7. Kết cấu luận văn
2.2. Quá trình hình thành thành phố Nam Định từ năm
2.2.3. Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp ở thành phố
chuyển dịch dần sang khu phía đông. Cho đến năm 1920, thành phố có khoảng 2567 ngôi nhà gạch và 2220 ngôi nhà mái tranh [51; 27].
2.2.3. Quá trình hình thành và phát triển công nghiệp ở thành phố Nam Định Nam Định
Hoạt động nổi bật nhất ở Nam Định đầu thế kỷ XX chính là quá trình hình thành nền công nghiệp. Nam Định vốn được biết đến với đất đai trù phú thuận lợi cho việc trồng các cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp. Người dân xứ này vốn có bàn tay khéo léo, tài hoa hình thành nên nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng trong vùng và trong cả nước. Ngay từ những thế kỷ trước nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Nam Định đã nổi tiếng trong vùng như tơ lụa, đồ gỗ, đồ đồng….
Phương thức khai thác thuộc địa điển hình của chủ nghĩa thực dân Pháp là chọn những điểm, những vùng trù phú về tài nguyên và sức lao động để đầu tư ít mà khai thác nhanh và thu được lợi nhuận tối đa. Do đó, ở Nam Định, thực dân Pháp chủ yếu tập trung đầu tư vào các ngành bông, vải, sợi, tơ lụa và ngành chế biến rượu để khai thác tối đa tiềm năng vốn có ở Nam Định và của cả vùng Châu thổ Sông Hồng
So với nhiều địa phương khác ở Bắc Kỳ, Nam Định đã có điều kiện phát triển nền công nghiệp khá sớm khi mà tiếng súng của phong trào Cần Vương còn chưa dứt. Ngay từ năm 1885, ở đây đã xuất hiện nhà máy làm chất albumin bằng lòng trắng trứng vịt, phần phụ phẩm là lòng đỏ sau khi xử lý được đưa về Pháp để sản xuất bánh kẹo. Năm 1888, người Pháp đã bắt đầu
quan tâm đến ngành công nghiệp tơ sợi của vùng đất này. Một năm sau đó, có Hoa kiều tên Bá Chín Hội đã lập một phân xưởng kéo sợi thủ công với 9 máy kéo sợi và gần 100 công nhân. Cơ sở này nhanh chóng đã được người Pháp chú ý để thâu tóm.
Từ năm 1894 hai công ty nấu rượu Đông Dương và nấu rượu Bắc Kỳ mở ba nhà máy rượu ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng. Năm 1895, nhà máy chai được xây dựng ngay cạnh nhà máy rượu với khoảng 100 công nhân. Sản phẩm nhà máy chai phục vụ chủ yếu cho nhà máy rượu. Ngoài ra còn có một số các sản phẩm thủy tinh dân dụng khác [26; 157].
Cho đến những năm đầu tiên của thế kỷ XX, trong khi các trung tâm kinh tế khác còn đang loay hoay tìm hướng phát triển của mình thì Nam Định đã trở thành một “Thành phố công nghiệp” [52; 190]. Vị thế của thành phố Nam Định được đặt ngang hàng và có phần trội hơn thành phố Hà Nội trong nhận định của người đứng đầu chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ [29; 248].
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Paul Doumer trở thành một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp ở thành phố Nam Định. Những năm đầu thế kỷ XX, số vốn đầu tư vào Nam Định đạt 3,5 triệu francs chỉ đứng sau Hà Nội và Quảng Yên. Số lượng các công ty vô danh đầu tư vào Nam Định không nhiều nhưng đều là những công ty quan trọng trong nền kỹ nghệ ở Pháp [36; 518].
Trong lịch sử Nam Định nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ xa xưa tơ Nam Định đã trở thành một mặt hàng được ưa chuộng của người tiêu dùng. Khi đánh chiếm Nam Định, thực dân Pháp đã nhìn ra ở đây có một tiềm năng lớn để phát triển ngành sản xuất tơ, một mặt hàng được ưa chuộng ở châu Âu. Đó là nguồn nguyên liệu dồi dào từ các cánh đồng trồng dâu ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy và đặc biệt là nguồn lao động có rẻ mạt.
Sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, năm 1900 người Pháp đã cho xây dựng nhà máy tơ Nam Định với mức vốn ban đầu chỉ vẻn vẹn 200 đồng francs. Tuy nhiên, chỉ sau 7 năm, năm 1907, mức đầu tư vào nhà máy tơ Nam Định đã đạt 500.000 francs gấp 250 lần vốn đầu tư ban đầu và đến thời điểm này, nhà máy tơ có khoảng 211 công nhân [23; 12]. Nhà máy tơ đi vào hoạt động và nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong nền công nghiệp Bắc Kỳ. Năm 1904, nhà máy mới xuất cảng được 1.175kg nguyên liệu tơ tằm trị giá 32.133 francs thì đến năm 1907 đã xuất cảng được 85.000kg trị giá 657.350 francs. Tổng cộng trong 4 năm (1904- 1907), lượng tơ xuất cảng của Nam Định đã đạt giá trị là 906.936 francs [23].
Song song với quá trình xây dựng và phát triển nhà máy tơ, thực dân Pháp cũng mở trường đào tạo nghề tơ tằm. Năm 1904, trường mới chỉ có 3 học sinh thì đến năm 1907 trường đã đạt con số 174 học sinh theo học. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn thiết lập các trạm thu mua tơ của người dân ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tận thu nguồn tơ lụa phục vụ chính quốc vốn đang bị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tơ của Ấn Độ [23; 13].
Nam Định nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp dệt lớn nhất ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Việc phát triển các trung tâm công nghiệp ở thành phố Nam Định đã làm thay đổi căn bản hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở các vùng lân cận. Các làng nghề không còn sản xuất độc lập mà nhanh chóng trở thành các xưởng gia công hỗ trợ cho hoạt động sản xuất ở các xí nghiệp, nhà máy. Từ đó hình thành lên một mạng lưới kinh tế lan tỏa rộng khắp từ thành thị tới nông thôn.