Xây dựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 84 - 128)

Chương 3 : TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DULI ̣CH

3.2.6. Xây dựng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch. Một khi đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, việc xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của ngành trong xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay là việc cần quan tâm hàng đầu. Trong sản phẩm du lịch, dịch vụ đóng vai trị quan trọng và là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm, phong cách nhiệt tình, chu đáo, văn minh, lịch sự để lại ấn tượng sâu đậm trong lịng du khách, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch tại mỗi địa phương.

Bồi dưỡng nhân lực du lịch Bình Thuận trước hết cần nâng cao hệ thống kiến thức về văn hóa du lịch bao gồm những nhận thức và am hiểu về nghề nghiệp cũng như cần nắm vững những kiến thức về lịch sử, về dân tộc và cả về văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng văn hóa các nước trong khu vực và thế giới.

Trong nhiều năm qua, Bình Thuận có rất nhiều hoạt động để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động bằng chính sách của nhà nước như thực hiện chương trình đào tạo nghề nơng thơn trong đó việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên trong các khách sạn, resort được chú tâm thực hiện, phần nào cũng đã giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương.

Trong các resort ở Bình Thuận hiện nay, nhiều loại hình ca múa - nhạc Chăm đã đưa vào phục vụ du khách nên trong việc xây dựng đội ngũ để phát triển nguồn lực trong du lịch cần lưu ý những nghệ nhân, nghệ sĩ của các loại hình văn nghệ dân gian, thủ công truyền thống, nghệ thuật dân tộc… tạo mọi điều kiện cần thiết để phát huy tài năng và sở trường của họ trong biểu diễn phục vụ du lịch và truyền thụ kiến thức cho các thế hệ tiếp theo nhằm để tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao.

Bình Thuận là một điểm hấp dẫn khách với số lượng ngày càng đông, để thỏa mãn nhu cầu tìn hiểu về những giá trị của nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn, cần có một đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề có đủ trình độ hiểu biết những giá trị lịch sử, nét văn hóa tìm ẩn trong từng di tích, lễ hội cùng

với vốn ngoại ngữ tốt là điều rất khó hiện nay. Trong thời gian vừa qua, nhằm để nâng cao đội ngũ hướng dẫn viên trong tồn tỉnh, hiệp hội Du lịch Bình Thuận phối hợp với trường Cao đẳng cộng đồng, trường Trung cấp nghề Bình Thuận mở các lớp đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cho nhiều đối tượng trong tỉnh để có đội ngũ hướng dẫn viên lành nghề hơn. Từ đó, giúp cho việc nhận thức các giá trị của tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch nhân văn nói riêng ngày một tốt hơn, ý thức bảo vệ gìn giữ các giá trị của loại tài nguyên này sẽ được nâng cao.

Vấn đề quan tâm trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hiện nay là việc đổi mới phương pháp đào tạo, khơng chỉ đào tạo về kỹ năng mà cịn đào tạo về đạo đức, lối sống và lý tưởng để có một nền tảng vững chắc, chủ động trong phục vụ khách hàng. Đối với dân cư địa phương, cần tuyên truyền, giáo dục để họ nhận thức về những tác động của du lịch, năng lực giao tiếp, ứng xử để tạo môi trường thân thiện với du khách. Một số lao động có trình độ tay nghề cao ở các vị trí như quản lý, điều hành cần thiết phải chọn để gửi đi đào tạo ở nước ngoài, tổ chức tại chỗ nhiều khóa bồi dưỡng ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp tân, hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch...

Tiểu kết

Với những thành quả đạt được của du lịch Bình Thuận trong thời gian qua, việc đẩy mạnh công tác đầu tư, khai thác thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh nhà đã góp phần nâng cao thương hiệu du lịch Bình Thuận như hiện nay. Tuy có khởi sắc nhưng du lịch Bình Thuận vẫn chưa phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn sẵn có, thiếu sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đặc trưng của tỉnh, các tài nguyên du lịch nhân văn chưa được khai thác đúng tiềm năng vốn có, đồng thời việc ý thức của du khách và của người dân địa phương chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến hiện trạng của các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật. Việc đặt ra các giải pháp về khai thác, bảo tồn, trùng tu các loại tài nguyên du lịch nhân văn giúp mọi người có cái nhìn tổng qt hơn về vị trí vai trị của loại tài nguyên quý giá này trong việc phát triển du lịch tỉnh nhà. Từ đó kêu gọi mọi người trong xã hội cùng nhau chung tay bảo vệ, giữ gìn tài nguyên trong việc gì giữ các giá trị truyền thống vốn có của di sản và hơn thế nữa là trong việc đưa tài nguyên này phục vụ và phát triển du lịch một cách tốt hơn.

