Những bất cập trong sự phát triển của thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 65 - 66)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Sự ra đời thành phố Nam Định năm 1921

2.3.2. Những bất cập trong sự phát triển của thành phố Nam Định

Đến năm 1921, thành phố Nam Định đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế và trở thành một khu vực dân cư đông đúc. Nhưng cũng chính lúc này, thành phố Nam Định đang đối mặt với những bất cập lớn trong quản lý và phát triển đô thị.

Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp thuộc địa đã kéo theo sự ra đời của nhiều nhà máy sản xuất trên địa bàn thành phố Nam Định. Điều này đã khiến cho quỹ đất sử dụng cho việc phát triển hạ tầng đô thị và các công trình công cộng bị đe dọa nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố còn rất nhiều các ao vũng khiến cho các con phố không thể chạy tập trung về trung tâm được mà phải chạy dài và chật hẹp khiến cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội như nước sạch, chiếu sáng gặp rất nhiều khó khăn. Các cơ quan công sở của địa phương đóng trên địa bàn thành phố thi nhau chiếm dụng đất để xây dựng trụ sở. Điều này đòi hỏi cần phải có phương án để quy hoạch lại ranh giới thành phố để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực tế [51; 27].

Thứ hai, mặc dù được đánh giá ngang với Hà Nội và Hải Phòng trên một số lĩnh vực thuế quan [6; 53] nhưng trong khi Hà Nội và Hải Phòng đã trở thành các thành phố lớn ở Bắc Kỳ với ngân sách riêng thì thành phố Nam Định vẫn phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách của tỉnh Nam Định. Điều này đã khiến cho việc đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương như: cảng, đường xá, địa điểm công cộng, chợ…gặp rất nhiều khó khăn, cản trở tình hình phát triển của thành phố.

Bất cập lớn nhất của thành phố Nam Định trong thời điểm đó là thiếu một bộ máy cai trị chuyên trách thực sự dành nhiều tâm sức cho công cuộc phát triển thành phố. Các khu vực ở nội đô thành phố Nam Định đã được chia thành các khu, đứng đầu mỗi khu là trưởng khu. Tuy nhiên ở cấp quản lý vĩ mô, công sứ tỉnh vẫn là người chỉ đạo hoạt động của thành phố thông qua tri huyện Mỹ Lộc. Trung gian giữa chính quyền tỉnh với các trưởng khu là chức phòng thành, là người truyền đạt mệnh lệnh từ cảnh sát trưởng tới các trưởng khu [70]. Ngoài ra, tại tòa trị sự của tỉnh còn có một người đảm trách chức tham biện thành phố [34; 162]. Vì phải đảm trách công việc chung của cả tỉnh, nên công sứ không thể dành nhiều tâm huyết cho sự phát triển của thành phố. Đồng thời với đó, người bản xứ cũng có nguyện vọng muốn tham gia vào công việc của thành phố thông qua bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)