(Đơn vị %)
Thống kê số liệu khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ gia đình có lao động trong nhóm tuổi 18 đến 60 tuổi đóng góp thu nhập chắnh (96,9%). Đối với lực lượng lao động thuộc nhóm ngoài độ tuổi lao động (từ 13 đến 18 và trên 60 tuổi) có
đóng góp thu nhập chắnh cho hộ gia đình, tỷ lệ là 18,7%, bằng 1/3 so với số lao động từ 18 đến 60 tuổi có đóng góp thu nhập chắnh cho hộ gia đình.
Ộ Thu nhập nhà chú chủ yếu là do hai vợ ch ng kiếm th i. on cũng còn nhỏ mà.Ợ Nam 43 tu i Đình ảng
Ộ Mình vẫn đang đi học nhưng do gia đình khó khăn nên mình vẫn làm thợ phụ ngoài giờ đi họcỢ Nam 17 tu i Đ ng Nguyên
Ộ t i và t i là kiếm thu nhập chắnh cho cả nhà. T i làm kinh doanh nên cũng khá n. t i trước đây làm trong quân đội nên lương hưu của cụ cũng góp đáng k thu nhập cho gia đình.Ợ Nam 27 tu i Đình ảng
Ngoài ra, tỷ lệ lao động trên 60 tuổi có đóng góp thu nhập chắnh cho gia đình ở phường Đồng Nguyên gấp 1,4 lần số lao động ở cùng độ tuổi này có đóng góp thu nhập chắnh cho gia đình tại phường Đình Bảng.
Bảng 2.3: Tƣơng quan số ngƣời đóng góp thu nhập chắnh cho hộ gia đình (Đơn vị %) Địa bàn
Số lao động đóng góp thu nhập chắnh trong mỗi hộ gia đình
1 người 2 người 3 người 4 người 5 người 6 người 7 người 8 người Đình Bảng 7,5 48,5 16,5 18 4,5 2,5 2 0,5 Đồng Nguyên 7 52 19,5 13 6,5 2 0 0 Như ở bảng 2.3, với tổng số mẫu khảo sát là 200 người trên mỗi địa bàn, đề tài thu nhận được số liệu thống kê như sau: Trung bình mỗi gia đình ở địa bàn khảo sát có 2 lao động đóng góp thu nhập chắnh, cụ thể ở phường Đình Bảng là 48,5% và ở phường Đồng Nguyên cao hơn một chút là 52% tổng số người trả lời phỏng vấn. Kế tiếp, số gia đình có từ 3 đến 4 lao động đóng góp thu nhập chắnh chiếm tỷ lệ tương đối lớn 34,5% ở phường Đình Bảng và 32,5% ở phường Đồng Nguyên. Tuy nhiên, số gia đình có 5 lao động trở lên đóng góp thu nhập chắnh cho gia đình chiếm tỷ lệ thấp (tỷ lệ ở phường Đình Bảng là 9,5% và ở phường Đồng Nguyên
8,5%) và tỷ lệ gia đình có 7 đến 8 lao động góp thu nhập chắnh cho gia đình chỉ xuất hiện ở phường Đình Bảng (2,5%).
Số liệu thống kê trên cho thấy, số người đóng góp thu nhập chắnh trong một hộ gia đình, chủ yếu là 2 đến 4 người, khá cân bằng ở hai địa bàn khảo sát. Điều này góp phần đánh giá thu nhập của mỗi hộ gia đình tương đối ổn định trong bối cảnh diễn ra nhiều sự chuyển biến về nghề nghiệp và môi trường sống.
Về nghề nghiệp góp thu nhập chắnh, tương đồng với số liệu về nghề nghiệp, người dân tại Đình Bảng có thu nhập chắnh từ nghề nông, trong khi đó, người dân tại Đồng Nguyên có thu nhập chắnh từ nghề tự do, một trong hai nghề phổ biến tại phường.
Biểu đồ 2.12: Tƣơng quan nghề nghiệp đóng góp thu nhập chắnh (Đơn vị %)
Số liệu Biểu 2.12 cho thấy, ba nghề có đóng góp thu nhập chắnh cho hộ gia đình trong địa bàn khảo sát là Kinh doanh/buôn bán (24,8%), nghề tự do (20,8%) và nghề nông (18,5%). Có thể thấy ở khu vực phường Đình Bảng, nghề nông (29%) và kinh doanh/buôn bán (29%) là nghề có đóng góp thu nhập chắnh cho hộ gia đình sinh sống trong khu vực. Tỷ lệ hộ gia đình có đóng góp thu nhập chắnh từ nghề kinh doanh/buôn bán ở phường Đình Bảng gấp rưỡi tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (20,5%). Tỷ lệ hộ gia đình có đóng góp thu nhập chắnh từ nghề nông ở phường Đình Bảng gấp 3,6 lần tỷ lệ này ở phường Đồng Nguyên (8%). Trong khi đó, nghề tự do lại được ghi nhận là nghề có đóng góp thu nhập chắnh cho hộ gia đình ở Đồng
Nguyên với tỷ lệ lựa chọn cao nhất là 27,5%, gần gấp đôi tỷ lệ này ở phường Đình Bảng là 14%. Sự khác biệt này có thể được giải thắch dựa trên sự chênh lệch về số lượng lao động theo các ngành nghề giữa hai phường Đình Bảng và Đồng Nguyên trong biểu đồ số 3.
