2.3. Thực trạng khái thác tài nguyên du lịch dải ven biển Bình Thuận
2.3.1. Các sản phẩm du lịch
2.3.1.1. Du lịch tắm biển
Tỉnh Bình Thuận với chiều dài bờ biển gần 192 km, có rất nhiều bãi tắm đẹp nhƣ: Bãi biển Thuận Quý, bãi biển Cam Bình, Hàm Tiến, Hòn Rơm - Mũi Né, Đồi Dƣơng - Thƣơng Chánh, Bãi Biển Đá Ông Địa, Biển Cà Ná,…
Các bãi biển này đều đã đƣợc quy hoạch phục vụ du khách và ngƣời dân địa phƣơng tắm biển. Trong đó, bãi biển Mũi Né-Hòn Rơm, bãi biển Hàm Tiến và Đồi Dƣơng đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến nhiều nhất và có mặt trong hầu hết các chƣơng trình du lịch đến Bình Thuận của các công ty du lịch.
Theo kết quả khảo sát 50 du khách quốc tế và 100 khách du lịch nội địa, số du khách đã từng tắm biển ở các bãi biển nói trên cho kết quả nhƣ sau.
Bảng 2.3.2. Kết quả khảo sát tình hình du khách tham gia tắm biển tại các bãi biển tỉnh Bình Thuận năm 2013
STT Bãi biển Số du khách tham gia
tắm biển (%) 1 Hòn Rơm-Mũi Né 26 2 Hàm Tiến 22 3 Đồi Dƣơng-Thƣơng Chánh 17 4 Thuận Quý 11 5 Đá Ông Địa 3 6 Cam Bình 9 7 Các bãi biển khác 12
Kết quả trên đây đã phần nào phản ánh đúng thực trạng khai thác loại hình du lịch tắm biển tại các bãi biển của tỉnh Bình Thuận.
Bãi biển Hòn Rơm – Mũi Né vẫn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nƣớc khi đến Bình Thuận. Điều này cũng dễ lý giải vì đây là điểm đến đƣợc tỉnh Bình Thuận đầu tƣ quảng bá nhiều nhất. Địa danh Mũi Né gần nhƣ xuất hiện trên rất nhiều các tạp chí, tài liệu, bản đồ du lịch cầm tay,..
Tiếp đến là bãi biển Hàm Tiến – nơi phần lớn du khách nƣớc ngoài yêu thích, đây đƣợc xem là trung tâm của đô thị resort Bình Thuận. Khu vực biển Hàm Tiến là nơi tập trung nhiều resort cao cấp ven biển nhất hiện nay của tỉnh Bình Thuận. Thậm chí nơi đây còn đƣợc ví von nhƣ là “Phố Tây của Bình Thuận” Con đƣờng Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến tại Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đƣờng tuy nhỏ, nhƣng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau; còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lƣu niệm, internet, giặt ủi,
cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu đƣợc viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh. Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính ngƣời nƣớc ngoài phục vụ. Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Nha Trang, nhƣng hầu hết du khách nƣớc ngoài đều thích thú với không khí ở đây. Những resort hiện đại ở đây với không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, cùngvới đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.
Khu vực biển Đồi Dƣơng – Thƣơng Chánh cũng đứng vào top những bãi biển đƣợc du khách lựa chọn. Trƣớc hết bởi vị trí rất thuận tiện. Bãi biển Đồi Dƣơng – Thƣơng Chánh nằm ngay khu vực trung tâm TP. Phan Thiết. Đây là một bãi tắm đẹp không chỉ thu hút khách du lịch đến tham quan, tắm biển mà còn là địa chỉ vui chơi giải trí của nhân dân địa phƣơng trong lúc nhàn rỗi. Đặc biệt dọc bờ biển có nhiều quán cà phê đƣợc thiết kế phù hợp với cảnh quan thiên nhiên du khách sau khi tắm biển xong có thể ngồi nhâm nhi thƣởng thức ly cà phê miền biển thơm ngon. Để có đƣợc một bãi tắm đẹp nhƣ hiện nay, Khu vực Đồi Dƣơng – Thƣơng Chánh đã đƣợc chỉnh trang và là công trình TP. Phan Thiết lựa chọn chào mừng 37 năm giải phóng quê hƣơng với tổng kinh phí đầu tƣ 24,3 tỷ đồng tập trung vào việc lát gạch đƣờng đi, xây nhà điều hành, chòi nghỉ, nhà vệ sinh, tạo sân chơi, tiểu cảnh ven biển. Nếu trƣớc kia bãi biển chỉ đơn thuần là những hàng dƣơng thì bây giờ có thêm các loại cây trồng khác tạo mảng xanh ven biển nhƣ cúc Thái, dứa Nam Mỹ… hình thành các cụm tiểu cảnh nhân tạo với vô số hoa, đá cảnh, thuyền buồm… cùng với biển xanh ngoài xa, tạo quang cảnh đẹp cho du khách chụp hình. Sân chơi đƣợc mở rộng, đƣờng đi lát gạch đan cài nối đoạn này với đoạn khác trên bãi biển khiến du khách, ngƣời dân đến tắm biển, vui chơi thoải mái hơn trƣớc. Ban Quản lý Ðồi Dƣơng-Thƣơng Chánh quản lý bãi tắm công cộng
ngay trong nội đô, có đội bảo vệ với năm ngƣời vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự kiêm luôn công tác cứu hộ, cứu nạn.
