HỆ THỐNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 69 - 76)

KẾT CẤU NHÂN VẬT, SỰ KIỆN

3.1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT

Nhân vật văn học được coi là: con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học… là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống… chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người [202; 14].

Chùm nho phẫn nộ có khơng ít nhân vật. Mỗi nhân vật là một tính

cách, một bản sắc riêng. Để tạo nên sự khác nhau đó, nhà văn đã dụng cơng miêu tả, phám khá tính cách qua lời nói, cử chỉ, hành động… Sự sinh động của nhân vật nắm chìa khố cho sự thành cơng của tác phẩm.

Có nhiều phương pháp xây dựng nhân vật, lâu đời và đạt được nhiều thành tựu nhất là phương pháp phân tích tâm lý. Phân tích tâm lý tức là nhà văn thu hẹp, rút ngắn lại thế giới khách quan và biểu hiện nhân vật trong thế giới chủ quan. Tất cả những xung đột, những mâu thuẫn cụ thể của cuộc sống đi vào trong nhân vật. Tức là thâu tóm tồn bộ phản ứng của nhân vật trước tình huống, trước thử thách được đặt ra. Vì vậy khi nhà văn miêu tả chính q trình tâm lý đang diễn ra bên trong tâm hồn con người - đó là con đường có hiệu quả nhất thể hiện đầy đủ và sâu sắc phần cuộc sống chìm khuất bên trong các nhân vật [22].

Một câu hỏi đặt ra, làm thế nào để nhận dạng một cá nhân, Dante đã nói: trong mọi hành động, ý định trước tiên của kẻ hành động là biểu lộ ra

hình ảnh của chính mình [16].

Sự ra đời của tiểu thuyết tâm lý được Milan Kundera lý giải: thế kỷ 18

Richardson khám phá ra hình thức tiểu thuyết gồm những lá thư, trong đó nhân vật thổ lộ ý nghĩ và tình cảm của họ, từ đó Richardson đã đưa tiểu thuyết và con đường khai phá cuộc sống bên trong của con người [16] - tức

sự ra đời của tiểu thuyết tâm lý.

Tới M. Proust và J. Joyce theo Milan Kundera đã đạt đến đỉnh cao:

Joyce phân tích một cái gì đó khơng thể nắm bắt được, hơn cả cái thời gian đã mất của Proust… khoảnh khắc hiện tại trong khi tiểu thuyết của Kafka là sự hợp nhất khơng có khe hở giữa giấc mơ và thực tại [16].

Trở về với Chùm nho phẫn nộ, phân tích tâm lý dường như là một điều xa lạ với John Steinbeck. Nếu phân tích tâm lý soi rọi mọi chân tơ kẽ tóc những ẩn ức thầm kín nhất của con người thì John Steinbeck chọn cách giản đơn hơn để lý giải và xây dựng nhân vật của mình: tả chân.

Chùm nho phẫn nộ thể hiện những nét đặc sắc về lối sống cũng như

con người Mỹ - những nét rất riêng của người miền Nam, miền Tây. Cuộc

Tây tiến đầu thế kỷ XIX đã mang lại cho những người khai phá một vùng đất rộng lớn, hoang dã nhưng khốc liệt. Làn sóng di tản tới những vùng đất mới dẫn tới sự phân chia những vùng lãnh thổ cũ, xác lập đường biên giới mới (thời gian này có 6 bang được thành lập: Indiana, Illinois, Maine, Mississippi, Alabama, Missouri). Khi đã ổn định, cư dân bắt đầu ra sức tạo dựng cơ ngơi, trang trại, đàn gia súc… Tự nhiên đa dạng, đất đai hoang dã đã rèn luyện tính cách những người dân nơi đây, họ được miêu tả là một sắc

dân táo bạo, liều lĩnh và chịu được gian khổ... Họ là những người thô lỗ nhưng hiếu khách, dễ thương đối với người ngoại quốc, họ trung thực và cả

tin... Khẩu súng trường là phương tiện chống đỡ chính yếu của họ. Vốn rất khéo léo, lành nghề với cây rìu, cái bẫy và chiếc cần câu, những người này đốt dọn những con đường đi, dựng những căn lều đầu tiên bằng gỗ súc và đối chọi với những bộ lạc da đỏ bản địa có đất đai bị họ chiếm [32].

