Tiềm năng du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh bình thuận (Trang 65 - 79)

2.2. Tiềm năng du lịch dải ven biển Bình Thuận

2.2.2. Tiềm năng du lịch văn hóa

2.2.2.1. Các di tích văn hóa-lịch sử

Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, Bình Thuận còn sở hữu nhiều di tích văn hóa-lịch sử có giá trị nhƣ Trƣờng Dục Thanh, Bảo Tàng Hồ Chí

Minh Chi Nhánh Bình Thuận, Dinh Vạn Thuỷ Tú, Đình Bình An, Chùa Phật Quang, Chùa Cổ Thạch,…

- Trƣờng Dục Thanh tọa lạc tại số 39 đƣờng Trƣng Nhị, phƣờng Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Trƣờng Dục Thanh đƣợc xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trƣờng Đông Kinh Nghĩa Thục ), trƣờng Dục Thanh có ý nghĩa “Giáo dục thế hệ thanh thiếu niên” thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống, lúc bấy giờ trƣờng đƣợc xem là ngôi trƣờng tiến bộ vang danh khắp nơi. Năm 1910 trên đƣờng ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc Ngƣời thanh niên yêu nƣớc Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học tại Trƣờng Dục Thanh. Trong những ngày Thầy Thành giảng dạy ở nơi đây đã để lại tình cảm yêu thƣơng, quyến luyến của đồng nghiệp, các em học sinh và cả nhân dân Bình Thuận.

Ngôi trƣờng nguyên trạng nơi Bác dạy học qua thời gian đã bị hƣ hỏng khá nhiều. Hiện nay, du khách đến Trƣờng Dục Thanh sẽ đƣợc tham quan ngôi trƣờng đƣợc phục chế với nguyên bản của ngôi trƣờng cũ (03 dãy bàn ghế, một tấm bảng đen..), Nhà Ngƣ, Ngoạ Du Sào, Cây Khế Bác Hồ, Giếng Nƣớc và cảnh quan xung quanh đƣợc bố trí rất hài hoà sẽ làm cho du khách nhƣ có cảm giác hình ảnh của Bác vẫn đang ở nơi này. Khu di tích Dục Thanh đã đƣợc Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986.

- Bảo Tàng Hồ Chí Minh Chi Nhánh Bình Thuận nằm bên cạnh khu di tích Dục Thanh, chính quyền và nhân dân địa phƣơng đã xây dựng thêm công viên, nhóm tƣợng đài “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi”.

Nhà trƣng bày các hiện vật giới thiệu về cuộc đời họat động của Bác đã đƣợc xây dựng và hoàn thành vào ngày 19/5/1986. Đây là một trong những nơi đƣợc các cơ quan đơn vị trong và ngòai tỉnh chọn làm nơi tổ chức dâng hƣơng, tƣởng niệm Bác, lễ kết nạp Đảng, Đoàn, tham quan, nghiên cứu học tập theo tƣ tƣởng của Bác Hồ.

- Dinh Vạn Thuỷ Tú là một trong những Dinh Vạn lớn và cổ xƣa nhất của nghề biển Bình Thuận. Dinh đƣợc xây dựng năm 1762 gồm Chính Điện đặt khám thờ Thần Nam Hải. Trong Dinh còn lƣu giữ 24 sắc phong của các đời Vua triều Nguyễn; lƣu giữ nhiều di sản văn hoá Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tƣợng thờ, hoàng phi, liên đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung..

Dinh Vạn Thuỷ Tú là nơi thờ cá Voi, với ngƣ dân cá Voi là vị Thần cứu giúp họ mỗi khi gặp tai nạn trên biển và là vị thần thuỷ chung với ngƣ dân nên đƣợc ngƣ dân kính yêu và tôn trọng. Qua 200 năm, Vạn Thuỷ Tú đã có 3 tẩm với trên 100 Bộ Cốt Ông đƣợc thờ, trong đó có hàng chục bộ cốt rất lớn. Đặc biệt, du khách đến với Dinh Vạn Thuỷ Tú sẽ tận mắt chiêm ngƣỡng bộ xƣơng cá Voi lớn nhất Đông Nam Á có chiều dài 22 m. Dinh Vạn Thuỷ Tú đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996.

