Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện (Trang 58 - 65)

11. Cấu trúc luận văn

3.2. ộng cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện

3.2.2. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện

hiện qua khía cạnh nhận thức

ể làm rõ động cơ của ngƣời hiến máu tình nguyện thông qua nhận thức của họ, chúng tối đã phỏng vấn 15 ngƣời, bao gồm 05 cán bộ, 05 ngƣời lao động tự do và 05 sinh viên tham gia hiến máu. Kết quả phân tích sự hiểu biết về việc hiến máu tập chung vào các khía cạnh sau:

Nhận thức về ý nghĩa của việc hiến máu:

Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam vẫn chƣa có thành phần nào thay thế đƣợc cho máu và các sản phẩm máu phục vụ điều trị ngƣời bệnh. Trong trƣờng hợp bệnh nhân không có máu để truyền có thể gây khó khăn cho công tác điều trị của ngành y tế và đặc biệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của ngƣời bệnh.

Qua trao đổi với ngƣời hiến máu tại Liên đoàn lao động quận Hai Bà Trƣng, chị L. T. N (31 tuổi) cho biết: “Cách đây 3 năm bố tôi bị tai nạn phải

nằm điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Lúc đó bệnh viện nói bố tôi cần phải truyền 2 đơn vị máu nhóm B và yêu cầu người nhà lên hiến. Khi ấy chồng tôi đi công tác nước ngoài, tôi thì không đủ cân nặng để hiến máu, nhà không có ai có thể tham gia hiến máu được, tôi lo lắng không biết phải làm sao. Đang lúc chưa tìm ra cách giải quyết thì vô tình tôi đi qua phòng giao ban của Khoa cấp cứu của bệnh viện nghe thời sự ti vi đưa tin tại Hà Nội đang thiếu máu điều trị và có ngày hội hiến máu hiến máu Lễ hội Xuân hồng tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương nhằm khắc phục tình trạng này. Tôi đã tìm và liên hệ với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để hỗ trợ máu điều trị cho bố tôi. Quan trọng qua việc này tôi hiểu một điều rất quan trọng là nếu không có người hiến máu thì sẽ không có máu để điều trị cho bệnh nhân. Việc hiến máu không chỉ là hành động hiến một phần máu của mình chia sẻ với cộng đồng mà nó còn là cả sự hy vọng, niềm vui của biết bao người thân, gia đình của người bệnh”.

Nhận thức về tiêu chuẩn tham gia hiến máu an toàn:

Theo tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện [31] thì việc hiến máu hoàn toàn không có hại tới sức khỏe nếu làm theo đúng các hƣớng dẫn của thầy thuốc. ác hƣớng dẫn ấy bao gồm tiêu chuẩn hiến máu, những căn dặn trƣớc – trong – sau khi tham gia hiến máu, tại điểm hiến máu và sau khi dời khỏi điểm hiến máu.

Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn những ngƣời hiến máu tại phƣờng Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai thì hầu nhƣ mọi ngƣời đều nhớ các tiêu chuẩn để tham gia hiến máu nhƣ cân nặng với Nam là 45kg trở lên, với Nữ là 42kg trở lên, không mắc các bệnh lây nhiễm qua đƣờng máu, …

Anh T. A. T (38 tuổi, Hoàng Mai) cho biết: “Lần trước tôi đến hiến máu tại xe hiến máu gần Đại học Kinh tế quốc dân mà không hiến được do

huyết tương bị đục, chắc hôm đó do tôi mới ăn bát phở bò nên thế.. Hôm nay tôi ăn bánh cuốn chắc sẽ được hiến”. iều đó chứng tỏ ngƣời hiến máu họ rất hiểu và quan tâm đến các tiêu chuẩn để có thể hiến máu an toàn cho bản thân mình và cho chính đơn vị máu truyền cho ngƣời bệnh. Họ đã chú ý đến yếu tố “tự sàng lọc” chính mình trƣớc khi đi hiến máu.

Nhận thức về lợi ích của người hiến máu và lợi ích cho xã hội

thông qua việc hiến máu:

ũng theo tài liệu Cẩm nang vận động hiến máu tình nguyện [31] trong máu có nhiều tế bào máu, mỗi loại tế bào có đời sống nhất định nhƣ tế bào Hồng cầu có thời gian sống từ 90 – 120 ngày, tế bào Bạch cầu có đời sống từ 3 – 5 ngày, tế bào tiểu cầu cũng có đời sống từ 3 – 5 ngày,… Và bình thƣờng cơ thể vẫn có hoạt động chuyển hóa, sản sinh các tế bào máu mới thay thế các tế bào già cỗi. Bên cạnh đó mỗi khi cơ thể có kích thích nhƣ mất máu, các “cơ quan” đó sẽ tăng sinh gấp nhiều lần bình thƣờng để cơ thể đƣợc bảo vệ. ác tế bào máu cũng vậy, khi cơ thể mất máu, tủy xƣơng sẽ tăng sinh các tế bào máu để đảm bảo tuần hoàn của cơ thể đƣợc đảm bảo.