KẾT LUẬN

Ngày nay, hơn lúc nào hết, sự tồn tại và phát triển của du lịch đang thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn cho tăng trưởng kinh tế - nhất là các nước đang phát triển, là một trong những biện pháp được quan tâm hàng đầu.

Được sự ưu đãi của lịch sử và thiên nhiên, Bình Thuận có nhiều lợi thế so sánh về du lịch và hoạt động du lịch đang trên đà tăng trưởng. Từ một tỉnh hầu như rất ít ai biết đến, khơng có cơ sở vật chất tạo dựng cho ngành du lịch nhưng sau hiện tượng nhật thực toàn vùng đất này được khám phá và hiện nay đã được cả nước và du khách nước ngoài biết đến qua nhiều bãi tắm sạch, đẹp và hoang sơ, nhiều đền, tháp cổ kính với các di sản văn hóa đặc sắc cùng với thương hiệu “Biển xanh – cát

trắng – nắng vàng” có sức hấp dẫn lớn như hiện nay.

Từ thực tế đó, tài nguyên du lịch nhân văn được nghiên cứu như là một định hướng quan trọng mang tính chiến lược để gìn giữ, khai thác, phát huy mọi giá trị văn hóa đồng thời như là một nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu của du lịch. Qua đó, tìm ra những yếu tố tạo nên sức thu hút du khách, khắc phục nguyên nhân làm suy giảm tính hấp dẫn của du lịch, bổ sung thêm nhiều sản phẩm và loại hình du lịch mang đậm sắc thái địa phương phát triển kinh tế - xã hội trước mắt mà còn cho cả những chiến lược phát triển lâu dài.

Để hạn chế lợi ích trước mắt nhằm đạt được nguồn lợi lâu dài từ hoạt động du lịch thì loại hình du lịch văn hóa cần được chú trọng quan tâm bởi đây là loại hình khai thác tối đa nguồn tài nguyên nhân văn riêng biệt nên cũng có thể xem đây là như là sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương. Đây cũng là mục tiêu ưu tiên trong chính sách phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn 2030.

Trên thực tế, du lịch văn hóa khơng chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa để đạt được những chỉ tiêu về số lượng du khách, doanh thu… mà còn cần phải đạt được những điều kiện lớn hơn về giá trị văn hóa tinh thần mà tài nguyên du lịch nhân văn mang đến cho du khách và cả người dân địa phương. Vì thế, khi phát triển loại hình du lịch này cần phải lưu ý đến việc bảo tồn nguồn tài

nguyên nhân văn trong mối quan hệ với mơi trường và lợi ích kinh tế, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tiếp theo. Điều này liên quan đến những giới hạn về sự được phép, không được phép, hoặc được phép từng phần đối với việc khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch.

Chính du lịch mang lại những điều hấp dẫn cho du khách thông qua giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn, qua sự tiếp xúc thân mật và cởi mở mà cộng đồng địa phương dành cho du khách. Những di sản văn hóa - lịch sử, những phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống cùng môi trường văn hóa và cách ứng xử của cộng đồng là một phần quan trọng của sản phẩm du lịch văn hóa và được nhìn nhận là tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị bên cạnh những tài nguyên khác.

Giữ gìn bản sắc dân tộc trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên du lịch nhân văn, tập trung bảo tồn, tôn tạo các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn, đồng thời còn phải chú ý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, chú trọng tri thức căn bản, hiện đại và kỹ năng tác nghiệp chuẩn mực, tinh tế. Đặc biệt, đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, ni dưỡng và phát triển các nghệ nhân, tài năng văn hóa dân tộc… là những gì mà du khách mong muốn có được trong thời kỳ hội nhập.

Bình Thuận đã và đang khơi phục lại một số nghề truyền thống, phục dựng lại lễ hội dân gian, tơn tạo các khu di tích lịch sử - văn hóa, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh đơ thị, tạo mơi trường văn hóa cho cộng đồng… Những động thái ấy đã tạo cho Bình Thuận trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để Bình Thuận trở thành một tỉnh có thế mạnh thực sự về du lịch thì việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đặc biệt là phát triển hơn nữa loại hình du lịch văn hóa thì cần phải được nghiên cứu và thực hiện một cách thận trọng, hợp lý.

Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu, luận văn “Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận” đã làm

Thứ nhất, luận văn đã khái quát hóa được những lý luận cơ bản về du lịch,

tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, quá trình phát triển ngành du lịch Bình Thuận và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong những năm qua.