- Đình Bình An do dân làng Bình An xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII đến năm tự đức thứ 13 (Nhâm Thìn 1832) đình làng mới xây dựng lại kiên cố và giữ nguyên đến ngày nay. Từ ngoại thất, nội thất mặt dầu đã qua trùng tu nhiều lần nhƣng vẫn giữ nguyên đƣợc kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật thuở mới khởi dựng. Đình Bình An nằm ở vị trí thoáng mát, lƣng tựa vào động cát bay, mặt hƣớng về hƣớng biển thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đình Bình An chứa đựng nhiều tƣ liệu, di sản Hán Nôm thể hiện trên hoàng phi, liên đối và nhiều di sản văn hoá vật chất khác. Đình còn lƣu giữ một tấm bia đá cẩm thạch khắt ghi lại những sự kiện quan trọng trong quá trình dựng đình, tấm bia đá có chiều cao 1,40 m, chiều rộng 0,60 m là tấm bia duy nhất còn lại trong cát ngôi đình ở Bình thuận.

Đến nay Đình Bình An là ngôi đình lớn và đẹp, tiêu biểu cho lối kiến trúc nghệ thuật dân gian ở Bình Thuận. Đình đã đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996.

- Chùa Phật Quang đƣợc xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, toạ lạc ở phƣờng Hƣng Long, thành phố Phan Thiết. Vị trí ngôi chùa vào thời điểm xây dựng dân cƣ thƣa thớt, bao quanh là đồi cát mênh mông chạy dài ra biển nên trong dân gian cũng có tên gọi là Chùa Cát.

Nét đặc trƣng nhất của chùa Phật Quang là chùa còn giữ gìn bảo quản rất tốt nhiều bộ phận thuộc di sản văn hoá có giá trị nhƣ chiếc đại hồng chung lớn đúc bằng đồng chạm khắc đẹp, tinh tế và 4 mặt chuông khắc địa danh, lịch sử chùa cũng nhƣ niên đại, chuông đƣợc đúc vào năm canh ngọ 1750 dƣới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát và Bộ kinh Pháp Hoa đƣợc làm bằng gỗ thị. Bộ kinh Pháp Hoa gồm 118 bản khắc cả 2 mặt bằng chữ Hán đƣợc khắc rất tỉ mỉ, công phu, trong đó có 7 bản khắc hoạ hình ảnh đức phật thuyết pháp. Bộ kinh phật bằng gỗ đƣợc làm trong 28 năm, từ năm 1704 đến năm 1732 mới hoàn thành.

Trong số các ngôi chùa cổ ở Bình Thuận, Chùa Phật Quang ngoài kiến trúc và nội dung chứa đựng nhiều di sản văn hoá nói chung và văn hoá phật giáo nói riêng, Chùa còn có hoa viên đẹp là nơi thu hút nhiều phật tử và du khách đến tham quan, chiêm bái.

- Cổ Thạch Tự hay còn gọi là Chùa Hang toạ lạc tại bờ biển xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết khoảng 100 km về hƣớng Bắc, đƣợc ẩn mình trong hang động tự nhiên với cảnh non nƣớc hữu tình. Chùa đƣợc xây dựng năm 1835-1836 trên khu đồi núi thấp, nằm ở độ cao 64m so với mặt nƣớc biển, lợi dụng những hang đá để xây dựng chùa. Đầu tiên Chùa chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo đến thời Thiệu Trị Chùa đƣợc xây dựng lớn cả về không gian lẫn nghệ thuật và còn giữ hầu nhƣ nguyên vẹn đến ngày nay. Toàn bộ ngôi chùa có diện tích 1200 m2, bao gồm : Khu chánh điện, khu tam quang ngoại và các công trình phụ cảnh khác.

Đầu năm 1997 chùa xây dựng thêm nhiều tƣợng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển, tạo phong cảnh đẹp khi đứng trên Chùa Hang nhìn xuống. Khách đến

Chùa hàng ngày khá đông, riêng vào những ngày giỗ tổ Chùa (25/5 âm lịch), Lễ Nghinh Ông (16/6 âm lịch), Lễ Tiết Thanh Minh chùa thu hút hàng vạn lƣợt khách đến viếng chùa, vãn cảnh. Ngày 21/12/1993 Chùa Hang đƣợc Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia.

2.2.2.2. Các di tích lịch sử, kiến trúc

Cùng với các di tích văn hóa-lịch sử, Bình Thuận còn là nơi có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc độc đáo nhƣ Hải Đăng Khe Gà, Tháp Nƣớc Phan Thiết, Cụm Tháp Chăm Pô Sah Inƣ.

