XUNG ĐỘT TRONG CỐT TRUYỆN HÀNH TRÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 26 - 37)

Thuật ngữ xung đột thường được dùng khi nói đến tác phẩm kịch, kịch bản phim, hay tự sự giàu tính đối kháng. Theo Từ điển thuật ngữ văn

học, xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để

xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật... thường xuất hiện dưới dạng va chạm, tức là những đụng độ trực tiếp, sự chống đối giữa các thế lực hoạt động được mô tả trong tác phẩm: giữa tính cách với hồn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa những phương diện khác nhau của một tính cách…[369; 14].

Cũng theo đó, xung đột là cơ sở và lực thúc đẩy của hành động, quy

định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện, trình bày, khai đoạn, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, cao trào, kết thúc [369; 14]. Xung đột

ở đây được nhìn nhận một cách chung nhất, trong mối quan hệ với kết cấu cốt truyện hành trình ở Chùm nho phẫn nộ, xung đột được xem là cách bố

Theo khảo sát, câu chuyện của gia đình Joad được tóm tắt bằng những điểm lớn, có vài trị chuyển hướng sau:

- Xung đột 1: Gia đình Joad sẵn sàng lên đường nhưng ông nội nhất quyết không đi, cả nhà chuốc rượu cho ông say để đưa ông lên ô tô.

- Xung đột 2: Gia đình Joad rời bỏ lán trại Weedpatch vì khơng thể tìm nổi việc làm dù điều kiện sinh hoạt ở lán trại này rất tốt.

- Xung đột 3: Tom giết người và buộc phải bỏ trốn, gia đình Joad rời khỏi khu trại hái đào.

Ba xung đột trên được xem là khái quát nhất, phân khúc toàn bộ thảm kịch của gia đình Joad thành ba phần. Trong đó xung đột ba đẩy câu chuyện lên cao trào, mở nút của nó sẽ là kết thúc tồn bộ câu chuyện.

Ở mỗi phần, dưới xung đột lớn tạo bước ngoặt, lại chứa nhiều điểm

kịch tính, có vai trị làm căng thẳng xung đột (tạm gọi đó là những điểm kịch tính 1, 2, 3...).

Phần mở đầu bắt đầu bằng sự kiện Tom Joad ra tù trở về trang trại của gia đình tại vùng đồng cỏ Oklahoma cho tới điểm xung đột 1. Tom ngạc nhiên trước cảnh: căn nhà bé nhỏ bằng gỗ bị đè bẹp một phía, bị giật rời khỏi móng đến nỗi một góc nhà bị sập và qua các lỗ ở cửa sổ phía trước, hiện rõ những mảnh trời xanh nằm rất cao phía trên trời. Các bờ rào đã biến đi, bông mọc trong san tận sát nhà, bông bao quanh chuồng ngựa, bông xâm lấn tận các nhà phụ nhỏ nằm lật nghiêng sóng sồi, cái sân… giờ đây đã biến thành ruộng đồng và ở đấy chỉ có bơng mọc [85; 26]. Ngơi nhà

vắng tanh, cảnh vật khơng cịn như trong hồi tưởng của Tom không những làm cho Tom Joad mà ngay cả độc giả cũng băn khoăn: chuyện gì đã xảy ra? (điểm kịch tính 1).

Thắt nút đầu tiên được giải quyết bằng sự xuất hiện của Muley, gã lang thang không chịu rời bỏ mảnh đất của mình bất chấp việc cưỡng chế của chính phủ. Qua Muley, Tom hiểu, gia đình anh đang ở cảnh khốn cùng. Nếu anh khơng tìm đến họ, có thể họ sẽ đi California mà mãi mãi không thể gặp anh.

Cùng mục sư Casy tới nhà chú John, Tom gặp lại cả nhà trong niềm

vui đoàn tụ. Anh khiến mọi người thêm phấn chấn, càng thêm quyết tâm

chuẩn bị cho chuyến đi dài. Một vấn đề phát sinh đặt ra, gia đình mười hai người cùng đồ đạc, thức ăn… chất lên một chiếc xe thổ tả, có thể chứa thêm một người nữa là mục sư Casy? (điểm kịch tính 2) .

Cuộc họp gia đình diễn ra và ý kiến của người mẹ đã quyết định, sẽ có Casy cùng đi. Mọi việc trôi chảy cho đến lúc ông nội thay đổi ý kiến, gan lì địi ở lại.

Sau xung đột 1, hành trình trên đường 66 bắt đầu. Xung đột 1 mở ra những câu chuyện mới và những điểm kịch tính mới.