Bãi Đá Ông Địa là một bãi tắm đẹp và gần nhƣ giữ đƣợc nét nguyên sơ. Tuy nhiên do khu vực này có khá nhiều mỏm đá gập ghềnh, dịch vụ cũng hạn chế nên phần lớn du khách tắm ở đây là những ngƣời thích cảm giác tự nhiên, và lƣợng khách đến đây tắm biển không cao. Việc thiếu những biển báo chỉ dẫn cũng là một nguyên nhân khiến cho khu vực này kém an toàn hơn cho du khách tắm biển. Ngoài ra, có một thực tế đáng buồn là khu vực này đang có tình trạng ô nhiễm do rác thải. Các mỏm đá ở bãi đá ông Địa là nơi du khách và ngƣời dân địa phƣơng thƣờng đến câu cá rồi tự chế biến cá câu đƣợc. Ăn uống xong họ thƣờng vứt xả rác tại chỗ dẫn đến việc làm giảm đi sự trong sạch của bãi biển vốn rất nổi tiếng này.
Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né Ngô Văn Ðồng cho biết: "khu vực do Ban phụ trách có chiều dài hơn 24 Km, đƣợc coi là thủ đô resort của cả nƣớc, cùng với nhiều bãi tắm công cộng đẹp và hấp dẫn. Với nhân sự chỉ có 13 ngƣời, việc lập đội bảo vệ là không thể. Công tác cứu hộ, cứu nạn do từng cơ sở du lịch, resort tự tổ chức. Tại những bãi tắm công cộng, vào dịp cao điểm thì Ban sẽ cử nhân viên cảnh báo, hƣớng dẫn cho nhân dân và du khách đến tắm ở những khu vực bãi tắm an toàn". Ở những địa phƣơng ven biển khác, công việc này lại giao cho từng địa bàn cơ sở.
Du khách khi tham gia loại hình du lịch tắm biển phần lớn đều chọn những bãi biển có Bãi cát sạch, đẹp (35%), Có nhiều dịch vụ bổ trợ (20%), Mức độ an toàn cao (25 %), Thuận tiện cho việc đi lại (8%) và một số lý do khác nhƣ: do bạn bè, ngƣời thân giới thiệu, do lịch trình chƣơng trình du lịch của các công ty du lịch,…(12%)
Rất nhiều du khách đến với Bình Thuận vì nơi đây sở hữu nhiều bãi tắm lý tƣởng. Dù nhiều ngƣời rất thích tắm biển, nhƣng phần đông không biết bơi hoặc bơi kém
và rất dễ gặp nguy hiểm. Ðể bảo đảm an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn, chết đuối cho du khách và ngƣời dân khi tắm biển, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành văn bản về việc tăng cƣờng công tác cứu hộ, cứu nạn ở các hồ bơi, bãi tắm ven biển. Theo đó, Sở VH, TT & DL cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển tăng cƣờng trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đối với công tác này. Phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra công tác cứu hộ, cứu nạn ở các hồ bơi, bãi tắm, hoạt động thể thao biển của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Nghị định số 37/2012/NÐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao là căn cứ pháp lý để chế tài và xử lý các trƣờng hợp vi phạm. Công tác cứu hộ tại các khu du lịch, bãi tắm có sự quan tâm chú ý đúng mức. Đã tăng cƣờng lắp đặt các biển báo, cờ hiệu nhắc nhở du khách, duy trì lực lƣợng cứu hộ thƣờng trực xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Thực hiện tốt công tác cứu hộ, cứu nạn chính là sự quảng bá hình ảnh du lịch biển Bình Thuận, điểm đến hấp dẫn, an toàn của du khách.
