Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh bình thuận (Trang 113)

3.3.1. Giải pháp về quy hoạch

Công tác quy họach đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, nội dung của giải pháp cần tập trung các vấn đề sau:

Trên cơ sở các định hƣớng phát triển du lịch đến năm 2020, ngành du lịch Bình Thuận cần tiến hành rà soát, khẩn trƣơng khai lập, xét duyệt các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trên các địa bàn thuộc dải ven biển của tỉnh và các khu du lịch trọng điểm.

Cần tạo ra sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt, chú ý đến vấn đề tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch, cũng nhƣ trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thẩm định các dự án khả thi, đặc biệt về mặt thời gian, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ đầu tƣ.

Để giảm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trƣờng khu vực ven biển, cần xây dựng kèm theo các quy họach hệ thống các tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng dành cho các dự án đầu tƣ trong quá trình cấp phép, cũng nhƣ trong quá trình xây dựng và hoạt động.

Môi trƣờng pháp lý là vấn đề rất quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến các chủ thể, đặc biệt các doanh nghiệp trong quá trình phát triển du lịch, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý là biện pháp nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chủ thể họat động và phát triển thuận lợi.

3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ và bảo vệ môi trƣờng ven biển

Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác sử dụng nguồn vốn đầu tƣ, từ công trình, hạng mục có trọng điểm, ƣu tiên khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc có trách nhiệm trong vấn đề bảo tồn cảnh quan và môi trƣờng tự nhiên vùng ven biển. Ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến trong khai thác nguồn năng lƣợng tự nhiên.

Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ƣu tiên phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch chuyên đề, khu du lịch ở vùng ven biển, hải đảo.

Thực hiện hóa xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia họat động du lịch dƣới các hình thức khác nhau: thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo các di tích thắng cảnh, các lễ hội, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tƣ, tạo môi trƣờng thông thoáng về đầu tƣ du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, giữa tƣ nhân và nhà nƣớc...

Có chính sách miễn giảm thuế, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất, cho vay lãi xuất ƣu đãi đối với các dự án ƣu tiên đầu tƣ, các dự án bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, các dự án khôi phục làng nghề,…vì đây sẽ là sản phẩm phụ trợ đắc lực của các loại hình du lịch biển.

Đối với du lịch đảo Phú Quý, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong việc đầu tƣ nâng cấp dịch vụ vận tải đƣờng biển và du lịch đảo Phú Quý vẫn chỉ đƣợc biết đến với hai chữ “tiềm năng” nếu nhƣ không có bƣớc đột phá mới về vận tải khách đƣờng biển.

Cùng với giao thông đƣờng biển, Nhà nƣớc cũng cần đầu tƣ xúc tiến lại hệ thống sân bay, cầu cảng, hệ thống điện năng phục vụ sinh hoạt trên đảo.

- Tập trung kêu gọi đầu tƣ phát triển các đội tàu cao tốc, trung tốc để rút ngắn thời gian, khoảng cách giữa đảo với đất liền. Củng cố và sắp xếp hợp lý lịch hoạt động của các tuyến tàu để đảm bảo nhu cầu đi lại của du khách, có chính sách khuyến khích các tàu khách đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị phục vụ.

- Tăng cƣờng kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng để phục vụ nhu cầu lƣu trú, ăn uống cho du khách.

- Tập trung đầu tƣ hệ thống đƣờng bộ, đặc biệt là các đƣờng nối giữa đƣờng chính với các điểm quy hoạch phát triển du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ xe du lịch hoặc taxi phục vụ khách tham quan trên đảo.

- Chính quyền địa phƣơng và các nhà kinh doanh du lịch là những bên trực tiếp quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách. Họ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trƣờng. Do vậy, ngoài các hoạt động tuyên truyền chung cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ chƣơng, chính sách, pháp luật và những quy định bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch tại các khu vực ven biển.

Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định Số 1570/QĐ-TTg ngày 06/09/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chiến lƣợc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, "Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong ngành du lịch" đƣợc Bộ Tài nguyên - Môi trƣờng ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chƣơng II “Tài nguyên Du lịch”của Luật du lịch Việt Nam.