Trong Chùm nho phẫn nộ, nhân vật trung tâm, thu hút mọi ánh nhìn và mọi đường dây câu chuyện là Tom Joad, anh chàng thẳng thắn, tốt bụng nhưng nóng tính và liều lĩnh. Là con người hành động, chân dung Tom Joad hiện ra với những nét sắc nhọn, gồ ghề: Anh chưa đầy ba mươi tuổi. Đôi mắt màu nâu xám… lưỡng quyền cao, những nếp nhăn hằn trên má và uốn cong quanh miệng. Mơi trên dài và vì hàm răng vẩu, anh luôn giữ ý khép miệng. Đôi bàn tay cứng, ngón to bè… khoảng giữa ngón cái, ngón trỏ và gan bàn tay nổi lên những cục chai bóng láng [19; 26].

Tom là con người của hành động, không phải con người của trầm tư. Hầu như khơng thấy Tom suy nghĩ, Tom chỉ nói, làm… mọi thứ đối với anh đều bình thản, dễ dàng. Không phải do ở tù bốn năm, trái lại, Tom đã thừa nhận nhà tù chỉ là chỗ dừng chân, kẻ giết người vào đó, khi ra lại có thể giết người. Vấn đề là kẻ đó cần phải có ý thức đạo đức về hành vi của mình.

Sau khi ra tù, Tom Joad trở về nhà, trước sự tò mò của người lái xe, Tom đã giễu cợt nói với anh này: Sát nhân đấy… có nghĩa là hạ một thằng

nào đó. Bảy năm. Được bốn năm họ thả tớ ra vì đã cố kìm mình, khơng quấy đảo [33; 26]. Quá khứ của Tom là một cái gì đó đáng nể phục, khiến

cho Al tự hào. Gặp anh sau bao năm xa cách, vốn là kẻ vênh váo, tự phụ, Al lập tức thay đổi thái độ. Al nhìn anh mình bằng ánh mắt ngưỡng mộ: Chả là

anh đã giết người, mà gì chứ cái thứ đó thì chả ai qn. Al cũng biết là nó cũng đã khiến bạn bè cùng lứa tuổi hắn phải thán phục phần nào, vì anh hắn đã giết chết một con người. Ở Sallisaw, hắn nghe thấy người ta chỉ trở hắn: “Thằng Al Joad đấy, thằng anh hắn đã giết một thằng cha bằng một

nhát xẻng” [176; 26]. Sự khâm phục của Al có lẽ cịn tăng lên nữa, nếu Tom

ra tù bằng vượt ngục! Al đã bị hẫng khi nghe anh được tha!

Al có nét giống Tom ở sự ngang tàng, ngạo nghễ, song Al lại mê gái và thực dụng. Chàng trai trẻ tỏ ra vô cùng sung sướng khi trổ tài mua một cái xe cũ giá rẻ để cả nhà tới California. Trên đường đi, chàng là người cầm lái, một gã đáng nể của cả nhà. Tuy nhiên, trong lúc cả nhà đang rầu rĩ vì chưa có việc làm, khơng có bánh mì… chàng ta vẫn vui vẻ cùng các cô gái cũng lếch thếch, khổ sở không kém. Khi Tom phải trốn chạy, gia đình rời khỏi trại táo, sống tạm bợ trên một dãy toa tầu bỏ khơng, Al dường như đứng ngồi lề sự lo lắng chung của gia đình. Chàng tán tỉnh và quyết tâm xây dựng hạnh phúc với một cơ gái. Từ chối đi cùng gia đình để tìm hạnh phúc riêng cho mình, ở đâu, trong hồn cảnh nào, Al cũng sống với đúng bản năng, vì mình, khơng bị trói buộc bởi bất cứ điều gì kể cả gia đình. Tự do cá nhân của Al được cả nhà tôn trọng một cách tuyệt đối!

