(Đơn vị %)
Về các thiết bị, phương tiện gia đình, hầu hết các hộ gia đình đều trang bị tiện nghi khá đầy đủ. Các thiết bị phổ biến như tủ lạnh, tivi, quạt điện, bếp ga hoặc điện, điện thoại di động và bình nóng lạnh. Thiết bị như điều hòa và điện thoại cố định ắt người sử dụng một phần có thể tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện của gia đình. Với loại bếp than và bếp củi, có khá nhiều hộ gia đình sử dụng (thứ tự chiếm 40,8% và 21,8%) bởi ưu điểm rẻ thế nhưng lại có tác hại không tốt cho môi trường sống. Ngoài ra, phương tiện đi lại chủ yếu của các hộ gia đình là xe máy và xe đạp, chỉ có một số ắt gia đình (14,2%) sử dụng ô tô.
Ộ Những đ sang trọng thì mình kh ng đủ khả năng chứ những đ gia dụng thiết yếu thì kh ng th thiếu được.Ợ Nữ 40 tu i Đình ảng
Ộ Xe hơi nhà lầu thì ắt nhưng xe máy với mấy đ điện t vắ dụ: ti vi tủ lạnh Ầ tất nhiên kh ng gia đình nào kh ng th có đượcỢ Nam 47 tu i Đ ng Nguyên)
2.5.2. Về cơ sở sản xuất và c ng cụ sản xuất
Về loại hình cơ sở sản xuất ở địa bàn khảo sát, hình thức ruông vườn là hình thức sản xuất phổ biến nhất ở địa bàn khảo sát, điều này dễ hiểu vì tỷ lệ làm nghề nông ở địa bàn kháo sát rất cao (Theo biểu đồ 2.4: Tỉ lệ người dân làm nghề nông là 27,7%). Kế đến, tỷ lệ người dân sử dụng cửa hàng là mô hình sản xuất chiếm 19,3%, chỉ bằng khoảng Ử tỷ lệ mô hình sán xuất là ruộng vườn. Các loại mô hình sản xuất còn lại như trang trại, kho/xưởng và không có cơ sở sản xuất chiếm tỷ lệ không nhiều.
Biểu đồ 2.31: Một số loại hình cơ sở sản xuất của ngƣời dân
(Đơn vị %)
Bên cạnh đó, đề tài xin đưa ra một số phỏng vấn sâu nhằm bổ trợ thêm nội dung cho vấn đề vừa nêu trên.
Ộ Đất nông nghiệp bị thu h i, tuy vậy, vẫn còn kha khá nên t i cũng như mấy nhà xung quanh đây vẫn làm ruộng vườn. Một s nhà ở gần mặt đường thì toàn buôn bán kinh doanh th iỢ Nam 60 tu i Đ ng Nguyên)
Ộ Ở đây làm ruộng vẫn là nghề chắnh, ruộng đất chưa bị thu h i, chưa có dự án nào thu h i đất đai nên bà con vẫn còn ruộng đ cấy lúa.T thời xưa ở đây vẫn làm ruộng nhiều chứ kh ng như các làng bên cạnh.Ợ Nam 43 tu i Đình ảng)
Về tương quan hai phường Đình Bảng và Đồng Nguyên, tỷ lệ mô hình ruộng vườn ở phường Đình Bảng cao hơn 10,8% tỷ lệ này tại phường Đồng Nguyên (z=1,8 CI 90%), bởi vì số lao động làm nghề nông tại phường Đình Bảng nhiều hơn so với phường Đồng Nguyên (Theo biểu đồ 2.4).
Để có thể biết với những mô hình sản xuất trên, những công cụ nào đang được người dân sử dụng để phục vụ công việc sản xuất của họ. Biểu đồ 2.32 sẽ thống kê cơ bản những công cụ sản xuất mà người dân sử dụng tại địa bàn khảo sát.
