Giải pháp xây dựng các chương trình, sự kiện văn hóa đặc thù

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 83 - 84)

Chương 3 : TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN DULI ̣CH

3.2.5. Giải pháp xây dựng các chương trình, sự kiện văn hóa đặc thù

Trong thời gian vừa qua, Bình Thuận đã tạo được tiếng vang rất lớn khi đăng cai tổ chức nhiều sự kiện trong đó có những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế như Festival thuyền buồm quốc tế năm 2010 và Lễ hội khinh khí cầu Quốc tế Việt Nam lần thứ I - Bình Thuận năm 2012. Trước đó, sự kiện Bình Thuận – Hội Tụ Xanh cũng đã được tổ chức để kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển du lịch cũng là một mốc son đáng ghi nhớ. Đây cũng là một nỗ lực hết sức lớn lao của tỉnh để quảng bá cho hình ảnh địa phương, tuy nhiên, số lượng sự kiện còn chưa nhiều và chưa đạt được chất lượng như mong muốn. Với những sự kiện lớn đã diễn ra, bằng sự nỗ lực hết sức của các cơ quan ban ngành và những nhà đầu tư, những nhà tổ

chức sự kiện cùng với những thành viên của đối tác tham gia đã mang đến cho Bình Thuận những hiệu quả rất lớn, tạo nên được tiếng vang đến với du khách gần xa.

Nhưng có lẽ vì kinh nghiệm tổ chức những sự kiện mang tầm quốc tế chưa cao nên việc tổ chức vẫn còn rất nhiều bất cập. Đa phần các sự kiện đều được bán vé để có kinh phí tổ chức nhưng sản phẩm dịch vụ đi kèm trong sự kiện lại quá nghèo nàn nên đã gây ra một cảm giác tiếc nuối cho du khách khi tham gia sự kiện vì số tiền họ bỏ ra nhưng lại không thỏa mãn nhu cầu của họ. Vậy nên nhà tổ chức cần lưu ý tạo ra sản phẩm bổ sung phong phú, hấp dẫn cùng với dịch vụ tốt nhất để có thể móc hầu bao của khách mà không cần phải bán vé để thu lại kinh phí đã bỏ ra.

Trong thời gian tới, du lịch Bình Thuận cần có kế hoạch xây dựng và tổ chức thêm nhiều sự kiện hơn nữa, có thể bằng sự kiện mới hoặc có thể nâng tầm những sự kiện đã có. Nếu Đà Nẵng có lễ hội bắn pháo hoa mang tầm quốc tế, Đà Lạt có Festival hoa đặc sắc thì Bình Thuận sẽ có lễ hội đua thuyền quốc tế, đây là một nét văn hóa truyền thống của địa phương mà đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngồi nước quan tâm thích thú.

Biển là thế mạnh của Bình Thuận hiện nay, có rất nhiều hoạt động trong loại hình du lịch thể thao biển nhưng lễ hội ẩm thực mang hương vị độc đáo biển Bình Thuận dường như rất ít được khai thác riêng mà chỉ lồng ghép trong những lễ hội, sự kiện lớn. Sự kiện này có thể tổ chức thường xuyên trong năm theo kiểu “mùa nào thức đó” khai thác chủ yếu các sản vật của Bình Thuận sẽ là một hoạt động rất hấp dẫn cần thiết cho du lịch tỉnh nhà.

Nội dung của sự kiện và chất lượng cũng như cách thức tổ chức cần thiết phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, du khách không thể chi trả cho những hoạt động không thõa mãn nhu cầu của họ. Nếu không biết cách khai thác thế mạnh mà chỉ thực hiện theo phong trào sẽ không những không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu đã dày công xây dựng bấy lâu nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)