Chƣơng 2 : Tổ chức nghiên cứu
2.2. Mẫu nghiên cứu
Để xác định quy mô của khách thể nghiên cứu, việc chọn mẫu được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn dung lượng mẫu:
Điều kiện: Nếu mẫu điều tra có độ tin cậy phải đạt tới 95,4%, phạm vi sai số không vượt quá ∆ = 0,014 và độ lệch chuẩn trong điều tra là = 0,16. Mẫu cần điều tra được tính theo cơng thức:
n = Đánh cơng thức tốn vào đây
Hàm (t) = 2 = 2 9973 , 0 = 0,4986
Tra bảng tích phân Lapplace, ta có t = 2.
Với tổng thể mẫu N = 2.525.200 (dân số Hà Tây, trong đó, số phụ nữ tồn tỉnh Hà Tây là 1.262.600), xác định mẫu điều tra thích hợp n.
n =
Như vậy, dung lượng mẫu phụ nữ nông thôn cần điều tra đủ điều kiện đảm bảo khách quan phải có số lượng từ ..... phụ nữ trở lên.
- Bước 2: Chọn 2 huyện Mỹ Đức và Đan Phượng là hai huyện đặc trưng cho tỉnh Hà Tây về cả dân số, diện tích tự nhiên và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là chủ yếu.
- Bước 3: Liên hệ với Hội phụ nữ các cấp từ tỉnh xuống huyện rồi đến xã, thôn thuộc hai huyện trên để lập danh sách ngẫu nhiên 350 phụ nữ làm nông nghiệp thuần túy, đã xây dựng gia đình trên địa bàn.
Sau khi lập danh sách trên, chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên ở địa bàn đã được xác định để thu thập ý kiến của người phụ nữ với vấn đề
mà mình nghiên cứu. Việc điều tra được tiến hành với sự cộng tác của cán bộ phụ nữ ở các thôn xã của hai huyện.
Chúng tôi đã phát 350 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về được 300 phiếu hợp lệ (loại bỏ 50 phiếu do trả lời không đúng yêu cầu hoặc không thu hồi lại được phiếu).
2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Theo kết quả từ các phiếu điều tra mà chúng tôi thu được, khách thể nghiên cứu có các đặc trưng sau:
Các đặc trưng khác SL % Độ tuổi 18 – tuổi 50 16.6 26 -35 tuổi 169 56.4 35 – 45 tuổi 70 23.3 > 45 tuổi 11 3.7
Địa bàn Đan Phượng 143 47.6
Mỹ Đức 157 52.4 Trình độ văn hóa Cấp I 67 23.3 Cấp II 121 40.3 Cấp III 104 34.6 TC, CĐ, ĐH 8 1.8
2.2.2. Phân tích mẫu nghiên cứu
- Khơng có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) khi chạy tương quan với các biến: địa bàn nghiên cứu, độ tuổi, trình độ văn hố.
- Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) được tìm thấy giữa biến số về các đối tượng đã được tập huấn về giới và các đối tượng đã biết nhưng chưa được tập huấn về giới.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
dụng là điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu bên cạnh các phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát và phương pháp thống kê toán học.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đọc và phân tích các tài liệu:
+ Các tài liệu nghiên cứu về phụ nữ học.
+ Các tài liệu nghiên cứu về giới, BĐG và nâng cao vị thế phụ nữ. + Các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình. + Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ
2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi để tìm hiểu các mức độ nhận thức của phụ nữ ở địa phương Hà Tây về BĐG trong gia đình: lao động trong gia đình, quyền ra các quyết định, giao tiếp gia đình, chăm sóc gia đình, đối nội đối ngoại…
+ Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của họ về vấn đề này.
+ Tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của họ để nâng cao nhận thức BĐG trong gia đình.
Cụ thể:
Các câu A, B, F, P: Tìm hiểu nhận thức của người phụ nữ nông thôn Hà Tây về khái niệm BĐG trong gia đình (tên gọi, nội dung, mục đích…)
Các câu C, H: Tìm hiểu nhận thức về đối tượng chịu bất BĐG trong gia đình
Các I: Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực trong gia đình
Các câu K, L, O (10 - 16): Tìm hiểu nhận thức về ứng xử, giao tiếp trong gia đình
Các câu M, O (1 - 5): Tìm hiểu nhận thức của khách thể về việc phân cơng lao động trong gia đình
Các câu N, O (22- 28): Tìm hiểu nhận thức của khách thể về việc ra các quyết định trong gia đình
Câu O (6 - 9; 17 - 21): Tìm hiểu nhận thức của khách thể về tái sinh sản (chăm sóc, giáo dục con cái…)
Câu E, Q, R: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và các giải pháp nâng cao nhận thức về BĐG cho người phụ nữ.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Tập trung phỏng vấn sâu ở 10 cán bộ hội phụ nữ (cấp tỉnh, huyện, xã) để nắm được tình hình chung về BĐG ở địa bàn nghiên cứu, các chương trình, nội dung mà các cấp Hội đã tuyên truyền tới chị em hội viên.
+ Phỏng vấn 15 chị em phụ nữ ở hai địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quan hệ giới ở gia đình của họ; nhận thức về BĐG trong gia đình của các phụ nữ này. Nhằm xác minh và làm rõ hơn những thông tin đã thu thập được từ phiếu điều tra và một số vấn đề liên quan khác.
2.3.4. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát chị em phụ nữ qua giao tiếp ứng xử, lao động, nghỉ ngơi giải trí xem họ thể hiện vai trị, vị trí của họ trong gia đình như thế nào.
2.3.5. Phương pháp thống kê tốn học
Chúng tơi sử dụng chương trình phần mềm SPSS để xử lý phân tích số liệu điều tra.
- Để biểu đạt kết quả đo lường, chúng tơi trình bày trên các biểu đồ nhằm tạo cái nhìn trực quan kết quả nghiên cứu.