Biểu đồ 2.32: Một số công cụ sản xuất đƣợc ngƣời dân sử dụng
(Đơn vị %)
Mô hình sản xuất chủ yếu là ruộng vườn và cửa hàng thì công cụ sản xuất được sử dụng nhiều nhất là công cụ thô sơ (61,2%) và máy móc (48,9%). Chỉ có một số ắt 3,4% số hộ gia đình vẫn sử dụng sức kéo của gia súc.Khi được hỏi vì sao người dân không đi vay thêm vốn đề mua dụng cụ trang thiết bị hiện đại hơn thì kết quả phỏng vấn nhận được một số nội dung như sau:
Ộ Tiền đâu mà đầu tư trang thiết bị máy móc hả cháu. Ngân hàng thì đâu phải ai họ cũng cho vay. Ợ Nam 57 tu i Đ ng Nguyên)
Ộ Làm ruộng thì nhà t i cũng dùng máy gặt, máy xay. Toàn những loại cần cả. Nhưng sau khi thu h i đất nông nghiệp, diện tắch ruộng của gia đình giảm hẳn. Mấy
nhà bên cạnh cũng gi ng nhà t i. Nên máy móc bán cho th n dùng chung cho đỡ t n kém.Ợ (Nam, 39 tu i Đình ảng)
Ngoài ra, công cụ thô sơ được sử dụng ở phường Đình Bảng nhiều hơn 12,5% so với số người sử dụng công cụ thô sơ ở phường Đồng Nguyên (z= 1,9 CI 90%).
Bên cạnh đó, đề tài cũng tìm hiểu về mức đầu tư cho việc sản xuất của người dân tại địa bàn khảo sát. Với 3 mức độ đầu tư: Dưới 10 triệu VND; Từ 10 đến 30 triệu VND, Trên 30 triệu VND, đề tài có thể bước đầu cho thấy khả năng đầu tư sản xuất của người dân.
Biểu đồ 2.33: Mức vốn đầu tƣ sản xuất của ngƣời dân
( Đơn vị%)
Theo như biểu đồ 2.33, mức đầu tư sản xuất vừa phải, dưới 10 triệu VND phổ biến nhất, chiếm 52,3%. Tỷ lệ này gấp 1,5 lần so với mức đầu tư sản xuất từ 10 đến 30 triệu VND và gấp 3,5 lần so với mức đầu tư sản xuất trên 30 triệu VND. Đề tài xin trắch một số phỏng vấn sâu với người dân ở địa bàn khảo sát để làm cụ thể vấn đề này.
ỘKhu này kh ng biết có còn bị thu h i đất làm gì nữa kh ng nên làm ăn bu n bán qua ngày. Đầu tư làm ăn cũng vì thế mà cầm ch ng!Ợ Nam 52 tu i Đ ng Nguyên ỘNhà chú làm bánh và nấu rượu gia truyền t đời ng cha. Hàng bán ở đây cũng bình thường th i chủ yếu chú bán bu n cho các vùng khác nữa. Vì vậy đầu tư sản xuất cũng kh ng dưới 30 triệu đâu.Ợ Nam 45 tu i Đình ảng
Đặc biệt, giữa hai địa bàn khảo sát, số người trả lời mức đầu tư sản xuất của họ trên 30 triệu tại phường Đình Bảng nhiều hơn 10,6% so với phường Đồng Nguyên (z=2,2 CI 95%).
2.6. Nhận xét chung về nguồn sinh kế tại phƣờng Đồng Nguyên và Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh:
Về nguồn vốn con người, trình độ học vấn của người dân tại địa bàn khảo sát phổ biến từ Phổ thông trung học trở lên, tuy vậy, trình độ học vấn trên Cao đăng/Đại học không nhiều. Đây là một trong số những nguyên nhân khiến hạn chế trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, ngoài số lượng lớn lao động vẫn theo nghề nông, một bộ phận không nhỏ lao động chuyển đổi ồ ạt làm dịch vụ buôn bán nhỏ, lẻ hoặc nghề tự do nhưng chưa có nhận thức rõ ràng khi chuyển dịch ngành nghề nên hiệu quả lao động chưa cao mà còn có thể phát sinh những vấn đề phức tạp về trong an ninh trật tự xã hội, môi trường tại địa phương và trong chắnh nội bộ từng hộ gia đình. Ngoài ra, việc thay đổi nghề nghiệp diễn ra ở mức độ không quá phổ biến, chủ yếu là do thu nhập bấp bênh, công việc thiếu ổn định và chế độ ưu đãi chưa hợp lý. Đặc biệt, chế độ ưu đãi là vẫn đề khiến người lao động chưa hài lòng ở cả việc làm trước đây và hiện tại.