- Hải Đăng Khe Gà đƣợc xây dựng trên đỉnh đảo Khe Gà, đảo có diện tích 05 ha thuộc vùng biển xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km về phía Đông Nam. Hải Đăng Khe Gà do một kỹ sƣ ngƣời Pháp tên Chnavat thiết kế, xây dựng để hƣớng dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ đầu năm 1897 đến cuối năm 1898 mới khánh thành, để ghi dấu lại thời gian xây dựng ngƣời ta đã đặt ngay cửa vào Hải Đăng một tấm đá hoa cƣơng lớn khắc số 1899. Hải Đăng Khe Gà chính thức hoạt động vào năm 1900.

Trên đảo ngọn Hải Đăng đƣợc xây dựng tƣơng đối đồ sộ, có thể đây là ngọn hải đăng cao nhất trong nƣớc, đƣợc xây bằng đá hoa cƣơng do ngƣời Pháp mang đến. Ngày nay, Hải Đăng Khe Gà đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn không chỉ về nghệ thuật kiến trúc, mà còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn du khách.

- Tháp Nƣớc Phan Thiết (Đài nƣớc) đƣợc xem là biểu tƣợng của thành phố biển Phan Thiết, Tháp Nƣớc nằm bên dòng Sông Cà Ty hiền hoà tô điểm cho thành phố Phan Thiết càng đẹp và lãng mạng hơn trong lòng du khách.

Tháp Nƣớc đƣợc xây dựng từ cuối năm 1928 đến năm 1934 mới hoàn thành, thiết kế tháp nƣớc do Hoàng thân của Vƣơng Quốc Lào Suphanouvong là kỹ sƣ trƣởng khu Công chánh Nha Trang. Tháp nƣớc có chiều cao từ nền sân lên đến đỉnh là 32 m, tháp có 2 phần: phần trên là bầu đài (bồn nƣớc) hình bát giác, phần dƣới là thân đài. Tháp Nƣớc đƣợc xây dựng đã hơn 70 năm, với sự tàn phá của khí hậu miền biển Phan Thiết và các trận bão lũ lịch sử nhƣng Tháp Nƣớc luôn cùng nhân dân Bình Thuận hƣớng đến tƣơng lai tƣơi đẹp.

- Cụm Tháp Chăm Po Sah Inƣ, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 6 km, trên tuyến đƣờng đi khu du lịch Mũi Né - Hòn Rơm, có thể dễ dàng nhìn thấy Cụm Tháp đứng sừng sững, trầm mặc trên đỉnh đồi, cạnh Lầu Ông Hoàng. Đây là Cụm Tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ.

Nhóm đền Tháp Chăm Pô Sah Inƣ đƣợc xây dựng giữa thế kỷ thứ VIII để thờ thần Shiva, bao gồm 03 cụm tháp : Tháp A cao 16 m, Tháp B cao 13 m và Tháp C cao 5 m. Chính giữa Tháp A có bệ thờ Linga – Yoni bằng đá trơn, biểu tƣợng của cơ quan sinh dục Nam – Nữ, vật linh thiêng nhất của ngƣời Chăm thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, phát triển của dân tộc Chăm. Tƣơng truyền Tháp C là nơi thờ thần lửa và cũng là nơi ngồi đợi trƣớc khi vào làm lễ ở tháp chính, Tháp B thờ Bò thần Nandin nhƣng nay Bò thần đã không còn. Tháp hình vuông, ba tầng, càng lên phía trên càng nhỏ lại, các trụ áp tƣờng của tháp đều là hình trụ thuộc phong cách nghệ thuật với nhóm Tháp Hoà Lai. Tất cả các cửa chính của cụm tháp đều quay về hƣớng Đông, theo quan niệm của ngƣời Chăm là hƣớng của thần linh. Tháp Pô Sah Inƣ đã đƣợc Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia ngày 03/8/1991. Hiện nay, Tháp Pô Sah Inƣ đƣợc mở cửa đón du khách thập phƣơng đến chiêm ngƣỡng vẻ đẹp cổ kính chứa đựng nhiều bí ẩn chƣa đƣợc khám phá về nghệ thuật xây dựng của ngƣời Chăm.

2.2.2.3. Các lễ hội truyền thống

Từ năm 2005 đến nay, Bình Thuận đã chọn 07 lễ hội Văn hóa tiêu biểu phát triển du lịch:Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty, lễ hội Katê của ngƣời Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ hội Nghinh Ông của ngƣời Hoa, lễ hội Cầu ngƣ của ngƣ dân các vạn chài Phan Thiết, lễ hội Ramƣwan của ngƣời Chăm theo đạo Hồi, lễ hội Trung thu và lễ hội Dinh Thầy Thím.