Năm 2013, Hiệp hội du lịch Bình Thuận đã sang Nga tham gia hội chợ du lịch Quốc tế Leisure lần thứ 19 (từ ngày 17 đến ngày 20/9). Đây là lần đầu tiên ngành du lịch Bình Thuận có gian hàng riêng với mục đích giới thiệu điểm đến Mũi Né – Phan Thiết. Trong đó, một số resort trong khu vực Mũi Né - Hàm Tiến nhƣ: Mũi Né Bay, Muine de Century Resort, Hoàng Ngọc, Thái Hòa, Mũi Né Nhỏ, Duparc là những doanh nghiệp nòng cốt đã tạo nên gian hàng tại hội chợ ở Nga. Hội chợ năm nay đã thu hút rất đông các hãng lữ hành, các tập đoàn cũng nhƣ doanh nghiệp trong nƣớc lẫn quốc tế tham gia. Qua đó, điểm đến Mũi Né – Phan Thiết đã đƣợc nhiều đơn vị quan tâm thông qua hình ảnh, cũng nhƣ những sản phẩm du lịch mà hiệp hội giới thiệu tại gian hàng.
2.3.1.2. Du lịch thể thao biển
Với những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng cho biển, tỉnh Bình Thuận nói chung và thành phố biển Phan Thiết nói riêng đã trở thành một điểm
đến lý tƣởng cho những du khách có sở thích đối với loại hình du lịch vận động thể thao biển, kể cả những vận động viên chuyên nghiệp.
Trong số các bãi biển trên thì bãi biển Hòn Rơm-Mũi Né là nơi thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động thể thao trên biển nhiều nhất. Thƣờng niên, tại bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với Câu lạc bộ thể thao trên biển tổ chức các giải thi đấu thể thao trên biển nhƣ giải lƣớt ván trên biển lớn nhất Việt Nam, giải đua thuyền du lịch, kéo dù bằng ca nô,.. thu hút rất nhiều các vận động viên chuyên nghiệp từ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Pháp, Đức, Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hungari, Thụy Sĩ, Singapore, Campuchia, Tanzania,…và đông đảo khán giả đến xem và cổ vũ.
Đặc biệt trong năm 2012, Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Việt Nam lần thứ nhất (VIHABF) đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết. Đây là sự kiện mang tầm quốc tế diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam. Bình Thuận là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch biển, rất thuận lợi cho việc tổ chức các môn thể thao biển nhƣ Lƣớt ván buồm, festival Thuyền buồm, Khinh khí cầu. Thông qua lễ hội này, mở ra cơ hội phát triển một loại hình thể thao du lịch mới và hƣớng đến một lễ hội Khinh khí cầu đƣợc tổ chức định kỳ hàng năm tại Bình Thuận. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thiên nhiên, con ngƣời Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế.
Tham gia biểu diễn tại lễ hội có 17 khinh khí cầu cùng 12 đội bay quốc tế nhƣ Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Bỉ, Úc, Ấn Độ, Malaysia…và Việt Nam. Khinh khí cầu bay biểu diễn ở độ cao từ 100 – 200 mét theo quãng đƣờng dài khoảng 25km từ Hàm Tiến đến điểm du lịch Bàu Sen. Trong thời gian diễn ra sự kiện còn có 5 khinh khí cầu bay treo tại chỗ để phục vụ du khách và nhân dân địa phƣơng đăng ký mua vé bay trên khinh khí cầu ngắm thành phố biển Phan Thiết. Đến với Lễ hội khinh khí cầu, khách tham quan còn có dịp thƣởng lãm các màn biểu diễn
máy bay mô hình, may bay điều khiển, dù lƣợn, thi thả diều truyền thống và máy bay cánh quạt mang theo quốc kỳ 12 quốc gia tham dự do các phi công Việt Nam và Malaysia trình diễn.
Lễ hội khinh khí cầu quốc tế vừa là sự kiện chào mừng kỷ niệm 67 năm Quốc khánh 2/9 vừa là điểm nhấn của ngành du lịch Bình Thuận trong năm 2012 với nhiều hoạt động chính phong phú để hấp dẫn du khách nhƣ lễ hội ẩm thực biển đƣờng phố, hội chợ du lịch biển, biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm, triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Bình Thuận – Biển xanh, Cát trắng, Nắng vàng”, thi ảnh nghệ thuật dƣới góc nhìn khinh khí cầu, biểu diễn hoa đăng bằng cách đốt sáng khinh khí cầu, trình diễn “Rồng lửa”…Theo thông tin từ Sở VHTT&DL tỉnh Bình Thuận, đã có khoảng 180.000 lƣợt khách trong, ngoài nƣớc đến Phan Thiết tham quan và thƣởng lãm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế cho đến ngày 3/9/2012.