Đối với việc định hướng học tập và nghề nghiệp cho con cái, khá nhiều phụ huynh muốn con cái có trình độ cao từ Cao đẳng/Đại học trở lên và sau này được làm cán bộ/viên chức. Đây là những định hướng khá hợp lý khi đại đa số người dân địa bàn khảo sát làm nghề nông và trình độ học vấn Trung học phổ thông. Một điều dễ hiểu rằng với trình độ học vấn trên Cao đẳng/Đại học thì khả năng tìm công việc có lương bổng và có điều kiện tốt hơn, cũng như, công việc là cán bộ/viên chức luôn có tắnh ổn định và có vị trắ trong xã hội. Bên cạnh đó, phần lớn bậc phụ huynh có xu hướng để con cái tự do lựa chọn cấp học và nghề nghiệp theo ý muốn. Chắnh vì vậy, chỉ có một bộ phận nhỏ phụ huynh tham gia trực tiếp trao đổi kiến thức và thông tin giáo dục với các con. Để tham gia trực tiếp trao đổi kiến thực học tập cùng con có thể còn nhiều hạn chế đối với các bận phụ huynh, tuy nhiên, tạo điều kiện để
con tự do lựa chọn cấp học và nghề nghiệp tương lai mà thiếu đi định hướng từ cha mẹ cũng không thể là giải pháp đảm bảo cho tương lai của các em.
Về nguồn vốn tài chắnh, mức độ chi tiêu trung bình một tháng của một người trong hộ thấp do đó các hộ gia đình có mức thu nhập vừa đủ với chi tiêu chiếm tỷ lệ cao trên địa bàn khảo sát. Tuy nhiên khi đời sống người dân ngày một nâng cao, nguồn thu nhập không có nhiều biến động thì tình trạng thu nhập không đáp ứng đủ cho chi tiêu sẽ trở nên phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Mặt khác, việc định hướng sử dụng vốn tài chắnh của người dân mới chỉ dừng lại trong ngắn hạn mà ắt chú trọng đến dài hạn chắnh là thiếu hụt lớn trọng quá trình phát triển kinh tế của địa bàn khảo sát. Do ảnh hưởng của lối sống truyền thống cũ, thêm vào đó nguồn thu nhập mỗi gia đình đủ sống nên động lực đầu tư, đổi mới trên địa bàn rất thấp, tình trạng vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh chưa phổ biến.
Về nguồn vốn xã hội, người dân tại địa phương có tinh thần tắch cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như những hoạt động đoàn thể tại địa phương. Điều này chứng minh một phần sự nỗ lực tuyên truyền và động viên người dân từ phắa các cấp quản lý. Mặc dù, các hoạt động xã hội được thực hiện rất đa dạng, tuy nhiên, tắnh thiết thực còn nhiều hạn chế trong hỗ trợ những nhu cầu trọng tâm của người dân, như: tìm việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, nâng cao các kiến thức lao động sản xuất và trang thiết bị sản xuất. Vì vậy, bản thân người dân tự thân chuyển đổi nghề nghiệp nên ắt có tắnh ổn định và kéo theo những vấn đề về sinh kế liên quan.
Về nguồn vốn tự nhiên, đất sản xuất và đất nông nghiệp của hộ gia đình bị thu hẹp có khả năng tỷ lệ thất nghiệp tăng gián tiếp, khiến cho tình hình an ninh trật tự xuất hiện nhiều bất ổn. Tiếp đến là vấn đề chất lượng nước và chất lượng môi trường ở địa phương. Về chất lượng nước, phần lớn người dân được sư dụng nước máy và nước giếng khoan nhưng chất lượng nước là không tương xứng. Nhiều người dân đánh giá rằng nước không thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Về chất lượng môi trường sống cũng như môi trường sản xuất đang là vấn đề đáng
quan tâm và đáng báo động đối với hầu hết các địa phương do tiến trình phát triển đô thị và việc mở rộng các khu công nghiệp. Các chất thải khu công nghiệp và các khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân sinh không được xử lý triệt để và xả thẳng ra môi trường không khắ và sông hồ. Đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến nguồn nước không sạch và không đảm bảo để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể nói, chắnh quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này khiến tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Về nguồn vốn vật chất, tuy địa phương là một trong số những vùng nằm trong diện quy hoạch đô thị lớn và diện tắch đất đai sẽ còn có nhiều biến động nhưng ruộng vườn vẫn là nơi sản xuất chiếm ưu thế, đa phần công cụ sử dụng còn khá thô sơ. Mặt khác, cũng bởi địa bàn nằm trong khu vực quy hoạch nên tỷ lệ đầu tư cho cơ sở sản xuất còn thấp, đầu tư nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất chưa cao.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG VEN ĐÔ
3.1. Các yếu tố cơ bản tác động tới nguồn sinh kế vùng ven đô
Qua khảo sát thực tế tại hai phường Đình Bảng, Đồng Nguyên và thống kê từ các nguồn tài liệu cho thấy, vùng ven đô này có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của Thành phố Hà Nội và các đô thị lân cận. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến cho các đô thị ngày càng mở rộng từ đó các vùng ven đô đạt được những điều kiện thuận lợi riêng trong quá trình phát triển so với các vùng nông thôn khác. 2 phường Đình Bảng, Đồng Nguyên cùng các vùng ven đô khác đã, đang chịu sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ của xu hướng Công nghiệp hóa, đô thị hóa và chắnh sách điều tiết kinh tế- xã hội của Nhà nước, chắnh sách của địa phương. Những tác động này đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn sinh kế của người dân vùng ven đô.