Khi đƣợc hỏi tại sao phải uống nhiều nƣớc trƣớc khi hiến máu, bạn T. N. T (21 tuổi, ại học Bách khoa) cho biết: “Đó là để cơ thể cân bằng. Em đã đọc tài liệu và được các bạn tình nguyện viên vận động hiến máu nói rồi ạ. Cơ thể chúng ta 70% là nước và trong máu chiếm khoảng 55% nước, vì vậy khi hiến máu chúng ta sẽ mất khoảng 55% nước trong đơn vị máu hiến”.

Bên cạnh những hiểu biết về lợi ích của hiến máu cho bản thân, nhiều ngƣời hiến máu cũng nhận thấy nó có lợi ích cho xã hội rất lớn. Việc hiến máu không chỉ để đảm bảo nhu cầu máu điều trị cho những ngƣời bệnh mà nó còn mang ý nghĩa giáo dục lòng nhân ái, chia sẻ với cộng đồng, tình tƣơng thân tƣơng ái.

Một Lãnh đạo cộng đồng của trƣờng ại học Xây dựng (P. D. H, 51 tuổi) cho biết: “Chúng tôi tổ chức hoạt động hiến máu này với rất nhiều mong muốn nhưng mong muốn lớn nhất đó là ngoài việc học kiến thức ở trường, các em có các hoạt động nhân đạo, chia sẻ, tình nguyện khác. Để khi ra trường các bạn có kiến thức và biết sống và biết nghĩ vì người khác. Quan niệm của chúng tôi, nếu bạn giỏi, bạn có năng lực nhưng trái tim bạn không có tình cảm, việc làm của bạn không nghĩ cho người khác thì bạn sẽ không thể thành công được”.

3.2.3. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể

hiện qua khía cạnh cảm xúc

ũng giống nhƣ lý do tham gia hiến máu tình nguyện, cảm xúc mà cá nhân nhận đƣợc qua đƣợc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cá nhân tham gia hoạt động tình nguyện. Bởi vậy, cảm xúc nhƣ một khía cạnh của động cơ và chúng tôi cũng xem xét các cá nhân thƣờng trải qua những cảm xúc nào trong quá trình tham gia hiến máu.

Bảng 3.6 dƣới đây cho thấy: những ngƣời hiến máu có cảm xúc rất tốt khi tham gia hiến máu. Trong đó các cảm xúc cụ thể nhƣ sau:

Cảm thấy “vui vì đã giúp được người bệnh nào đó đang cần truyền máu” ( TB = 3,60, SD = 0,61) là cảm xúc mà nhiều ngƣời thƣờng xuyên có đƣợc nhất khi tham gia hiến máu. Tiếp đến là sự “Tự hào vì mình đang làm một việc tốt cho cộng đồng” ( TB = 3,62), có 70% những ngƣời hiến máu rất thƣờng xuyên có cảm xúc này.

Ngoài ra, phần lớn những ngƣời tham gia cũng trải qua cảm xúc “Sung sướng vì làm theo sự giáo dục của gia đình, nhà trường về sự chia sẻ với cộng đồng” ( TB = 3,03, SD = 0,94), “Vui mừng vì đã vượt qua nỗi sợ hãi

của bản thân để hiến máu cứu người” khi tham gia hiến máu tình nguyện ( TB = 3,21; SD = 0,88).

Bảng 3.2. Các biểu hiện cảm xúc của người tham gia hiến máu

STT Những cảm xúc TB SD

1 Tôi rất vui vì đã giúp đƣợc ngƣời bệnh nào đó đang

cần truyền máu 3,60 0,61

2 Tôi vui mừng vì nhận đƣợc tiền bồi dƣỡng và quà

tặng sau khi hiến máu 2,04 0,87

3 Tôi tự hào vì mình đang làm một việc tốt cho cộng đồng 3,62 0,58 4 Tôi tự hào vì đƣợc ngƣời khác thừa nhận mình là

ngƣời dũng cảm 2,33 1,05

5 Tôi sung sƣớng vì làm theo sự giáo dục của gia đình,

nhà trƣờng về sự chia sẻ với cộng đồng 3,03 0,94 6 Tôi vui mừng vì đã vƣợt qua nỗi sợ hãi của bản thân

để hiến máu cứu ngƣời 3,21 0,88

7 Tôi có chút lo sợ hiến máu sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe 2,11 1,02

iểm trung bình chung 2,85 0,85

Bên cạnh đó, các cảm xúc nhƣ “Vui mừng vì nhận được tiền bồi dưỡng và quà tặng sau khi hiến máu” ( TB = 2,04; SD = 0,87), “Lo sợ hiến máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” ( TB = 2,11; SD = 1,02), v.v… có xuất hiện ở những ngƣời hiến máu nhƣng không nhiều.