Hai là, giới thiệu khái quát một số tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật mà

Bình Thuận đang khai thác phục vụ cho du lịch. Trong đó, luận văn đã tiến hành phân tích làm rõ thực trạng của việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên nhân văn vật thể và phi vật thể tại Bình Thuận trong gần 20 năm qua.

Ba là, góp phần định hướng khai thác nguồn tài nguyên nhân văn theo hướng

tạo dựng những sản phẩm “đặc sản” riêng biệt và đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển các tài nguyên nhân văn phục vụ cho du lịch theo hướng lâu dài.

Với hy vọng luận văn“Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát

triển du lịch tỉnh Bình Thuận” sẽ đóng góp một phần vào việc xây dựng cơ sở lý

luận để hoạch định chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh trong giai đoạn tới đạt hiệu quả cao nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng quê hương Bình Thuận ngày càng giàu, đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Kim Anh (2000), Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt

Nam, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, số 2, tr. 10 - 12.

2. Trần Thúy Anh và các tác giả (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại

học Quốc Gia, Hà Nội.

3. Trần Thúy Anh và các tác giả (2011), giáo trình “Du lịch văn hóa – những vấn đề

lý luận và nghiệp vụ”, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bình Thuận 20 năm xây dựng và phát triển, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận (1995), Bình Thuận.

5. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Bình Thuận, Cơng ty cổ phần sách – Dịch vụ Văn hóa Bình Thuận (2002), Bình Thuận

6. Chân dung thủ đơ resort, Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận,– Số liệu du lịch 2005 – 2008.

7. Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

và hội nhập, NXB Khoa Học Xã Hội.

8. Huỳnh Thị Mỹ Đức (2002), Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc trong hoạt động du lịch, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6, tr. 82 - 85.

9. Cao Đức Hải (2000), Suy nghĩ về việc phát triển lễ hội dân gian trở thành lễ hội văn hóa – du lịch địa phương,

10. Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 04, tr. 105 – 107.

11. Mai Khơi (2001), Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Trung, Nxb Thanh Niên Trẻ.

12. Đinh Trung Kiên (2001), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, NXB đại học Quốc

Gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Lân (2000), Từ điển tiếng Viê ̣t , NXB Tổng hơ ̣p , Thành phố Hồ Chí Minh

14. Ths. Trần Thị Thúy Lan và CN. Nguyễn Đình Quang (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội.

15. Hoàng Lương (2011), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam, NXB Thông

tin và truyền thông, Hà Nội.

16. Phạm Trung Lương (1997), Đánh giá tác động của môi trường trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Trung tâm KHTN & KHQG Hà nội.

17. Phạm Trung Lương chủ biên (2002), Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

18. Phạm Trung Lương và các tác giả (2002), Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Lý (2011), Di tích, danh thắng Bình Thuận, Sở văn hóa thơng

tin Bình Thuận.

20. Đổng Ngọc Minh và Vương Lơi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học,

Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

22. Hoàng Phê (2005): Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học , NXB Từ điển

Bách Khoa, Hà Nội.

23. Lưu Quốc Sĩ và các tác giả (1996), Văn hóa du lịch (tập đề cương bài giảng và

tư liệu nghiên cứu về văn hóa du lịch), Trường đại học Văn Hóa, Hà Nội.

24. Báo cáo kết quả tình hình hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sau

04 năm triển khai thực hiện kế hoạch 2597/ UBND – TH của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Văn hố - Thể thao và Du lịch – Phịng Nghiệp vụ Văn hóa (2009),

Bình Thuận.

25. Báo cáo tổng kết cơng tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2011, triển khai

nhiệm vụ năm 2012,

26. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận (tháng 2/2012), Bình Thuận.

27. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua ngành văn hoá, thể thao và du lịch năm

2008,Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (2009), Bình Thuận.

28. Giới thiệu dự án gọi vớn đầu tư nước ngồi, Sở kế hoạch đầu tư - UBND tỉnh

29. Hội nghị triển khai nhiệm vụ văn hoá, thể thao và du lịch năm 2009, Sở Văn

hoá - Thể thao và Du lịch (2009), Bình Thuận.

30. Kết quả quản lý và tổ chức các lễ hội văn hóa phục vụ phát triển du li ̣ch Bình Thuận trên đi ̣a bàn toàn tỉnh,

31. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch – Phịng Nghiệp vụ Văn hóa (2012),

32. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bình thuận từ năm 2001 đến năm 2010, Sở kế hoạch đầu tư - UBND tỉnh Bình Thuận(2002), Bình Thuận.

33. Tài liệu thuyết minh “Các di tích lịch sử văn hóa điểm du lịch ở Bình Thuận”,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 84 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)