3.1.1.Yếu tố đô thị hóa-Công nghiệp hóa
Đô thị hóa là quá trình tất yếu của các vùng ven đô thị. Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và hệ thống kinh tế vùng nông thôn ngoại thành; thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đường xá thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; phát triển nhanh mạng lưới điện, cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho hoạt động sản xuất và cải thiện dân sinh,Ầ
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Phường Đình Bảng và Phường Đồng Nguyên cũng như các vùng vên đô thị khác tại Việt Nam diễn ra khá nhanh. Những mặt tắch cực của quá trình đô thị hóa đối với nguồn sinh kế tại Phường Đình Bảng và Phường Đồng Nguyên như: Trình độ học vấn đã được nâng lên (từ Phổ thông trung học trở lên chiếm 58,5%); cơ cấu nghề nghiệp có sự dịch chuyển theo xu hướng nông nghiệp giảm dần các nghề nghiệp có thu nhập cao hơn nông nghiệp tăng dần (Nghề kinh doanh/buôn bán chiếm 24,8% gần tương đương với tỉ lệ người dân làm nông nghiệp 34,5%); thuận lợi hơn trong việc khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư; điều kiện đáp ứng nhu cầu cuộc sống được cải thiện (điện, nước, nhà ở,Ầ).
Bên cạnh những mặt tắch cực, đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đền bất cập cần giải quyết như:
-Về nguồn vốn con người: Vấn đề về việc làm cho người dân bị thu hẹp hoặc mất đất sản xuất, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh sinh kế., Theo biểu đồ 2.25: 35% người dân được điều tra bị thu hẹp đất sản xuất để phục vụ cho nhu cầu quy hoạch công trình hành chắnh và công cộng của Nhà nước và địa phương, kéo theo một số vấn đề như thiếu việc làm, thu nhập bấp bênhẦ gây nên tâm lý thiếu ổn định và không tập trung lao động sản xuất cho người dân.
ỘỞ đây thất nghiệp nhiều l m. Mọi khi người ta đi làm nhiều nhưng thời bu i khó khăn lại mất hết ruộng đất các bà cứ ở nhà chơi ròng ròng này thất nghiệp trầm trọng ruộng thì ắt c ng ăn việc làm thì kh ng có. Khi thu h i ruộng đất thì c ng ty nọ c ng ty kia hứa sẽ ưu tiên cho con em gia đình mất đất nhưng sau đó lại kh ng có gì ưu tiên gì hết. Như c ng ty sữa V này bảo ưu tiên con em vào làm nhưng có ưu tiên đâu nhưng đ vào được thì y như những người ngoài khi người ta được tuy n vào vẫn tuy n dụng bình thường kh ng có gì khác cả.Ợ Nữ 47 tu i Đ ng Nguyên
ỘThất nghiệp thì kh ng nhiều chủ yếu là người dân có ruộng đất bị thu h i đ giải phóng mặt bằng hay xây dựng các khu c ng nghiệp các dự án của Nhà nước. ây giờ bu n bán kh ng bu n bán ruộng đất thì mất kh ng biết xoay xở với khoản tiền đền bù ra sao cho nên quanh ra quanh vào lại sinh ra thất nghiệp các tệ nạn xã hội.Ợ Nam 39 tu i Đình ảng
ỘThất nghiệp và thiếu việc làm nhiều vùng này có th gọi là đang tái nghèo bị thất nghiệp nhiều. Thất nghiệp chủ yếu là do kh ng có c ng ăn việc làm trước nghề thợ xây còn phát tri n dân nhiều tiền họ xây nhà c a rất mạnh xây nhiều thì