Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 57 - 58)

Chƣơng 2 : Tổ chức nghiên cứu

2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Hà Tây là tỉnh có hai phía giáp với hai phía Đơng và Tây của Thủ đơ Hà Nội. Đời sống kinh tế có nhiều ảnh hưởng tích cực từ trung tâm kinh tế văn hoá của cả nước. Tổng diện tích tự nhiên của Hà Tây là 2.191.600ha, với số dân là 2.525,2 nghìn người (trong đó dân số thành thị là 278 nghìn, dân số nơng thơn là 2.247,2 nghìn người, số phụ nữ nơng thơn tồn tỉnh là: 1.123.500 người). Số chị em tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ trên tồn tỉnh là 420 nghìn. GDP đạt 6 triệu đồng/người/năm.

Về kinh tế, bên cạnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thế mạnh và đặc trưng kinh tế văn hoá của Hà Tây là sự hiện diện và phát triển của 1.150 làng nghề, trong đó có 219 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 40 – 41%; Nông-lâm-thuỷ sản: 28 – 29%; Dịch vụ-Du lịch chiếm 31%.

Về văn hoá, Hà Tây nổi tiếng cả nước là địa phương giữ gìn được nhiều nét văn hố truyền thống. Sự gìn giữ và phát triển không ngừng các ngành nghề truyền thống của tỉnh cũng nói lên điều đó. Hà Tây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Hương, chùa Thầy, Ao Vua, Suối Hai… Đây là thế mạnh để tỉnh phát triển du lịch.

Đan Phượng nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Tây, sản xuất nơng nghiệp là chính. Tồn huyện có 16 xã, khơng có thị trấn. Dân số là 140.000 người. Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 5 triệu đồng/người/năm. Tổng số chị em trong độ tuổi từ 18 – 55 là 31.376 người, trong đó số chị em làm nông nghiệp thuần túy vào khoảng 21.000 người.

Mỹ Đức là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh, kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó kinh tế làng nghề và doanh nghiệp phát triển mạnh ở một vài xã có nghề và khai thác du lịch chùa Hương. Huyện có 22 xã và 1

thị trấn. Tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là 95.911 người, trong đó lao động nữ là 46.137 người, đặc biệt lao động nữ làm nông nghiệp là 35.199 người (chiếm 60%).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận thức cuả phụ nữ nông thôn Hà Tây về bình đẳng giới trong gia đình hiện nay (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)