Chương 1 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN
1.6. Vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Bình
hội tỉnh Bình Thuận
Tuy chỉ gần 20 năm hình thành và phát triển nhưng du lịch Bình Thuận đã và đang từng bước khẳng định vị trí của ngành trong hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Du lịch đang thể hiện là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Bình Thuận.
Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch tăng bình quân hàng năm tăng từ 32 - 35%/năm5. Trong đó, tỷ lệ GDP của ngành du lịch chiếm trong GDP của tỉnh có xu thế chuyển biến tăng khá nhanh, đến nay GDP của ngành du lịch đóng góp rất lớn vào tổng doanh thu cho cả tỉnh và cũng là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợ khác phát triển mạnh mẽ.
Với mức tăng doanh thu du lịch như trên, có thể nói hoạt động ngành du lịch của tỉnh đã có những bứt phá trong những năm vừa qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, thúc đẩy và lơi kéo các ngành dịch vụ và các ngành nghề khác phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội và đời sống một bộ phận dân cư.
Sự phát triển của ngành du lịch góp phần mở rộng quan hệ kinh tế - đối ngoại của Bình Thuận với các địa phương trong nước và một số nước trên thế giới.
Ngoài sự đầu tư vào du lịch, trong những năm qua, Bình Thuận cịn thu hút nhiều dự án đầu tư khác từ nước ngoài như Thụy Sỹ, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Nhật, Canada… trên một số lĩnh vực như xây dựng, y tế, tài chính, cơng nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ.
Tiểu kết
Tài nguyên du lịch là nhân tố quyết định chủ yếu trong quá trình phát triển du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hai loại tài nguyên này có mối liên hệ chặt chẽ và tương tác lẫn nhau. Nếu tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ việc thư giãn, nghĩ dưỡng thì tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị về mặt nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách con người, làm phong phú thêm thế giới tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con người. Khai thác thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch và du lịch phát triển sẽ củng cố phát triển thêm các giá trị về mặt văn hóa. Nhờ mang tính văn hóa nên đã khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc đáo, nhân văn, được coi là nguồn tài nguyên đặc biệt hấp dẫn thu hút phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của du khách.
Ngày nay, khi đến với Bình Thuận bên cạnh việc thưởng thức nguồn tài nguyên thiên nhiên là biển thì các giá trị văn hóa của nguồn tài nguyên nhân văn lại thu hút nhiều du khách đến để tham quan nghiên cứu học tập hơn cả. Và đây cũng là một lợi thế cần được khai thác để phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng mạnh mẽ của con người.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN TỈNH BÌNH THUẬN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành du li ̣ch tỉnh Bình Thuâ ̣n
Bình Thuận vốn là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch . Nguồn tài nguyên du li ̣ch ở đây rất đa da ̣ng , không chỉ tâ ̣p trung ở tài nguyên du li ̣ch thiên nhiên với nhiều bãi biển đẹp , cảnh quan tự nhiên, thơ mộng, hoang sơ mà còn giàu có về nguồn tài nguyên du lịch nhân văn . Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên này chưa đươ ̣c đi ̣a phương quan tâm khai thác để phu ̣c vu ̣ du li ̣ch.
Khi hiê ̣n tượng nhâ ̣t thực toàn phần xuất hiê ̣n ta ̣i Viê ̣ t Nam vào ngày 24.10.1995 mà điểm chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này rõ nhất là Mũi Né (Phan Thiết) và núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc ) của tỉnh Bình Thuận . Hàng vạn người gồm những nhà khoa ho ̣c , những người yêu thích đi ̣a lý cùng du khách trong và ngoài nước đã tựu trung về hai địa điểm trên để thưởng thức.
Từ sau hiê ̣n tượng nhâ ̣t thực 1995, đi ̣a danh Bình Thuâ ̣n được nhắc đến nhiều hơn và hàng loa ̣t các điểm đến lý tưởng của Bình Thuâ ̣n như M ũi Né , Hòn Rơm, Mũi Kê gà , núi Tà Koú ,… bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam . Ngành du lịch Bình Thuận bắt đầu đâm chồi nẩy lộc , chính quyền địa phương ngày càng quan tâm và có những hoa ̣ch đi ̣nh chiến lược phát triển . Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch Bình Thuận đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau .
Từ năm 1995 đến năm 2000 là giai đoạn khởi sắc của ngành du lịch Bình Thuận. Tuy chỉ mới đi ̣nh hình về mô hình hoa ̣t đô ̣ng nhưng các cơ quan chức năng của địa phương đã không ngừng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khai thác tiềm năng du lịch tỉnh nhà.
Từ năm 2000 đến năm 2005, đây là giai đoạn ngành du lịch Bình Thuận chú ý hồn thiện về điều kiện hoạ t đô ̣ng. Bước đầu ngành đã đầu tư , nâng cấp cơ sở ha ̣ tầng phu ̣c vu ̣ du li ̣ch . Cơ sở lưu trú được xây dựng theo tiêu chuẩn để đón khách trong nước và nước ngoài . Tồn tỉnh có 110 cơ sở lưu trú với khoảng 3.431 phòng, trong đó 2/3 đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Lượng khách du lịch đến ngày càng
tăng từ 513.000 lượt (2000) đến 1.250.936 lượt (2005)6 theo đó doanh thu từ du lịch cũng tăng lên đáng kể, từ 178 tỷ đồng tăng lên 611.32 tỷ đồng.
Giai đoạn 2005 - 2010 là giai đoa ̣n ngành du li ̣ch đi ̣a phương chú ý xây dựng những chiến lược hoa ̣t đô ̣ng lâu dài.
Bắt đầu bằng Lễ hội du lịch Bình Thuận - Hội tụ Xanh năm 2005 - kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển du lịch tỉnh nhà - sự kiện lớn này đã tiếp sức, quảng bá tích cực hình ảnh điểm đến du lịch Bình Thuận . Từ sau lễ hơ ̣i, hàng loạt chương trình hành động cụ thể được ra đời.
Về hoạt động văn hóa , nhiều chương trình văn hóa nghê ̣ thuâ ̣t và thể thao mang sắc thái đi ̣a phương được đầu tư cả về chất lượng lẫ n hình thức nghệ thuật. Các chương trình ca nhạc dân tộc mang âm sắc địa phương được khuyến khích khai thác. Các hoạt động thể thao trên biển hoặc thể thao địa hình tổ chức vào các dịp lễ tết, thu hút đơng đảo vận động viên trong ngồi nước tham gia như chạy vượt đồi cát, leo núi, đua thuyền, lướt ván diều, lướt ván buồm,…
Lãnh đạo của địa phương cũng rất chú trọng đến việc khai thác, quảng bá và đưa hình ảnh văn hóa và con người Bình Thuận đến với du khách. Những nét văn hóa đặc sắc của địa phương được khai thác mạnh mẽ như đầu tư, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng Bảo tàng văn hóa Chăm,… Đặc biệt, viê ̣c chọn lọc 06 lễ hô ̣i trong hơn 150 lễ hô ̣i của đi ̣a phương để giới thiê ̣u đến du khách là mô ̣t chủ trương mới mẻ . Các lễ hội nà y biểu trưng cho văn hóa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc anh em ở Bình Thuận , vì thế đã rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã có bước tăng trưởng khá tồn diện. Trong giai đoạn này, tồn tỉnh có 137 cở sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 5.712 phịng. Trong đó, 82 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 3.843 phòng nếu so với giai đoạn từ năm 2000 – 2005 thì con số này tăng gấp nhiều lần cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh các cơ sở lưu trú, nhiều nhà hàng phục vụ các món ăn Âu, Á, đặc sản địa phương…ngày càng nhiều, đầy đủ tiện nghi, sang trọng. Sản phẩn du
lịch ngày càng đa dạng và có chất lượng với các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ Spa đạt tiêu chuẩn, dịch vụ vũ trường, các hoạt động thể thao trên biển như lướt ván buồm, lướt ván diều…phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách.