Chỉ được kể lại, song những chiến tích của ơng nội cũng đáng nể khơng kém gì thế hệ của Al. Ông ngang tàng, bướng bỉnh và dưới mắt mọi người, đó là ơng cụ ranh ma, con quỉ già… Tuổi trẻ của ông cũng lẫy lừng không kém đứa cháu hoang dại Al: Xưa kia tao đốn lắm… đốn mạt cực kỳ…

thằng Al chỉ là đồ nhãi nhép, non choẹt [172; 26]. Tự hào vô cùng về quá

khứ vàng son ấy, về già, dù sức yếu và lơ đễnh, nhưng ông vẫn ngượng ngùng cả khi cô con dâu cài hộ khuy quần. Ơng giận giữ với chính bản thân:

Đẹp mặt… một thằng đàn ông đàn ang lại phải để người ta cài khuy cho… đẹp mặt thật. Tao muốn người ta để mặc tao cài lấy quần của tao… [191;

26]. Sự thô lỗ trong cách nói của ơng nội xuất phát từ lối sống tự do, tự do làm mọi điều trên một mảnh đất mà mình khai phá và làm chủ. Và cũng vì mảnh đất này, khi cả nhà đã lên xe tới California, ông lại quyết tâm ở lại:

tao ở lại. Suốt đêm, gần suốt đêm, tao suy nghĩ kỹ điều đó. Quê hương tao ở đây, chỗ của tao ở đây. Tao đếch cần cam, nho… Tao không đi. Cái xứ này

chả tốt đẹp gì nhưng là quê hương tao… Tao ở lại, chỗ của tao là ở đây

[229; 26] Cả nhà thuyết phục như nào, ông chỉ một mực: Mẹ kiếp! tao đã già nhưng cịn có thể xoay xở được. Thằng Muley, hắn làm thế nào? Tao có thể xoay xở được kém gì hắn. Tao không đi, đã bảo mà… Đưa bà đi, nếu chúng mày muốn. Cịn tao, chúng bay khơng đưa đi được. Xong! [229; 26].

Chỉ cịn cách chuốc cho ơng say mềm rồi đưa ơng lên xe. Dùng cách đó, cả nhà có ơng đi cùng. Nhưng đó là lần cuối cùng họ được thấy ơng khỏe mạnh. Ơng đã chết khi xa rời mảnh đất ơng hằng gắn bó!

Nhìn một cách khái quát có thể thấy John Steinbeck nhóm nhân vật theo độ tuổi và theo những nét đặc trưng.

Những người trẻ như Tom, Al giàu nhiệt huyết, khảng khái… dường như cũng không địch nổi sự ma lanh, cáo già của ông bà nội: ông nội khn mặt gầy quắt, dễ bị kích động, đơi mắt nhỏ lấp lánh tinh quái của một đứa trẻ điên rồ… cụ hay đôi co, cà khịa, kể những chuyện tục tĩu, vẫn cứ có vẻ dâm đãng [162; 26] trong khi đó bà nội cũng khơng kém phần: bà nội đi lon ton sau ơng. Bà vẫn cịn sống vì bà cũng dai như đỉa, cũng tàng tàng như ơng. Bà giữ vững tư thế của mình với lòng sùng đạo om sòm và tàn bạo, cũng dâm đãng cũng man rợ như ông [162; 26]… câu chuyện về tính khí

quái dị của bà được truyền miệng: một ngày nọ, sau cuộc tụ họp, trong khi

bà đang lên cơn xuất thần và lúng búng những từ khó hiểu, bà nổ vào chồng hai phát súng giật gần mất một nửa phần mơng đít [162; 26]. Cũng từ đó, ơng nội thơi khơng hành hạ bà nội nữa!

John Steinbeck dùng chi tiết sắc nhọn, thô cứng để tái hiện sự riêng

biệt, bạo liệt và bản năng của những nhân vật như ông bà nội, Tom, Al… Trong khi những nhân vật như bố mẹ Tom, chú John, Noah… John Steinbeck lại dùng những hồi ức cảm động, đặc biệt là nhân vật người mẹ.

nhà, quyết định mọi việc và giữ gìn cho gia đình khỏi tan nát. Những lời từ biệt của bà dành cho con trai ở cuối truyện là những lời đau đớn nhất: - Tom

ơi, mẹ muốn sờ lại mặt con. Mẹ cứ tưởng đâu mình mù lịa, chả là tối quá. Mẹ muốn nhớ lại mặt con, ngay rằng chỉ nhớ bằng những ngón tay này. Con phải đi thôi, Tom ạ… Làm thế nào để biết tin tức con? Chúng có thể giết con mà mẹ khơng biết gì. Chúng có thể làm hại con. Làm thế nào mẹ biết được? [870; 26] Và Tom này, nói mẹ biết…sau này… khi nào tai qua nạn khỏi, con sẽ về với gia đình. Con biết tìm chỗ bố mẹ chứ? [871; 26].