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng nhƣ quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch biển, đảo.

Có chính sách về đầu tƣ và phát triển thị trƣờng trọng điểm, hỗ trợ phát triển các hoạt động du lịch tại các xã ven biển và vùng phụ cận, cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội khu vực dải ven biển tỉnh.

Đối với các điểm du lịch xa bờ nhƣ: đảo Phú Quý, đảo Hòn Bà, Cù lao Câu khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ về quy mô, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật...

Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào xây dựng công trình thoát nƣớc bẩn, vệ sinh ( lắp đặt hố xí tự hoại, khu vui chơi giải trí cần lắp các hệ thống chống ồn cho các máy) .... Phòng chống các sự cố môi trƣờng nhƣ bão lũ, cháy nổ, chống sét. Quy mô xây dựng và các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình phát triển du lịch của khu vực cần có những tính toán hợp lý nhằm tránh khai thác bừa bãi và ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái biển.

Đặt các áp phích về bảo vệ môi trƣờng tại các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dƣỡng biển, phát tờ rơi nội quy tham quan cho du khách. Đào tạo kiến thức du lịch sinh thái cho nhân viên tại các khu du lịch biển. Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch biển.

Chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cƣ, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động du lịch, cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển đảm bảo gìn giữ tài nguyên du lịch. Hạn chế xả, thải ra biển và xử lý triệt để các chất thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ du lịch. Thiết lập hệ thống thu gom chất thải (bố trí đặt các thùng rác và các công trình vệ sinh). Đề ra các mức bồi thƣờng đối với các hoạt động của nhân viên và du khách vi phạm nội quy bảo vệ môi trƣờng.

3.3.3. Giải pháp liên ngành

Du lịch là ngành có tính liên ngành rất lớn do vậy để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc” trong khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự đoàn kết, thống nhất cao của những ngƣời làm du lịch.

Các ngành kinh tế biển nhƣ du lịch, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác tài nguyên biển, vận chuyển đƣờng biển,…phải có sự phối hợp với nhau để không bị giẫm đạp về lợi ích kinh tế cũng nhƣ ảnh hƣởng đến sự phát triển tổng thể. Vụ việc bể hồ chứa titan gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của du lịch vùng ven biển đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các cấp chính quyền trong việc phối hợp liên ngành.

Cụ thể các đơn vị của tỉnh nhƣ Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và môi trƣờng; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tƣ; Sở Giao thông vận tải,…phải có sự phối kết hợp trong các phƣơng hƣớng hoạt động và triển khai thực hiện nhiệm vụ để có sự hỗ trợ cho ngành kinh tế du lịch mũi nhọn của tỉnh.

3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực phục vụ hoạt động khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển lịch dải ven biển

Con ngƣời là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại. bởi vậy rất cần thiết phải có chƣơng trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực du lịch hàng năm, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với sự phát triển của ngành:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Có chƣơng trình đào tạo, thu hút nhân tài và chính sách đào tạo, nhằm từng bƣớc xây dựng đƣợc đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trƣờng.

- Các ngành liên quan chủ động điều tra thực trạng nguồn lao động và nhu cầu đào tạo tại các đơn vị kinh doanh du lịch tại các khu vực ven biển và triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch - dịch vụ. Có kế hoạch đầu tƣ cho 02 trung tâm hỗ trợ việc làm (Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm Giới thiệu việc làm) và 04 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch (Trƣờng Trung cấp nghề, Trƣờng Cao đẳng nghề, Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng và Trƣờng Đại học Phan Thiết).

- Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý du lịch, quản lý khách sạn, các khu nghỉ dƣỡng biển, quản lý nhà hàng, hƣớng dẫn viên và kỹ năng giao tiếp cho các đối tƣợng hành nghề dịch vụ du lịch cộng đồng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề nhƣ kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar và lễ tân, ngoại ngữ chuyên ngành du lịch (tiếng Anh, tiếng Nga,…), hƣớng dẫn viên du lịch nội địa, kế toán doanh nghiệp du lịch.

