7. Kết cấu luận văn
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý trung tâm đô thị Nam Định trƣớc
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý trung tâm đô thị Nam Định trƣớc năm 1884 năm 1884
3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý trung tâm đô thị Nam Định từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII đến thế kỷ XVIII
Cho đến trước khi nhà Trần nâng cấp hương Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường và cho xây dựng hành cung Tức Mặc – Thiên Trường một cách quy mô thì khu vực trung tâm đô thị Nam Định hiện nay chưa có một bộ máy quản lý riêng biệt. Đây vẫn là các hương, xã do chính quyền cơ sở ở địa phương quản lý. Trước thời Trần khu vực Tức Mặc có tên là xã Khang Kiện.
Dưới thời Trần Hương Tức Mặc được đổi thành phủ Thiên Trường. Đồng thời, triều đình cho xây dựng hành cung Thiên Trường trên cơ sở nâng cấp và mở rộng hành cung Tức Mặc với hệ thống công trình kiến trúc nguy nga và có hệ thống nhằm phục vụ cho vua tôi và quý tộc nhà Trần về đây nghỉ ngơi.
Hành cung Thiên Trường nhanh chóng trở thành thủ phủ của phủ Thiên Trường, tồn tại độc lập trong lộ Thiên Trường (1 trong 12 lộ thời Trần) và là nơi có mối liên hệ mật thiết với kinh đô Thăng Long. Về mặt quy mô, phủ Thiên Trường nhỏ hơn lộ Thiên Trường nhưng về cấp độ hành chính, phủ Thiên Trường có vị trí đặc biệt quan trọng, là một đơn vị hành chính đặc biệt, chỉ đứng sau kinh thành Thăng Long.
Nhà Trần đã thành lập ở đây một bộ máy quản lý độc lập đứng đầu bộ là chức an phủ sứ. Bên cạnh còn có thông phán và thủ phân. Bên dưới có hệ thống chức dịch phục vụ tại hai cung. Cầu nối trung gian giữa an phủ sứ với hệ thống chức dịch có chức quan lưu thủ. An phủ sứ phủ Thiên Trường còn
có nhiệm vụ kiêm quản cả phủ Long Hưng, đất dấy nghiệp của họ Trần. Đến năm 1344, chức quan đứng đầu phủ Thiên Trường được đổi thành thái phủ và thiếu phủ [15; 45].
Qua khảo cứu các tư liệu cho thấy, đội ngũ quan lại làm việc ở phủ Thiên Trường hầu hết làm việc trong trạng thái kiêm nhiệm, kể cả an phủ sứ. Họ vừa giữ một chức vụ nào đó tại chính quyền trung ương đồng thời là người tham gia quản lý, phục vụ tại phủ Thiên Trường. Vì vậy, công việc của đội ngũ quan lại này mang tính cơ động cao. Điều này, cho thấy mối liên hệ mật thiết về mặt hành chính giữa phủ Thiên Trường với kinh thành Thăng Long.
Để trở thành người đứng đầu bộ máy quản lý phủ Thiên Trường, ứng viên phải là người đã từng giữ chức an phủ sứ ở các lộ, có tư cách đạo đức tốt và đặc biệt phải vượt qua được các kỳ thi sát hạch. Những người từng đứng đầu phủ Thiên Trường mới có đủ tư cách để trở thành ứng viên tham gia tuyển chọn làm an phủ sứ kinh thành Thăng Long [1; 38]. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có những trường hợp ngoại lệ, việc cắt cử người đứng đầu phủ Thiên Trường do Thượng Hoàng chỉ định tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Qua đó có thể thấy, việc lựa chọn, cất nhắc, thăng giáng chức quan đứng đầu phủ Thiên Trường là do Thượng Hoàng định đoạt.
Hành cung Thiên Trường ra đời và thiết lập bộ máy quản lý độc lập đã cho thấy những bước phát triển quan trọng trong nhận thức của chính quyền trung ương với vùng đất này. Nếu như dưới thời Lý, các hành cung là nơi các vua về nghỉ ngơi, tế lễ nhằm biểu thị sức mạnh của triều đình với các vùng đất còn tiềm ẩn nguy cơ cát cứ thì hành cung Thiên Trường dưới thời Trần lại có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, là nơi nắm giữ quyền lực thật sự của vương triều.