Việc tổ chức những lễ hội và giải thi đấu thể thao trên biển nói trên vừa mang lại doanh thu cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Đồng thời, thông qua những cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế nhƣ vậy sẽ góp phần rất lớn vào việc quảng bá du lịch biển cho thành phố Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho công tác tổ chức các hoạt động thể thao biển đƣợc an toàn, phù hợp với đặc điểm địa hình và tính chất của từng loại hình thể thao và phục vụ du khách trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng, vừa qua UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quy định quản lý các vùng hoạt động thể thao giải trí trên biển tại địa bàn tỉnh bình thuận (Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận) thì việc tổ chức các loại hình vận động thể thao biển của các tổ chức, cá nhân kinh doanh các hoạt động thể thao giải trí trên biển tại tỉnh Bình Thuận đƣợc phép khai thác và tổ chức các hoạt động thể thao giải trí trên biển tại các bãi tắm biển cụ thể nhƣ sau:
- Khu vực bãi tắm biển Cổ Thạch: có không gian từ chùa Cổ Thạch đến Đền Bình An; chiều dài bãi biển là 2.000m do đặc thù địa hình nên không tổ chức các hoạt động thể thao giải trí ở trên và dƣới mặt nƣớc biển;
- Khu vực bãi tắm biển Đồi Dƣơng - Thƣơng Chánh: có không gian từ khách sạn Duparc đến trƣớc Trung tâm dự báo khí tƣợng miền duyên hải; chiều dài bãi biển khoảng 4.000m, đây là bãi tắm công cộng, không tổ chức các hoạt động thể thao giải trí ở trên và dƣới mặt nƣớc biển;
- Khu vực từ bãi tắm biển Đá Ông Địa đến bãi biển Hàm Tiến: có không gian từ Đá Ông Địa đến công viên biển (Đoạn Kim Ngân - Nhân Hòa); chiều dài bãi biển khoảng 4.000m. Loại hình đƣợc phép tổ chức, khai thác là lƣớt ván buồm, lƣớt ván diều, lƣớt ván dù, dù lƣợn, thuyền buồm và những hoạt động thể thao giải trí khác (không sử dụng động cơ) ở trên và dƣới mặt nƣớc biển. Không cho phép sử dụng hoạt động mô tô nƣớc và các hoạt động kinh doanh có sử dụng động cơ.
- Khu vực bãi biển Hòn Rơm-Mũi Né đƣợc chia thành hai khu vực. Khu vực thứ nhất: từ khu du lịch Mũi Né Bay đến khu du lịch Đồi Hồng, có chiều dài bãi biển khoảng 3.500m. Từ 01/3 đến 30/9 hàng năm, không cho phép tổ chức, khai thác các loại hình: lặn biển, ca nô dù kéo, ca nô kéo diều, ca nô lƣớt ván, lƣớt ván buồm, lƣớt ván diều, lƣớt ván dù, dù lƣợn, mô tô nƣớc, thuyền buồm, tàu đáy kính và những hoạt động thể thao giải trí khác ở trên và dƣới mặt nƣớc biển. Từ 01/10 đến cuối tháng 02 hàng năm, đƣợc phép tổ chức các hoạt động thể thao giải trí ở trên và dƣới mặt nƣớc biển. Khu vực thứ hai: từ khu du lịch Biển Cát đến khu du lịch Biển Nam chiều dài bãi biển khoảng 2.000m chỉ đƣợc tổ chức loại hình thể thao mô tô nƣớc.
- Khu vực bãi tắm Thuận Quý, từ khu du lịch Phong Thủy - khu du lịch Tấn Phát; chiều dài bãi biển khoảng 7.000m. Loại hình đƣợc phép tổ chức, khai thác là: lặn biển, ca nô dù kéo, ca nô kéo diều, ca nô lƣớt ván, lƣớt ván buồm, lƣớt ván
diều, lƣớt ván dù, dù lƣợn, mô tô nƣớc, thuyền buồm, và những hoạt động thể thao giải trí khác ở trên và dƣới mặt nƣớc biển.
- Khu vực bãi tắm biển Cam Bình: có không gian từ khu du lịch cộng đồng