Phần hành trình chứa xung đột 2, gói trọn chuyến đi của gia đình Joad tới California, ở đây mọi người đối mặt với vơ vàn khó khăn, thiếu nước, thiếu lương thực, sự hao hụt nhân lực, ơng bà nội mất… khó khăn lớn nhất là khơng tìm được việc làm để tiếp tục duy trì sự sống cho những người cịn lại.

Chiếc Hudson cũ kỹ cật lực lăn bánh trên đường 66, tới Oklahoma city. Đường phố náo loạn trước cơn di tản. Gia đình Joad gặp sự biến đầu tiên khi ông nội trúng phong đột ngột qua đời (điểm kịch tính 1). Cái chết bất ngờ của ơng khiến mọi người bàng hồng. Làm cách nào chơn cất ơng mà khơng để dính líu tới cảnh sát, khi mà có những bọn làm ruộng đào phải

phủ quan tâm tới người chết hơn người sống. Họ dùng trăm phương nghìn kế để dị tung tích người chết, xem y chết như thế nào? [289; 26]. Suy đi tính

lại, mọi người quyết định chơn xác ông cùng với lời giải thích về cái chết của ông - một cách bí mật, nhằm tránh những rắc rối không cần thiết. Cảnh tượng chôn cất ông nội giữa bãi đất hoang ghi lại những khoảnh khắc rất ấn tượng!

Cùng với vợ chồng Wilson, gia đình Joad tiếp tục cuộc hành trình. Sự cố hỏng xe và cuộc nói chuyện với hai người đàn ơng lạ mặt đen nhẻm về California không làm họ nao núng. Họ leo đèo vượt núi ở bang New Mexico và tới đất Arizona. Tới dịng sơng, cả nhà dừng chân ngâm mình dưới nước. Giữa giây phút êm đềm hiếm hoi, Noah bỏ đi vỏn vẹn vài lời với Tom: Tao

không muốn đi xa thêm nữa… tao sẽ đi dọc con sông này… tao sẽ kiếm một cái cần câu, tao câu cá. Bên con sông xinh đẹp thế này, người ta khơng chết đói được… Mày biết cả nhà rất tốt với tao nhưng xét cho cùng, họ không quan tâm tới tao… Tao rất buồn nhưng tao không thể làm khác được! [431; 26].

Noah bỏ đi (điểm kịch tính 2), bà nội ốm nặng. Gia đình Joad khơng thể chần chừ thêm nữa, âm thầm vượt sa mạc trong đêm. Tới được thung lũng California xanh um tùm và lộng lẫy… thành phố ở xa xa những làng nhỏ thu mình trong hốc các lùm cây và mặt trời ban mai nhuốm thung lũng vàng rực… cây đào, những lùm bồ đào và những mảnh đất trồng cam xanh thẫm [472; 26] lại là lúc bà nội mất (điểm kịch tính 3).

Trên đất California, mọi người ngỡ ngàng trước thực tế, nơi đây khơng hề có việc làm như tờ quảng cáo. Ai cũng ngao ngán trước cảnh trẻ con đói ăn vây kín nồi cháo ít ỏi. Khó khăn tiếp tục đổ xuống đầu mọi người khi Tom dính vào xơ xát với cảnh sát, anh chạy thoát và Jim Casy đã nhận tội thay cho anh (điểm kịch tính 4). Connie, đứa con rể vơ tích sự của ơng bà Tom lặng lẽ ra đi (điểm kịch tính 5). Chú John đi uống rượu, la hét: Mày

biết không, tao thèm được chết quá. Thèm ghê gớm. Chết một chút… mệt mỏi quá rồi [573; 26], Tom đã phải đánh chú ngất đi để mọi người tiếp tục

lên đường (điểm kịch tính 6).

Trại Weedpatch là một nơi dừng chân lý tưởng, nơi lần đầu tiên gia đình Joad được đối xử như con người. Cuộc sống trong trại Weedpatch là một trải nghiệm thú vị của tất cả thành viên trong gia đình. Lần đầu tiên hai đứa trẻ nhà Joad biết đến nhà vệ sinh xả nước, người mẹ biết đến khu vệ sinh của nam và nữ khác nhau… niềm vui của họ ở trại Weedpatch càng được nhân lên trong ngày khiêu vũ. Mọi thứ đều hoản hảo… chỉ thiếu một điều quan trọng là việc làm. Mọi người phải đối mặt với sự thật: Tom chỉ làm thuê được năm ngày, vẻn vẹn năm ngày… việc làm, không vẫn hồn khơng. Chúng ta khơng cịn tiền nữa… Rosasharn sắp đến ngày ở cữ… Phải quyết định làm cái gì đi… Chúng ta cịn mỡ đủ ăn một ngày, bột hai ngày, với mười củ khoai tây! [727; 26]. Ra đi là cách duy nhất gia đình Joad trốn

chạy khỏi cái đói!