Trong giai đoạn thế kỷ XV- Thế kỷ XVIII, Vị Hoàng nổi lên như một trung tâm kinh tế sầm uất trên vùng đất Nam Định. Vốn được hình thành từ thời Trần với sự ra đời của sông Vị Hoàng và doanh trấn Vị Hoàng để bảo vệ hành cung Thiên Trường. Mặc dù vậy, trong thời gian này, việc quản lý hành chính khu vực Vị Hoàng do chính quyền cấp cơ sở quản lý mà không hình thành một bộ máy chính quyền độc lập như thời kỳ trước. Năm 1741, khi chúa Trịnh Doanh chia tách Sơn Nam thành Sơn Nam Hạ lộ và Sơn Nam Thượng lộ thì Vị Hoàng trở thành trị sở của Sơn Nam Hạ lộ.
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý trung tâm đô thị Nam Định dưới triều Nguyễn (1802 - 1884) Nguyễn (1802 - 1884)
Đầu triều Nguyễn, triều đình cho thiết lập Bắc Thành và Gia Định Thành là 2 đơn vị hành chính quản lý Bắc Kỳ và Nam Kỳ đứng đầu là một viên tổng trấn, có một phó tổng trấn phụ tá. Khi đó Sơn Nam Hạ là một trong 5 nội trấn của Bắc Thành đứng đầu trấn thủ, có hiệp trấn và tham hiệp hỗ trợ. Trấn thủ trấn Sơn Nam Hạ lúc này là Nguyễn Đình Đắc.
Đến thời Minh Mệnh (1832) nhà nước tiến hành cải cách hành chính trên quy mô lớn chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ. Khi đó, Nam Định là một tỉnh lớn. Đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh sau cải cách của Minh Mệnh được xác định như sau:
Thường thì cứ hai tỉnh đặt dưới quyền một viên tổng đốc. Đây vừa là người đại diện cao nhất của chính quyền ở địa phương và vừa mang tư cách như một thành viên của triều đình cử về cai trị địa phương. Quan tổng đốc có trách nhiệm quản lý chuyên trách một tỉnh và kiêm nhiệm việc quản lý một tỉnh. Tổng đốc đóng tại tỉnh nào thì kiêm luôn chức tuần phủ của tỉnh đó.
Tuy nhiên, đối với các liên tỉnh ít quan trọng thì không đặt tổng đốc mà chỉ đặt tuần phủ. Tuần phủ đóng ở tỉnh quan trọng hơn và kiêm luôn chức bố chánh của tỉnh đó, tỉnh còn lại do bố chánh giữ chức tuần phủ quản lý công
việc [48; 405]. Bên cạnh đó còn có các chức án sát, bố chánh, lãnh binh tại các địa phương để trông coi việc hình án, thu thuế và quân sự…
Lúc này, Nam Định và Hưng Yên hợp thành một liên tỉnh dưới sự quản lý của Tổng đốc Định – Yên là Binh bộ Thượng thư Hoàng Kim Xán và Tuần phủ Hưng Yên là Binh bộ Thị Lang Nguyễn Đức Nhuận [48;410- 414]. Về cơ bản, dưới triều Nguyễn, khu vực trung tâm đô thị Vị Hoàng vẫn nằm trên địa bàn các làng và chịu sự quản lý của chính quyền cấp cơ sở đứng đầu là lý trưởng.
Tuy nhiên, trong những hoạt động cụ thể của đô thị này, chính quyền địa phương cũng có những đơn vị đảm trách riêng. Khi các thuyền công vụ của triều đình từ kinh đô Huế ra, cập bến Vị Hoàng thì chính quyền sở tại có nhiệm vụ ghi chép tỉ mỉ các thông tin về ngày giờ cập bến, xuất phát và đặc điểm cụ thể để gửi về kinh báo cáo. Tại bến Vị Hoàng, chính quyền sở tại còn cho đặt trạm gác để kiểm soát các thuyền buôn nước ngoài, thu thuế trước khi tiến sau vào nội địa [15; 136].
Như vậy có thể thấy trước khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị, ở khu vực trung tâm đô thị của thành phố Nam Định đã tồn tại những thiết chế quản lý đô thị nhất định. Tuy nhiên, bộ máy quản lý khu vực trung tâm đô thị còn khá mờ nhạt và thường nằm chung với bộ máy quản lý hành chính ở địa phương. Đặc biệt, bộ máy chính quyền cấp cơ sở vẫn là mô hình quản lý làng xã.