Bên cạnh đó các cảm xúc tích cực cần đƣợc duy trì và tăng lên ở những ngƣời tham gia hiến máu, đồng thời với đó là hạn chế những cảm xúc chƣa tích cực. iều đó phụ thuộc vào các cơ sở tiếp nhận máu thông qua cách tuyên truyền, vận động và tổ chức các điểm hiến máu, chăm sóc những ngƣời hiến máu. ồng thời các cơ sở tiếp nhận máu cần minh bạch việc ngƣời hiến máu tình nguyện nhƣng bệnh nhân vẫn phải trả tiền khi truyền máu, tránh ngƣời hiến máu hiểu sai bản chất vấn đề.

3.2.4. Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện thể hiện qua tính tích cực hành động hiện qua tính tích cực hành động

Thông thƣờng, khi có ý định tham gia hiến máu, đa số ngƣời hiến máu sẽ có một số hành động cụ thể nhƣ ở Bảng 3.2. Nhìn chung, những ngƣời tham gia hiến máu tình nguyện có mức độ tích cực tham gia hành động ở mức trung bình ( TB = 2,98, SD = 0,82).

Bảng 3.3. Tính tích cực hành động của những người tham gia

hiến máu tình nguyện

STT Những hành động TB SD

1 Tìm đọc những tài liệu, thông tin liên quan đến máu

và hiến máu 2,88 0,80

2 Nghe, xem, nhìn các phƣơng tiện truyền thông đại

chúng những chuyên mục về máu và hiến máu 2,97 0,74 3 Tham gia sinh hoạt âu lạc bộ, đội, nhóm về hiến máu 2,74 1,01 4 Trao đổi với bạn bè, ngƣời thân xung quanh vấn đề về

máu và hiến máu 2,82 0,82

5 Luôn có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân để có đủ

tiêu chuẩn tham gia hiến máu 3,29 0,65

6 Vận động bạn bè, ngƣời thân tham gia hiến máu 3,13 0,79 7 Tham gia tuyên truyền cho phong trào hiến máu 3,01 0,92

iểm trung bình chung 2,98 0,82

Theo kết quả điều tra thực tế, hành động “luôn có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân để có đủ tiêu chuẩn tham gia hiến máu” đƣợc ngƣời hiến máu quan tâm nhiều nhất ( TB = 3,29, SD = 0,65), tƣơng đƣơng mức độ cao nhất. Trong khi đó các hành động khác đều ở mức 3 – thƣờng xuyên. Trong khi đó, việc “Tham gia sinh hoạt âu lạc bộ, đội, nhóm về hiến máu” ( TB = 2,74, SD = 1,01) và “Trao đổi với bạn bè, ngƣời thân xung quanh vấn đề về máu và

hiến máu” ( TB = 2,82, SD = 0,82) là hai hoạt động mà ngƣời tham gia hiến máu tình nguyện ít tham gia nhất.

Qua phỏng vấn sâu bạn L. T. T (Trƣờng ại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “nói chung, sinh viên chưa có nhiều hành động cụ thể để phục vụ cho việc hiến máu, các em thường chỉ đóng vai trò là người hưởng ứng nên đôi khi thụ động, thậm chí có những em đi hiến máu mà hoàn toàn chưa biết gì về nó, hành động mà các em thường làm hơn cả là vận động bạn bè đi hiến máu cùng mình”.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, để đảm bảo đơn vị máu tiếp nhận đƣợc thực sự an toàn, ngoài các kỹ thuật xét nghiệm y học hiện đại thì ngƣời hiến máu hoàn toàn tự nguyện về mặt hành vi. iều này đóng vai trò rất quan trọng. Họ đi hiến máu không vì vụ lợi cá nhân nhƣ để đƣợc khám sức khỏe, xét nghiệm máu miễn phí hay để đƣợc nhận tiền bồi dƣỡng, quà tặng… nếu hiến máu vì vụ lợi cá nhân họ dễ dàng che giấu những hành vi nguy cơ dẫn đến không an toàn cho đơn vị máu tiếp nhận, có thể những đơn vị máu ấy sẽ mang những vi rút trong giai đoạn “cửa sổ” mà các kỹ thuật xét nghiệm hiện nay chƣa phát hiện ra đƣợc.

Nhƣ anh T. V. A (nam, 25 tuổi, ngƣời hiến máu ở quận Cầu Giấy) cho biết: “trước khi đi hiến máu em cũng có lên mạng tìm đọc những thông tin về hiến máu và có những bạn tình nguyện viên tuyên truyền cũng nói những thông tin giống thế. Điều quan trọng em thấy đi hiến máu giúp được người bệnh là em tham gia thôi”.

Xét về mặt tâm lý, khi muốn thực hiện hành động nào đó bao giờ chủ thể cũng tìm hiểu những lợi ích và ảnh hƣởng hay hậu quả của hành động đó đối với bản thân. Hiến máu là một hoạt dộng có liên quan trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, việc cho đi những giọt máu quý giá sẽ có ảnh hƣởng nhƣ thế

nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều ngƣời hiến máu còn chƣa làm điều này trƣớc khi hiến máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)