Phần cao trào chứa xung đột 3, từ sự việc gia đình Joad vào trại hái

đào tới tình tiết Tom giết người và cả nhà một lần nữa phải bỏ trốn. Đây là xung đột lớn và cuối cùng của Chùm nho phẫn nộ.

Khó khăn này được tháo gỡ, khó khăn khác lại ập đến. Gia đình Joad được nhận vào trại hái đào nhưng không ngờ hành động của họ vơ tình đi ngược lại chủ trương biểu tình của một tổ chức lao động nhằm phản đối việc chủ trại thông đồng với cảnh sát đàn áp và ép giá nhân cơng. Tom tình cờ gặp lại Casy, giờ là người đứng đầu tổ chức biểu tình. Cả Tom và nhóm người bị phục kích. Chứng kiến cảnh Casy bị giết, Tom bất bình ra tay.

Bình n khơng thể đến với gia đình Joad khi Tom bị truy lùng, cả nhà vội vàng rời khỏi trại. Chùm nho phẫn nộ kết thúc dang dở ở chi tiết:

của cô đã chết. Không ai biết, số phận của Tom ra sao, những thành viên cịn lại của gia đình Joad sẽ thế nào… cho dù, cuối tác phẩm, một sự sống đã được hồi sinh.

John Steinbeck đã kể một câu chuyện đầy ắp tình tiết, đan xen những mâu thuẫn, tiếp nối những khủng hoảng. Xung đột, điểm kịch tính này được tạo ra, được giải quyết, xung đột, điểm kịch tính khác lại nảy sinh. Chính điều này tạo nên sự hấp dẫn không ngừng nghỉ cho một câu chuyện vốn dĩ thê lương và có phần dài dịng.

Kết cấu cốt truyện hành trình gia tăng tính biểu cảm cho xung đột. Chính sự giới hạn của khơng gian, thời gian và đặc điểm cố hữu của một câu chuyện hành trình là phải có điểm đặc sắc để kể đã khiến Chùm nho phẫn nộ có được những xung đột có tính kịch nhất (kịch ở đây là kịch tính).

Bỏ qua một số chương ngoại đề, hầu như chương nào cũng chứa một hay nhiều điểm kịch tính. Nhiều điểm kịch tính như chương XVIII, XX, XXII… nhưng cao trào là ở chương XXVI.

Để kiến tạo những xung đột trong cốt truyện, điểm kịch tính nối tiếp cần một khả năng sắp xếp tình tiết tinh tế và óc logic mạch lạc. Kết cấu cốt truyện hành trình của Chùm nho phẫn nộ rất gần với kết cấu của một kịch bản phim (cấu trúc 3 hồi của điện ảnh Mỹ). Xung đột 1 ứng với Hồi 1, từ xung đột 2 tới xung đột 3 ứng với Hồi 2. Từ xung đột 3 về sau là Hồi 3. Sự nối kết giữa các hồi rất chặt chẽ. Điều này đem tới một hình dung rõ ràng về chuyến đi của những nhân vật trong tác phẩm - như khi xem một bộ phim.

1.2. TỒN CẢNH

Khơng thể phủ nhận sức hấp dẫn từ những trang văn Chùm nho phẫn

nộ một phần ở tính chân thực. Tính chân thực này trước tiên xuất phát từ kiểu cốt truyện hành trình, cốt truyện có khả năng bao quát một hiện thực

rộng lớn. Cuộc hành trình từ bang Oklahoma tới bang California trên con đường 66 lịch sử của gia đình Joad là một sáng tạo của John Steinbeck nhưng không phi thực tế. Thực tế là khơng chỉ gia đình Joad mà hàng chục vạn người nông dân di tản ồ ạt tới những thành phố lớn, rời bỏ ruộng đất - hay bị mất ruộng đất.

Xuất phát của tác phẩm là một bài phóng sự của John Steinbeck viết năm 1936 về nơng dân vơ sản hóa vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế những năm 1930. Số liệu hay miêu tả trong tác phẩm do đó sát với tính chất của một bài báo.

Miền Trung Tây và Tây Nam, đất cằn đi, lại thêm các chủ tư bản cơ khí hóa nơng nghiệp khiến cho các tiểu nông lụn bại. Các ngân hàng là chủ nợ, nhân cơ hội chiếm đất của họ để trực tiếp khai thác. Họ mất đất, bị xua đi nơi khác. Những tờ quảng cáo cho họ biết ở California có th nhân cơng với giá cao. Họ đổ về California, tới nơi mới biết mình bị lừa. Cơng việc duy nhất ở California là hái quả và bông nhưng cũng chỉ có mùa. Điền chủ lại chờ người đến thật đông để ép giá nhân công.

