1.2. Khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển
1.2.2. Đặc điểm khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển
Thời gian khai thác tài nguyên du lịch thường khác nhau.
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm, lại có những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu.
Đối với các tài nguyên du lịch biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào thời kỳ có khí hậu nóng bức trong năm. Điều này giải thích vì sao du lịch biển thƣờng chỉ tổ chức vào mùa hè ở khu vực phía Bắc. Còn từ Đà Nẵng trở vào, nơi ít chịu ảnh hƣởng của không khí lạnh, hoạt động du lịch biển có thể tổ chức quanh năm.
Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau đã quyết định tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Các địa phƣơng, những ngƣời quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cũng nhƣ du khách đều phải quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp chủ động điều tiết thích hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc của mình.
Việc khai thác tài nguyên du lịch được thực hiện tại chỗ để tạo ra các sản phẩm
du lịch.
Các sản phẩm du lịch đƣợc khách du lịch đến tận nơi để thƣởng thức. Đây cũng là đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài nguyên khác là những loại tài nguyên, sau khi khai thác có thể đƣợc vận chuyển tới nơi chế biến thành sản phẩm rồi lại đƣợc đƣa đến tận nơi“tiêu thụ".
Chính vì khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có các tài nguyên du lịch và thƣởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và vận chuyển khách du lịch. Thực tế cho thấy những điểm du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đƣờng giao thông và có các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch ở đó sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao. Ngƣợc lại, có những điểm du lịch
có nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc nhƣ thị trấn Sa Pa, cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai), động Phong Nha (Quảng Bình) nhƣng vì ở vị trí quá xa xôi cách trở thì sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng thu hút khách du lịch.
Khai thác tài nguyên du lịch có thể tiến hành nhiều lần.
Các tài nguyên du lịch đƣợc xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm đƣợc quy luật của tự nhiên, lƣờng trƣớc đƣợc sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con ngƣời gây nên. Từ đó có định hƣớng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch.
Đây cũng là điều sống còn của mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch nhằm thực hiện phƣơng hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững. Chỉ có phát triển du lịch bền vững mới đảm bảo nguồn tài nguyên du lịch ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không những thỏa mãn các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch trong tƣơng lai. [11, tr 10-12]
Khai thác tài nguyên du lịch biển đã và đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn thu ngân sách trung ương và địa phương.
Trong cuộc hội thảo về quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch nhận định rằng du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá về kinh tế biển, ven biển.
Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những bãi tắm cát trắng, nƣớc trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt Nam đƣợc du khách cả thế giới biết đến nhƣ vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang hay bãi biển
Đà Nẵng đƣợc Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh…đều nói lên sức hút của biển Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã đƣợc đầu tƣ và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tƣ phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng, khai thác tài nguyên du lịch tức là sử dụng các công cụ về nhân lực, vật lực, các thể chế chính sách…để biến những giá trị, tiềm năng của tài nguyên du lịch trở thành hiện thực nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con ngƣời