Về hoạt động nâng cấp và tăng cường cơ sở hạ tầng như : đường xá, điện, nước, thông tin liên lạc... cũng đã được Tỉnh quan tâm đầu tư tập trung ở các khu du lịch đã và đang quy hoạch. Các vấn đề an ninh, trật tự xã hội đặc biệt là vệ sinh môi trường trong hoạt động du lịch được coi trọng và quan tâm thực hiện.
Cũng từ Lễ hội du lịch Bình Thuận – Hội tụ xanh 2005, Bình Thuận trở
thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách . Trong thời điểm này, lượng du khách đến với mảnh đất đầy nắng và đầy gió ngày càng tăng từ 1.200.000 - 2.200.000 lượt (tỷ lệ tăng từ 13%-15%/ năm) tương ứng với lượt khách đến doanh thu từ du lịch cũng tăng từ 600 - 1.890 tỷ đồng (tỷ lệ tăng từ 32%-35%/ năm), trong đó, lượt khách quốc tế cũng đã tăng lên đáng kể từ 130.000 đến 220.000 lượt. Đây là một con số đáng mừng cho ngành du lịch Bình Thuận trong gần 10 năm chính thức bắt đầu hoạt động.
Từ sau năm 2010, du li ̣ch Bình Thuận càng cố gắng xây dựng thương hiệu và tạo sự bền vững trong ngành du lịch Việt Nam. Với nhiều thế ma ̣nh về nguồn tài nguyên du li ̣ch tự nhiên và nguồn tài nguyên du li ̣ch nhân văn , ngành du lịch Bình Thuâ ̣n đã ta ̣o được nhiều điểm nhấn.
“Thủ đô resort” là tên gọi khá quen thuộc của nhiều du khách. Đó là cách gọi thân thương mà chính những du khách đã đến đây trao tặng cho du lịch Bình Thuận.
Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng rất đáng kể, đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách trong những đợt cao điểm như hè, lễ tết, ngày nghỉ cuối tuần,… Năm 2012, tồn tỉnh có 210 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 8.583 phòng, so với cuối năm 2011 tăng 1.042 phịng, trong đó có 145 cơ sở lưu trú và 5.775 phòng được xếp hạng từ 1 - 5 sao.7
Đến thời điểm năm 2012, Bình Thuận đã có 411 dự án du lịch được chấp thuận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 54.719 tỷ đồng, trong đó có 150 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Bình Thuận khá cao và ổn định. Năm 2011, lượng khách đến tham quan nghỉ dưỡng là 2.800.000 lượt khách (năm 2000 là 513.000 lượt khách), tăng bình qn 16,7%/ năm, trong đó khách quốc tế 260.000 lượt khách (năm 2000 là 53.000 lượt khách), chiếm 9,3%. Năm 2012, số lượt du khách du lịch đạt khoảng 3.140.000 lượt khách, tăng 12% so với năm 2011, trong đó khách du lịch quốc tế (đến từ 80 quốc gia trên thế giới) đạt 340.000 lượt khách, tăng 13,3%. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 4.350 tỷ đồng, tăng 126,8% so với năm 2011. Thời gian lưu trú của khách ngày càng dài hơn, tỷ lệ du khách quay trở lại cao hơn.
Bên cạnh đó, ngành du lịch địa phương cũng rất quan tâm đến các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao. Nhiều sự kiện thể thao mang tính quốc tế được tổ chức như Lễ hội thuyền buồm quốc tế năm 2011 và Lễ hội Khinh khí cầu năm 2012 là những sự kiện lớn thu hút hàng vạn du khách.
Gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch Bình Thuận đã tạo được chỗ đứng trong làng du lịch Việt Nam. Nhằm để xây dựng thương hiệu, nâng cao hình ảnh điểm đến, Bình Thuận đã nỗ lực quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhau với nhiều hoạt động tuyên truyền, xúc tiến du lịch tại địa phương, triển khai nhiều hoạt động phong phú và ấn tượng. Với những nỗ lực đó, du lịch Bình Thuận đã đạt được những kết quả đáng kể, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã đón trên 1.755.000 lượt khách (đạt hơn 50% kế hoạch), doanh thu đạt gần 2.624 tỷ đồng trên 5.000 tỷ đồng chỉ tiêu cả năm.