Một cảnh tượng hãi hùng xuất hiện: điền chủ cho hủy hàng tấn rau quả để giữ giá, trong khi hàng nghìn gia đình lay lắt vì đói. Người nghèo sợ mất việc, cạnh tranh với những người di cư mới đến, vào hùa với cảnh sát để đàn áp. Miền đất hứa cho những người lang thang trở thành một nhà ngục lớn.

Khung cảnh thê lương, ai oán, chết chóc trong Chùm nho phẫn nộ chỉ là một phần của nhà ngục đó. Dịng người tị nạn chảy dài trên đường 66, khi thì họ đi trên những chiếc xe riêng lẻ, đơi khi hợp thành những đồn nhỏ... [243; 26]; Những chiếc xe ca ì ạch… như những con vật tội nghiệp, bị thương, khập khiễng, hổn hển. Máy nóng rừng rực, các gioăng long ra, ốc bị giơ, thùng xe lúc la lúc lắc [249; 26]; Giá như có thể tới được California,

tới xứ sở của cam trước khi cái đinh ốc cũ này tung ra [245; 26]; Có một gia đình mười hai người bị đuổi ra khỏi nhà. Họ khơng có ơ tơ. Họ bèn lấy các tấm sắt cũ làm một chiếc xe lăn và có của nả gì cứ việc chất lên đó. Họ đẩy nó ra bên lề đường 66 rồi chờ đợi. Một chiếc xe hòm đi qua, người chủ xe tình cờ làm quen với họ và móc nhà lăn kéo đi. Năm người trong bọn họ ngồi lên ô tô, bảy người kia ngồi trên nhà lăn, với cả một con chó nữa. Nhống một cái đã tới được California [250; 26]. Câu chuyện được kể trong

chương XII - ngoại đề về con đường 66 với giọng điệu bông đùa nhưng cay đắng.

Trong một cảnh khác, khi gia đình Joad cắm trại, người mẹ nhặt nhạnh chút thức ăn nấu cháo cho cả nhà, ngửi thấy mùi, một đám trẻ con vây xung quanh. Đám trẻ con câm lặng, đi chân đất, mặt mũi lem luốc…

[508; 26]. Và khi mùi thịt hầm xông lên mũi, chúng khẽ nhăn mũi lại [524; 26]. Tóc chúng đầy bụi đỏ hoe lấp lánh trong ánh mặt trời. Chúng cảm thấy

thèn thẹn khi đứng đây, nhưng chúng không tỏ vẻ bỏ đi… [524; 26]. Ở phía ngồi bọn trẻ con vét, cạo nồi quèn quẹt, với các mẫu gỗ, thìa và những mảnh sắt rỉ. Chiếc nồi bị che kín giữa một đám đơng hỗn độn, lúc nhúc. Bọn trẻ khơng nói năng, không đánh nhau hoặc cãi cọ nhưng háo hức, một sự hăng say lặng lẽ và dễ sợ [536; 26].

Đói khát bao trùm con đường 66, trở thành nỗi ám ảnh đặc quánh. Gia đình Joad dè sẻn từng mẩu lương thực cuối cùng nhưng cũng có lúc, để có cái ăn, cả nhà phải lăn lưng lao động cả ngày. Winfield ốm đau vì đói. Rosasharn đẻ non vì đói và những vất vả trên suốt hành trình. Cả nhà thấp thỏm, sợ hãi, nhịn nhục… cũng chỉ vì miếng ăn!

Khơng thể phủ nhận hơi hướng phóng sự trong tiểu thuyết này. Hơi hướng phóng sự trước tiên thể hiện ở thời điểm ra đời của tiểu thuyết và thời gian trong tiểu thuyết. Ở Chùm nho phẫn nộ, hai thời điểm này khá gần nhau.

Xuất bản năm 1939 nhưng những vấn đề trong tác phẩm gần như là vấn đề của thời hiện tại, vấn nạn di cư, nông dân mất ruộng đất là của những năm 1920, 1930 - trước và ngay thời điểm ra đời của tiểu thuyết. Dường như John Steinbeck đã chộp đúng điểm nóng để cho ra đời một Chùm nho phẫn

nộ gây tranh cãi trong cả giới phê bình văn học và chính trị.

Đứng ở góc độ nào, Chùm nho phẫn nộ cũng cho thấy một toàn cảnh hỗn độn, ngột thở, bần cùng… những đồn người đói rách, bẩn thỉu, những lán trại tồi tàn, những tay cảnh sát hung dữ, những trại lao động đơng đúc bóc lột người lao động… cái chết rình rập - có thể chết vì đói hay chết vì một tai nạn bất chợt nào đó.

Gia đình Joad đơng đúc cũng tan đàn sẻ nghé sau quá nhiều tai biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 26 - 37)