7. Kết cấu luận văn
2.2. Quá trình hình thành thành phố Nam Định từ năm
2.2.5. Tình hình dân cư
Sự phát triển sầm xuất của các hoạt động kinh tế ở Trung tâm đô thị Nam Định những năm đầu thế kỷ XX đã thu hút đông đảo dân cư ở khắp nơi về đây tìm kiếm cơ hội phát triển.
Trong cộng đồng người Việt thì thành phần dân cư cũng không hoàn toàn đồng nhất. Bên cạnh người dân gốc thành Nam thì còn có 1 lượng lớn dân cư ở nơi khác về đây sinh sống. Thứ nhất, đó là đội ngũ thợ thủ công, người buôn bán nhỏ từ các địa phương khác về đây sinh sống. Họ sinh sống và làm ăn chủ yếu trên địa bàn các phố Hàng, nơi có không khí nhộn nhịp.
Mặc dù sinh sống ở thành phố nhưng đa phần họ đều giữ mối liên hệ với “quê” là nơi họ sinh ra và là nơi họ trở về lúc cuối đời. Thứ hai, phải kể đến một lượng dân cư đông đảo là công nhân ở các nhà máy xí nghiệp. Công nhân ở Nam Định chủ yếu là công nhân thời vụ, không cố định. Những người này làm việc trong các nhà máy và trở về các khu sinh sống lụp xụp ở các phố vành đai của đô thị để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục một ngày làm việc mới. Ngoài ra còn một bộ phận nhỏ công chức làm trong hệ thống chính quyền địa phương. Những người này sinh sống ở gần các lỵ sở và ít ảnh hưởng đến đời sống của đô thị.
Người ngoại quốc ở Nam Định đông nhất là người Hoa. Trong lịch sử, người Hoa đến Nam Định khá sớm với 3 nhóm đối tượng bao gồm: Thứ nhất đó là những người đoàn di dân xuống phía Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn trong suốt chiều dài lịch sử; thứ hai đó là lực lượng thương nhân buôn bán ở Việt Nam, dịch chuyển đến Nam Định cùng với sự dịch chuyển của các trung tâm kinh tế và cảng biển ở Bắc Bộ; thứ ba đó là cộng đồng dân cư phản Thanh phục Minh, chạy ly tán sang Việt Nam. Người Hoa đến Nam Định chủ yếu là cư dân ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông…..Họ sinh sống tập trung ở khu phố Khách chạy song song sông vị Hoàng cũ. Khi đã chọn Nam Định làm đất trú chân, người Hoa rất có ý thức trong việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau thiết lập và khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế ở địa phương [36; 155- 159] .
Bên cạnh Hoa kiều, ở Nam Định còn có cộng đồng Ấn kiều, Nhật Kiều và người Pháp sinh sống. Người Pháp chủ yếu sống ở khu phố Tây, gần các công sở của chính quyền, Họ có đời sống riêng và ít va chạm với người bản xứ [26; 107].
Mỗi cộng đồng đều cố gắng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế đồng thời kiến tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần cho riêng mình.
Cho đến những năm 20 của thế kỷ XX, Nam Định đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung trong tam giác kinh tế Hà Nội- Nam Định- Hải Phòng. Với thế mạnh về nguồn nguyên liệu và lao công, thực dân Pháp đã thiết lập một nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn ở đây tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nhanh thu lại lợi nhuận như dệt, tơ, rượu….Nam Định trở thành trung tâm công nghiệp bậc nhất ở Bắc Kỳ. Diện mạo trung tâm đô thị Nam Định cũng đã có những bước thay đổi căn bản. Tuy nhiên, dường như không gian đô thị Nam Định chưa thực sự được đầu tư đúng mức để bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp và thương mại dịch vụ của thành phố.