- Đặc biệt, chú trọng và ƣu tiên con em của cƣ dân địa phƣơng vùng ven biển, hải đảo đang học các trƣờng về nghiệp vụ du lịch, đồng thời rà soát lại số con em đã tốt nghiệp ngành du lịch tiến hành quy hoạch để phát triển nguồn lực này.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ theo hình thức tại chỗ và tham gia các lớp đào tạo Đào tạo viên do Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam (Dự án EU) tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Triển khai công tác giáo dục trong cộng đồng từ trong trƣờng học đến địa bàn dân cƣ để nâng cao trình độ dân trí về văn hóa du lịch biển và cách cƣ xử đối với du khách nhằm góp phần thực hiện tốt các tiêu chí của việc khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển.

- Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, ngƣời lao động học tập kinh nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch ở một số nƣớc phát triển mạnh về du lịch, thông qua các quan hệ ở một số nƣớc có trình độ.

- Yêu cầu các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các dự án nƣớc ngoài phải có chƣơng trình chuyển giao công nghệ quản lý, kinh doanh cho cán bộ quản lý và ngƣời lao động địa phƣơng.

Đối với hướng dẫn viên du lịch

- Là ngƣời đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc đón tiếp, tổ chức và thực hiện các chƣơng trình du lịch, hƣớng dẫn viên phải là ngƣời am hiểu các kiến thức về môi trƣờng ven biển và tại các điểm đến du lịch của khu vực ven biển. Hiểu biết về đặc điểm môi trƣờng và du lịch sinh thái điểm đến du lịch còn giúp hƣớng dẫn viên dễ dàng trong việc hƣớng dẫn, tổ chức và kiểm soát việc tuân thủ của du khách đối với các quy định về bảo vệ môi trƣờng du lịch biển.

- Hƣớng dẫn viên phải làm gƣơng cho du khách trong việc tuân thủ và thực hiện các quy chế về bảo vệ môi trƣờng biển và tài nguyên du lịch dải ven biển.

- Hƣớng dẫn viên cần trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu khi tham gia hƣớng dẫn cho từng loại hình du lịch, ví dụ: hƣớng dẫn viên loại hình du lịch lặn nhất thiết phải là ngƣời có kinh nghiệm về bơi lặn, có kiến thức sâu rộng về thế giới sinh vật biển dƣới lòng đại dƣơng,...

- Khuyến khích sử dụng hƣớng dẫn viên địa phƣơng chính là những ngƣời dân sống tại các khu vực ven biển. Vì hơn ai hết họ là những ngƣời am hiểu tƣờng tận về vùng đất, về tự nhiên nơi mình sinh sống. Những kiến thức này đƣợc tích lũy từ chính đời sống thƣờng nhật hàng ngày. Điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích: du khách đƣợc cung cấp thông tin chi tiết, chân thực và thu hút, giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho chính cƣ dân địa phƣơng,..

- Kiến thức pháp luật về môi trƣờng cụ thể nhƣ Luật môi trƣờng, Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch. Hƣớng dẫn viên cần phải nắm đƣợc căn cứ pháp luật về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam. Các kiến thức này đặc biệt hữu ích khi hƣớng dẫn viên đi hƣớng dẫn các đoàn khách quốc tế, những ngƣời đến từ những nƣớc có những quy định khác chúng ta về môi trƣờng và môi trƣờng du lịch.

Đối với cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phƣơng chính là những ngƣời dân sống tại các khu vực ven biển nhƣ: cƣ dân các làng chài ven biển, cƣ dân trên đảo,..Họ chính là những ngƣời chủ sở hữu các nguồn tài nguyên du lịch dải ven biển, vì thế hơn ai hết là những ngƣời hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng tại các điểm du lịch có vai trò then chốt trong việc khai thác phát triển tài nguyên du lịch dải ven biển. Nó đƣợc thể hiện ở chỗ sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng một mặt giúp họ nhận thức đƣợc vai trò của họ trong việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, đồng thời có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách có hành vi và ứng xử thân thiện với môi trƣờng. Từ kinh nghiệm thực tiễn của nhiều địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế cho thấy,

công tác bảo vệ môi trƣờng chỉ thành công khi huy động đƣợc sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và mỗi ngƣời dân. Sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh bình thuận (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)