Các lễ hội này đều dựa trên nguyên tắc bảo tồn giá trị truyền thống, loại bỏ dần yếu tố lạc hậu, khai thác tiềm năng của lễ hội để phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ đƣợc giá trị chân thực của lễ hội, không sáng tạo theo cảm tính và can thiệp vào phần lễ, vốn đƣợc coi là cốt lõi của lễ hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thức, nội dung tổ chức phần hội cũng không ngừng đổi mới để theo kịp xu hƣớng thời đại nhƣng vẫn không làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có của mỗi cộng đồng dân tộc và mỗi loại hình lễ hội.

- Lễ Hội Dinh Thầy Thiếm đƣợc tổ chức vào ngày 14-16 tháng 9 âm lịch hàng năm, tại di tích Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Lễ hội diễn ra nhân ngày giỗ Thầy Thím - đây là một trong số ít những lễ hội phía Nam đƣợc đƣa vào từ điển Lễ hội Việt Nam. Vào dịp lễ hội, rất đông ngƣời dân địa phƣơng thƣờng đến Dinh để cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn của mình đƣợc thuận lợi đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc riêng, thu hút đông đảo du khách thập phƣơng tham gia. Lễ hội có nhiều trò vui cuốn hút mọi ngƣời nhƣ: Chèo Bả Trạo, diễn xƣớng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi múa lân… tạo nên một không khí hội hè vô cùng sôi động.

- Lễ Hội Cầu Ngƣ là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với tín ngƣỡng và đời sống của cƣ dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội cầu ngƣ có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm

nét dân gian. Lễ hội Cầu ngƣ ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết thƣờng diễn ra vào ngày 20/6 âm lịch hằng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian của ngƣ dân miền biển nhƣ hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng,…

- Ngày hội đua thuyền đƣợc tổ chứcvào mùng 2 tết Nguyên Đán mỗi năm trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết. Đây là một trong những hoạt động thể thao lâu đời, gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của ngƣời dân ở đây mỗi dịp xuân về. Trong không khí tƣng bừng, náo nhiệt của những ngày đầu năm hàng vạn ngƣời dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắp các nơi về đây đua tài. Từ trên bờ sông nhìn xuống, những chiếc thuyền đua nhƣ những mũi tên xé nƣớc trên dòng nƣớc trong xanh trong tiếng hò dô vang dội của các tay chèo hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của ngƣời xem tạo nên một không khí rộn ràng sôi động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phƣơng.

- Lễ Hội Nginh Ông Quan Thánh Đế Quân là một lễ hội văn hóa dân gian truyền thống có từ lâu đời, tiêu biểu cho phong tục tập quán và tín ngƣỡng của ngƣời Hoa Phan Thiết – Bình Thuận. Cho đến nay lễ hội vẫn lƣu giữ đƣợc những yếu tố văn hóa dân gian nguyên gốc của ngƣời Hoa và giàu tính nhân văn. Nội dung chính của lễ hội thể hiện ƣớc vọng chung của nhân dân cầu cho mƣa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngƣời dân đƣợc ấm no hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân đáo lệ tổ chức hai năm một lần (vào các năm chẵn).

Với không gian lễ hội tại Quan Đế Miếu (Chùa Ông), 4 Hội quán và các đƣờng phố trung tâm thành phố Phan Thiết, Lễ hội gồm nhiều nghi thức lễ truyền thống và Nghinh rƣớc Ông Quan Thánh du hành liên tục diễn ra trong 3 ngày.

Theo chƣơng trình, các nghi lễ chính sẽ diễn ra tại Quan Đế Miếu (Chùa Ông) là: Thỉnh Thánh Mẫu, Thỉnh kinh, Thỉnh kiệu Thần Chiêu Ứng Công, Yết Quan Thánh, Chiêu vong linh Tiền Hiền, Phóng sanh, Cúng ngọ, Thả thuyền tại cửa biển Phan Thiết. Ngoài ra còn có các Lễ ra mắt Ông của các Hội quán, các đoàn nghệ thuật dân gian, biểu diễn Rồng xanh dài nhất Việt Nam và Chƣơng trình văn nghệ dân gian Hoa tại sân khấu Ngã 7 Phan Thiết.

Gần đây nhất, lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 9 năm 2012 diễn ra từ ngày 04 – 06/9/2012 đã thu hút hàng ngàn du khách cũng nhƣ bà con ngƣời Hoa các tỉnh, thành lân cận đến tham gia và thƣởng lãm. Riêng phần hội Nghinh Ông du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch dải ven biển tỉnh bình thuận (Trang 65 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)