian dài hơn nhƣng không cạn kiệt gay gắt mà diễn ra từ từ, chậm hơn. Qua đó, có thể kết luận rằng sự thiếu hụt nƣớc khu vực vùng núi của tỉnh diễn ra trong thời gian ngắn nhƣng gay gắt, khu vực đồng bằng hạn hạn có xu thế kéo dài hơn nhƣng không diễn ra gay gắt nhƣ vùng núi. Dòng chảy của các sông ở sâu trong lục địa chịu sự chi phối của các yếu tố khí hậu nhƣ lƣợng mƣa, nhiệt độ, bốc hơi …lƣợng dòng chảy từ thƣợng nguồn cung cấp. Đối với trạm vùng ven biển Nhƣ Tân xu thế mực nƣớc trung bình nhiều năm ngày càng tăng. Điều này phản ánh sự tác động rõ nét của mực nƣớc biển dâng làm cho mực nƣớc triều đƣợc nâng cao lên, đỉnh triều cao hơn và chân triều cũng nâng lên, do mực nƣớc chân, đỉnh triều dâng cao hơn nên mực nƣớc trung bình tại trạm ngày càng tăng lên, xâm nhập mặn ngày càng vào sâu trong đất liền gây hoang hóa đất đai, nhiễm mặn, chua phèn thu hẹp đất canh tác trồng lúa và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.