Như vậy, với những nỗ lực của toàn thể các ban ngành, ngành du lịch Bình Thuận đã đưa những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam cũng như bức tranh văn hóa các dân tộc ở Bình Thuận đến với nhiều bạn bè trên thế giới. Sự lớn mạnh của ngành du lịch đã tạo động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Bình Thuận như hiện nay.
2.2. Nguồn tài nguyên để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và mức độ phong phú và độc đáo của nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó bao gồm cả nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Là một tỉnh ven biển cực Nam Trung bộ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ít bị ảnh hưởng mưa bão, với sô giờ nắng cao nên rất thuận lợi cho hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm với nhiều cảnh quan, thắng cảnh đẹp và độc đáo.
Nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên du lịch biển của Bình Thuận với nhiều bãi biển được đánh giá là đẹp, đặc sắc. Bờ biển tỉnh Bình Thuận có nhiều bãi tắm sạch đẹp, yên bình, cảnh sắc trữ tình, lãng mạn.
Tại trung tâm thành phố Phan Thiết, bãi biển Đồi Dương – Thương Chánh với những hàng dương được trồng dọc theo bãi biển thoáng đãng, tạo dáng vẻ xanh tươi, mát mẻ, sạch sẽ. Bãi biển Rạng (Hàm Tiến) bên cạnh hệ thống các resort nằm dọc theo có rất nhiều các bãi cát xen với các bãi đá với những rặng dừa bên bờ biển cát trắng mịn, nước biển và bầu trời trong xanh được đánh giá là đẹp và khá thuận lợi cho một số hoạt động như tắm biển, lặn biển kết hợp với thể thao trên biển như lướt ván buồm, lướt ván dù và một số hoạt động khác.
Địa danh Mũi Né – Hịn Rơm bây giờ khơng cịn xa lạ với các du khách thập phương, đây là một vùng đồi cát ven biển cùng với các bãi biển được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam với những rặng dừa và rừng phi lao cùng những bãi cát mịn màng với nhiều gam màu của đồi đất, cồn cát làm say mê hấp dẫn lòng người. Cảnh sắc ngoạn mục của Hòn Rơm cùng với những đồi cát ở Mũi Né được mệnh danh là “vùng tiểu sa mạc” nơi đã lưu dấu nhiều nhà nhiếp ảnh nghệ thuật về những bức ảnh của những đồi cát bay có một khơng hai ở Việt Nam.
Trên đường đi Mũi Né, Suối Tiên với cảnh sắc và môi trường nguyên sơ, trong lành là một trong những tài nguyên du lịch đặc sắc của Bình Thuận với những vách đất dựng đứng, những hang động, mỏm núi nhấp nhơ, hình thù đa dạng và
cảnh quan kỳ vĩ rất phù hợp cho những đối tượng khách muốn khám phá thiên nhiên cùng trải nghiệm những điều kỳ thú.
Nằm trong tuyến dã ngoại Hòn Rơm kéo dài, thắng cảnh Bàu Trắng (Hịa Thắng - Bắc Bình) cịn gọi là Bàu Sen là một hồ nước ngọt tự nhiên duy nhất nằm nằm giữa vùng đồi cát mênh mơng xen lẫn nhiều khóm cây rừng thấp. Vào mùa hè sen nở rộ càng tô điểm thêm cho vùng cát trắng những sắc màu thiên nhiên rực rỡ. Giữa vùng ven biển khô hạn đầy nắng gió, với nguồn nước mát quanh năm, Bàu Trắng làm dịu khơng khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông đây được coi là một thắng cảnh tuyệt vời hiếm có, vừa hùng vĩ vừa dịu dàng.
Quần thể du lịch bãi Cà Dược với bãi đá bảy sắc màu còn được gọi là bãi đá