CHƢƠNG 3 : Kết quả nghiên cứu
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự nhận thức BĐG
Khác biệt giới không phải là bẩm sinh, di truyền mà là cái mà mỗi người học được từ thời thơ bé và trong suốt cả cuộc đời. Trẻ có thể học được những thái độ và hành vi ứng xử theo giới từ cha mẹ và người thân, từ bạn bè, trong trường học hay từ các sản phẩm văn hoá dân gian. Một người cũng có thể hình thành thái độ và cách ứng xử của bản thân cho phù hợp với các chuẩn mực, quy tắc xã hội, phong tục tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng…
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông (báo, đài, vô tuyến…) có thể cũng đang góp phần duy trì những bất BĐG trong thực tế cuộc sống. Để đánh giá nhận thức của khách thể về những yếu
tố ảnh hưởng tới nhận thức về BĐG, chúng tôi đã yêu cầu người tham gia đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố được đưa ra đến nhận thức về BĐG trong gia đình của phụ nữ nơng thơn. Với 8 yếu tố ảnh hưởng được đánh giá, khách thể có thể chọn từ “ảnh hưởng nhiều” tới “rất không ảnh hưởng”, có thể chọn “khó trả lời” trong trường hợp khơng biết, cũng có thể chọn viết ra yếu tố ảnh hưởng ngoài những yếu tố được liệt kê. Kết quả chúng tơi trình bày trong bảng sau:
Bảng 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐG trong gia đình
Các yếu tố Ảnh hƣởng nhiều (%) Ảnh hƣởng đôi chút (%) Không ảnh hƣởng (%) Rất không ảnh hƣởng (%) Không biết (%) ĐTB XH 1. Cha mẹ và người thân 44.0 47.0 6.0 0 3.0 4.29 1 2. Thể chế xã hội 24.0 38.0 13.0 0 25.0 3.36 5 3. Phong tục tập quán 32.0 45.0 13.0 0 10.0 3.89 2
4. Báo, đài, vô tuyến 38.0 23.0 20.0 6.0 13.0 3.67 4
5. Trường học 12.0 14.0 58.0 9.0 7.0 3.15 6
6. Bạn bè 16.0 34.0 33.0 20.0 15.0 3.70 3
7. Tôn giáo 12.0 17.0 41.0 9.0 21.0 2.90 8
8. Văn học dân gian 7.0 31.0 32.0 8.0 22.0 2.93 7
Như kết quả chỉ ra trong bảng thì trường học, bạn bè, tơn giáo, văn học dân gian là những yếu tố có trên 50% khách thể cho rằng không ảnh hưởng tới nhận thức của phụ nữ về BĐG trong gia đình. Đây là những cách hiểu sai về các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức giới.
Trường học tuy chưa có chương trình dạy riêng về giới song những kiến thức phổ thơng, quan hệ bình đẳng giữa bạn bè là học sinh nam và học sinh nữ sẽ cho khách thể những vốn kiến thức nền tảng để nhận thức về các
khái niệm hoặc vấn đề mới hơn như vấn đề giới.
Thứ hai, văn học dân gian có thể nói có ảnh hưởng rất nặng nề đến nhận thức giới của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân nông thôn sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Tây - vùng quê rất giàu truyền thống văn hóa và được gọi là đất văn vật. Những bài ca dao, dân ca, vè, câu đố… mà ngay từ nhỏ người dân nơi đây được tiếp thu là ngọn nguồn cho những hiểu biết và những bài học ứng xử trong các quan hệ giới trong gia đình. Ví dụ như người ta bơi bác, coi thường người đàn ông trong các câu ca dao sau:
“Đàn ông rửa bát quét nhà, vợ gọi bẩm Bà, con đây!…”, “Làm trai cho đáng nên trai, khom lưng cúi sức gánh hai hạt vừng…” hay kỳ vọng người đàn ông phải: “Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai
cũng từng...”
Kết quả cuối cùng là, trong số các yếu tố được cho là có ảnh hưởng
đến nhận thức về BĐG của người phụ nữ nông thôn, các khách thể tập trung ý kiến cao nhất cho rằng yếu tố cha mẹ, người thân (4.29 điểm, XH 1) có ảnh hưởng nhất tới nhận thức giới của họ. Tiếp đến là các yếu tố như “phong tục tập quán” (3.89 điểm, XH 2) và yếu tố bạn bè (3.70 điểm, XH 3).
Mặt khác, một số yếu tố có khá đơng người phân vân khơng biết có ảnh hưởng tới nhận thức về BĐG của phụ nữ hay khơng, đó là các yếu tố: thể chế xã hội (25%), văn học dân gian (22%), tôn giáo (21%). Cho thấy trong tập huấn thì cần phân tích kỹ và rõ hơn ảnh hưởng của những yếu tố này tới nhận thức về BĐG nói chung và BĐG trong gia đình nói riêng. Thực tế, thể chế xã hội có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nhận thức về giới, bởi thể chế xã hội là những quy định đã được luật hố ở cấp vĩ mơ, tuy nhiên, rất nhiều khách thể (25%) phân vân khơng xác định được nó có ảnh hưởng nhiều tới nhận thức của họ không. Điều này khiến chúng tôi đặt câu hỏi, liệu Luật Bình đẳng giới vừa đi vào cuộc sống sẽ có hiệu lực và ảnh hưởng nhiều đối với người phụ nữ nông thôn?