- Về chi tiêu
So với mức thu nhập, mức chi tiêu khá trùng hợp. Mức thu nhập trung bình và mức chi tiêu trung bình tại hai địa bàn khảo sát chủ yếu từ 1,5 triệu/1 người/1 tháng. Điều này thể hiện mức độ ổn định trong thu nhập và chi tiêu, tuy nhiên, nếu có biến động thì mức chi tiêu này rất dễ bị ảnh hưởng.
Biểu đồ 2.13: Mức chi tiêu trung bình 1 ngƣời trong 1 tháng của hộ gia đình (Đơn vị%)
Số liệu thu thập được cho thấy phần lớn (70,3%) các hộ gia đình được khảo sát có mức chi tiêu trung bình một tháng của 1 người trong hộ là trên 1,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu trung bình một tháng của 1 người trong hộ từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng chỉ chiếm 27% mẫu khảo sát và tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu trung bình một tháng của 1 người trong hộ dưới 500 nghìn đồng hoàn toàn không đáng kể (2,7%). Xét về tương quan giữa hai địa bàn khảo sát, mức độ chi tiêu trung bình một tháng của 1 người trong hộ không có nhiều khác biệt.
Ộ ác loại tiền t sinh hoạt đến tiền ăn học của con thì c tắnh cũng chi trên dưới 1,5 triệu đ ng 1 người. Đó là chưa tắnh lúc m đau nếu có thì phải hơn đấy.Ợ Nữ 42 tu i Đình ảng
Ộ Giá cả cái gì chả đ t đỏ nên tiết kiệm l m mà c chú tắnh ra mỗi tháng tiêu hơn 1,5 triệu đ ng mỗi người. Tháng nào lỡ tay tiêu hoang thì tháng sau y như rằng c t giảm đủ thứ.Ợ Nữ 50 tu i Đ ng Nguyên
- Đánh giá tương quan thu nhập và chi tiêu.
Biểu đồ 2.14: Tƣơng quan đánh giá mức độ thu nhập và chi tiêu của ngƣời dân (Đơn vị %)
Theo đánh giá cá nhân của người được phỏng vấn trong mẫu khảo sát, 94,8% số người được phỏng vấn cho biết thu nhập gia đình họ từ mức vừa đủ với chi tiêu trở lên. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình có mức thu nhập chỉ vừa đủ chi tiêu là 62% và tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập không những đủ chi tiêu mà còn có khoản tiết kiệm là 32,8%. Tỷ lệ hộ gia đình có mức thu nhập không đủ chi tiêu và phải đi vay thêm không nhiều chỉ chiếm 5,2% mẫu khảo sát. Xét về tương quan hai địa bàn khảo sát, đánh giá về mức độ thu nhập trung bình 1 người 1 tháng không chênh lệch đáng kể.
Ộ Thu nhập nhiều mà chi tiêu hoang phắ thì bao nhiêu cho đủ. Nhà t i thu nhập kh ng nhiều nhưng ai cũng tiết kiệm nên vẫn cứ đủ chi tiêu th i.Ợ Nam 50 tu i Đ ng Nguyên
Ộ Thu nhập gia đình chú phụ thuộc vào mấy sào ruộng. Mấy năm trước địa phương thu h i đất n ng nghiệp nên diện tắch ruộng lại càng ắt hơn vì thế thu nhập cũng giảm đáng k . Đ tăng gia nên chú mở c a hàng bu n bán vật liệu nên phải đi vay ngân hàng r i trả lãi hàng tháng.Ợ Nam 56 tu i Đình ảng
2.2.2. Một số hình thức vốn tài chắnh khác ngoài thu nhập hàng tháng
Nguồn vốn tài chắnh không chỉ bao gồm thu nhập hàng tháng như lương, thưởngẦ mà còn có những khoản tài chắnh dư bắt nguồn từ việc đi vay hoặc tiền đền bù giải phóng mặt bằng như tại địa bàn khảo sát.
Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ số ngƣời có tiếp cận với các hình thức vốn tài chắnh (Đơn vị %)
Qua số liệu thống kê của địa bàn khảo sát, có đến 76% tổng số người trả lời phỏng vấn cho biết gia đình họ không tiếp cận với bất kì hình thức vốn tài chắnh nào. Số người có tiếp cận các hình thức vốn tài chắnh ngoài thu nhập hàng tháng là 24%, chỉ bằng khoảng 1/3 so với số người không tiếp cận hình thức vốn tài chắnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ số người có nguồn vốn và không nguồn vốn giữa hai địa bàn khảo sát khá cân bằng.
- Về loại hình ngu n v n tài chắnh được tiếp cận
Đặc biệt, trong tổng số người được phỏng vấn ở địa bàn khảo sát có 24% số người tiếp cận với nguồn vốn tài chắnh khác ngoài thu nhập hàng tháng. Trong khi đó, theo biểu 2.14, chỉ có 5,2% số người đánh giá mức thu nhập trung bình 1 người 1 tháng không đủ chi tiêu và phải vay thêm. Vậy, với tỷ lệ chênh lệch nàychứng tỏ rằng, trong số người dân đánh giá thu nhập đủ chi tiêu và trở lên vẫn tiếp cận với một số hình thức vốn tài chắnh.
Trong 24% (tương đương 96 người) người dân có tiếp cận các hình thức vốn tài chắnh có một số cá nhân tiếp cận nhiều hơn 1 hình thức vốn tài chắnh trở lên. Vì vậy, theo số liệu thống kê, có 102 phương chọn một số hình thức vốn tài chắnh được tiếp cận. Trong đó, số phương án chọn hình thức vốn tài chắnh tiếp cận ở Đình Bảng là 61 và ở Đồng Nguyên là 41.
Biều đồ 2.16: Các loại hình nguồn vốn tài chắnh đƣợc ngƣời dân tiếp cận (Đơn vị %)
Về cơ bản, ngoài thu nhập hàng tháng, đa số người dân có hình thức vốn tài chắnh là khoản tiền đền bù từ việc giải phóng mặt bằng (39,6%). Bên cạnh đó, 34,3% số người trả lời phỏng vấn cho biết họ có vay vốn Ngân hàng, quỹ xã hội (34,3%) hoặc số ắt hơn, 24,1% người trả lời phỏng vấn huy động vốn từ gia đình và bạn bè. Tỷ lệ không đáng kể người dân tiếp cận với hình thức vốn tài chắnh của các quỹ tắn dụng tư nhân (2%)
ỘỞ đây bị thu h i đất t năm 2004 các khu c ng nghiệp cũng được thành lập t 2006 2007 gì đó trước kia nhà c được đền bù là 18 triệu/sào đấy là đợt đầu đợt sau thì được b i thường thêm là 25 triệu/sào.Ợ Nữ 47 tu i Đ ng Nguyên
Ộ T i vay v n ở ngân hàng đ làm ăn. Ngân hàng chắnh sách rất tạo điều kiện cho người dân vay v n. Trước kia là hội N ng dân hội Phụ nữ ựu chiến binh đều là ngân hàng chắnh sách nhưng giờ là tập trung vào một m i hiện nay ngân hàng
chắnh sách th ng qua các hội đấy đ người dân được vay có người đứng lên vay và đảm bảo thì nó tiện hơn.Ợ (Nam 43 tu i Đình ảng
2.2.3.Định hướng sử dụng vốn tài chắnh
Đối với nguồn sinh kế bền vững, hoạt động lập kế hoạch tài chắnh góp phần ổn định nguồn tài chắnh của hộ gia đình và giúp cho người dân ứng phó kịp thời với những biến động trong đời sống. Số liệu thống kê cho thấy người dân có lập kế hoạch tài chắnh nhưng không lập kế hoạch lâu dài hơn.
Biểu đồ 2.17: Kế hoạch sử dụng tài chắnh của ngƣời dân
(Đơn vị %)
Với mức thu nhập và chi tiêu và những khoản tài chắnh ngoài thu nhập như đã thống kê ở trên, người dân tại địa bàn khảo sát đã có những kế hoạch tài chắnh như thế nào? Vấn đề này được làm rõ hơn ở biểu 2.17. Về cơ bản, tỷ lệ người dân có lập kế hoạch tài chắnh chiếm 58% (tương đương 232 người), cao hơn 4% so với tỷ lệ người dân không lập kế hoạch tài chắnh (48% tương đương 168 người). Lập kế hoạch tài chắnh chủ yếu dành cho đầu tư học hành cho con (79,2%) và lo ma chay, lễ tết (96%). Kế hoạch đầu tư trang thiết bị và không gian sống bên cạnh việc lập khoản tiết khoản cũng khá được quan tâm, tỷ lệ thứ tự chiếm 59,3% và 58%.
