Chương 1 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.2. Nguồn tài nguyên để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
2.2.2.3 Làng nghề truyền thống
Bên cạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nhiều làng tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương tạo nên một số nghề truyền thống dân gian, đáp ứng nhu cầu muôn mặt của cuộc sống mà cho đến nay theo đà phát triển của xã hội, có nghề đã thất truyền, có nghề cịn tiếp nối. Ở Bình Thuận hiện nay vẫn cịn tồn tại một số làng nghề truyền thống mang đậm sắc thái địa phương.
Trải qua quá khứ và biết bao biến động, thăng trầm của lịch sử, xã hội lồi người khơng ngừng phát triển đi lên trước những đột phá của khoa học công nghệ, giữa các cộng đồng dân tộc, các quốc gia lân cận ln có sự giao thoa và tiếp biến văn hóa để làm phong phú và đa dạng thêm nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc mình. Tuy nhiên, người Chăm vừa tiếp biến nhưng cũng là một dân tộc gần như còn bảo lưu nguyên thể nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dân gian truyền thống, trong đó có nghề làm gốm.
Làng nghề gớm của người Chăm Bình Đức thuộc xã Phan Hiệp – huyện Bắc
Bình – tỉnh Bình Thuận, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách trung tâm huyện lị huyện Bắc Bình khoảng 1km về phía Bắc.Làng nghề gốm thủ công truyền thống của người Chăm Bình Đức là một nghề được lưu truyền từ nhiều thế hệ trong lịch sử, đã có từ lâu đời và rất nổi tiếng, gắn chặt với cuộc sống, phong tục của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
bản bảo vệ khá nguyên vẹn kĩ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống từ xa xưa với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo đã biến từng hịn đất vơ tri vô giác thành những sản phẩm độc đáo để giúp ích cho đời. Đây cũng là một nét độc đáo hiếm thấy trong một xã hội hiện đại khi mà khoa học công nghệ đang liên tục phát triển. Kĩ thuật làm gốm theo phương pháp thủ công truyền thống, đặc biệt là không dùng bàn xoay vẫn tồn tại cho đến ngày nay là một hiện tượng đặc thù của người Chăm, đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Đây là một trong những làng nghề truyền thống ít ỏi cịn được bảo tồn ngun vẹn cần được lưu giữ và phát huy.
Cũng như làng nghề gốm truyền thống, làng nghề dệt của người Chăm tại
hai xã Phan Hòa và Phan Thanh (Bắc Bình) được duy trì từ xa xưa đến bây giờ. Trong một xã hội phát triển, khi hàng ngàn loại vải được sản xuất trên dây chuyền bởi những máy móc hiện đại, với những chất liệu khác nhau, cơng dụng khác nhau thì sự xuất hiện các sản phẩm dệt truyền thống cổ xưa lại được nhiều người đón nhận. Các sản phẩm dệt truyền thống của người Chăm cùng với bộ khung dệt thủ công đơn giản là những sản phẩm mang tính lịch sử và văn hóa đậm nét của người Chăm còn lưu truyền đến ngày nay. Nghiên cứu và tham quan làng nghề dệt của người Chăm là đã tiếp cận một phần văn hóa của họ, vì cả khung dệt và sản phẩm dệt truyền thống của người Chăm không chỉ đơn thuần là những sản phẩm vật chất bình thường, mà đó là những sản phẩm kết tinh các giá trị truyền thống, một phần của văn hóa nghệ thuật của người Chăm xưa.
Các sản phẩm dệt truyền thống của người Chăm chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, phục vụ cho tang ma, cưới hỏi, sinh hoạt trong phạm vi gia đình và dịng tộc. Tuy nhiên trong thời gian gần đây các sản phẩm này cũng đang hướng dần phục vụ nhu cầu và thị hiếu của du khách muốn tìm mua các sản phẩm từ nghề dệt thủ cơng truyền thống; ngồi ra làng nghề cịn cung ứng theo đơn đặt hàng của các cửa hàng bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các khu du lịch trong và ngồi tỉnh Bình Thuận.
Trên mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam bao giờ cũng có chén nước mắm. Đã có những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc….Nhưng ai đã một lần đến Bình Thuận, khơng thể không nhớ hương vị nồng nàn, thơm tho của nước mắm Phan Thiết. Sử dụng nguyên liệu là những con cá cơm nhỏ nhắn, tươi nguyên, những người làm nước mắm đã ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ở ngồi trời. Có lẽ nhờ nắng, gió của xứ sở này đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay.
Nghề sản xuất nước mắm ở Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh
cá. Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, Cơng sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.
Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mơ lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.