Đa số người dân lập kế hoạch tài chắnh trong 3 năm tới mà ắt chú trọng đến việc lập kế hoạch tài chắnh sau 3 năm. Tỷ lệ số người lập kế hoạch tài chắnh trong 3 tới ở cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ số người lập kế hoạch sau 3 năm ở hầu hết các khoản chi tiêu, nhưng tập trung chủ yếu vào việc đầu tư học hành cho con (z=11,5 CI 99%) và lo ma chay, lễ tết (z=18,3 CI 99%)
Ộ Việc quan trọng nhất là lo học hành cho con cái nên c chú dành khoản riêng cho con. Mình có th thiếu một chút nhưng kh ng th đ ảnh hưởng đến con.Ợ Nam 49 tu i Đ ng Nguyên
Ộ Như cháu thấy xung quanh vùng có nhiều đền chùa nên lễ tết hội hè nhiều và to l m. Gia đình nào cũng tham gia thì chả nhẽ gia đình mình v ng mặt à! Nên là khoản tiền dành cho lễ tết cũng phải tắnh toán kĩ càng l m.Ợ Nữ 45 tu i Đình ảng
2.3. Thực trạng nguồn vốn xã hội
Nguồn vốn xã hội là các mối quan hệ xã hội mà con người tạo ra và duy trì để góp phần hỗ trợ họ trong cuộc sống. Nguồn vốn xã hội được phát triển thông qua các mạng lưới xã hội, sự hợp tác giữa các thành viên nhóm, hội; các mối quan hệ được thực hiện dựa trên niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vấn đề nguồn vốn xã hội trên những khắa cạnh như: Hình thức hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, họ hàng và các nhóm tổ chức xã hội đối với người dân trong địa bàn khảo sát; Mức độ tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương
2.3.1. Hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, họ hàng
Nhìn chung, hầu hết người dân thường tự xoay xở và ắt nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hay họ hàng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người dân chủ động trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng khiến các khu dân cư dần tách biệt, cũng như, người dân đi lao động nay đây mai đó xa nhà cũng làm cho mức độ gần gũi giữa các thành viên gia đình và họ hàng hạn chế hơn.
Biểu đồ 2.18: Các hình thức hỗ trợ trong gia đình, họ hàng (Đơn vị %)
72% tổng số người được phỏng vẫn cho biết họ thường tự xoay xở và ắt nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hay họ hàng. 28% số người trả lời phỏng vấn nhận được sự hỗ trợ của gia đình, họ hàng chủ yếu bằng tiền (20,8%) và bằng nhân lực (14,2%). Hình thức giúp đỡ bằng đất đai, nhà xưởng và trang thiết bị gần như không có.
Ộ òn mỗi mình gia đình t i ở lại quê cha đất t . Họ hàng mỗi người một nơi. Thời bu i làm ăn mà. Thi thoảng có dịp mới gặp nhau chứ chủ yếu là thăm hỏi qua điện thoại th i chứ giúp đỡ thì đợi đến bao giờ!Ợ Nam 55 tu i Đình ảng).
Ộ Nói chung bây giờ người dân ở đây cũng có nhiều người t nơi khác đến nên cũng phức tạp. T i giữ m i quan hệ làng xóm vui vẻ th i. uộc s ng gia đình mình thì mình tự lo.Ợ Nam 34 tu i Đ ng Nguyên
Dựa trên tương quan hai phường khảo sát, tỷ lệ người dân không nhận được hỗ trợ nào từ các thành viên trong gia đình, bạn bè tại phường Đình Bảng cao hơn 11% so với phường Đồng Nguyên. Thể hiện rõ nét khitỷ lệ người dân được gia đình, bạn bè trợ giúp về tiền và nhân lực tại phường Đồng Nguyên thấp hơn đáng kể so với phường Đình Bảng ( tỷ lệ thấp hơn thứ tự là 9,5% và 8,5%)
2.3.2. Hỗ trợ t các t chức xã hội
Nhìn chung, người dân tại địa bàn khảo sát tham gia các tổ chức xã hội rất đông đảo. Có 80,7% số người trả lời phỏng vấn có tham gia các tố chức xã hội địa
phương. Tỷ lệ này gấp 4 lần so với tỷ lệ số người không tham gia tổ chức xã hội nào.
Bảng 2.4: Tỷ lệ ngƣời dân tham gia các tổ chức xã hội
Đơn vị Tổng số mẫu Đình Bảng Đồng Nguyên Có tham gia Người 323 172 151
% 80,7 86 75,4
Không tham gia Người 77 41 36
% 19,3 14 24,6
ỘHầu như mọi người đều tham gia hết người nào phù hợp với nhóm nào thì tham gia nhóm đấy vắ dụ như n ng dân thì tham gia vào hội N ng dân ai là phụ nữ thì