John Steinbeck đã dồn rất nhiều tình u và sự kính trọng cho nhân vật người mẹ qua bút pháp miêu tả vừa chân thực vừa ước lệ. Chân dung bà

được vẽ bằng ánh mắt yêu thương của Tom sau bốn năm xa cách: Mẹ đẫy

người, nặng nề sau bao lần chửa đẻ và lao động, nhưng không sồ sề. Bà mang một chiếc áo chồng bơng chùng bằng dạ xám… chiếc áo dài chấm xuống tận mắt cá, đôi bàn chân khỏe để trần cử động nhanh, thanh thốt trên nền nhà. Mái tóc thưa, xám thiếc, búi thành một túm gầy nhom phía sau gáy… Khn mặt đầy đặn không lộ vẻ uể oải mà cương quyết và phúc hậu [154; 26]. Cũng là người mẹ đó nhưng cô độc đi giữa cánh đồng sau khi

từ biệt con: Ngón tay mẹ bám chặt cổ tay anh… bà bước đi rất nhanh. Mắt

ướt và cay sè, nhưng bà khơng khóc. Bà nặng nề bước qua các bụi bờ, khơng cịn để ý đến tiếng động của lá khơ xào xạc dưới gót giày. Trong khi bà đi về trại, từ nền trời tối sầm, mưa rơi xuống lác đác nặng hạt trên lá. Bà dừng lại đứng im bất động trong lòng bụi rậm dưới mưa… [872; 26].

Trong khi ở trường đoạn đầu tiểu thuyết, hình ảnh người mẹ ngồi lặng lẽ đốt những hồi ức về đứa con tù tội vừa thân thương, vừa kỳ vĩ: Bà nâng

vành tròn của lò bếp lên, nhẹ nhàng đặt chiếc hộp lên than hồng. Sức nóng nhanh chóng đốt sém vỏ giấy, một ngọn lửa lóe lên, liếm vào chiếc hộp

Tạo hình Mẹ và Tom Joad trong phim Chùm nho phẫn nộ (1940)

Đáng chú ý là những nhân vật trầm tư. Đó là Noah, Casy một kẻ sinh ra đã khơng bình thường và một mục sư giải nghệ. Là chú John, điên loạn vì cái chết của người vợ. Ba nhân vật này được John Steinbeck miêu tả với đôi chút nét kỳ lạ. Họ như không thuộc về thế giới này. Không ao ước, cũng chẳng thiết tha với cuộc sống. Họ như kẻ bị loại ra khỏi xã hội Mỹ.

John Steinbeck dùng lời kể, miêu tả, nhận xét... hành vi, cử chỉ cũng như cách hành xử - những yếu tố bên ngoài và dễ nhận biết của từng nhân

vật để lột tả chúng. Ngoài sự khác biệt, hệ thống nhân vật của John

Steinbeck có một điểm chung: đó là bản năng.

Phân thành nhóm và mỗi nhóm mang một nét tính cách tiêu biểu. Những nhân vật của John Steinbeck thơ ráp, xù xì, bậy bạ… như chính đời sống tự nhiên, hoang dã của người miền Tây, miền Nam nước Mỹ. Nếu họ thuộc kiểu nhân vật trầm tư, họ cũng không thể suy nghĩ được những vấn đề to lớn như vũ trụ và con người giống những nhân vật triết học của văn học phương Tây.

Tính bản năng của nhân vật trong Chùm nho phẫn nộ thể hiện ở cách ăn, cư xử…trong đó có thái độ của họ với cái chết.

Ứng xử của gia đình Joad với cái chết khá đặc biệt. Chặng đường dài không thể tránh khỏi mất mát, đau buồn: ơng, bà nội lần lượt ra đi. Gia đình Joad chơn cất ông nội, bà nội, và đứa con mới sinh của Rosasharn… trong sự đau xót đến bình thản. Bản tính mạnh mẽ, cứng cỏi nhưng điều chủ yếu giúp gia đình Joad tránh khỏi sự bi lụy là thái độ lạc quan. Dường như trong mỗi thành viện gia đình Joad đều xác định cho mình, cái chết là điều rất đỗi bình thường, chết cịn có thể lên thiên đường!

Tính bản năng cịn bộc lộ ở cách gia đình Joad ra đi. Họ chấp nhận rời bỏ ngơi nhà của mình, dấn thân vào một cuộc hành trình chỉ có một tờ quảng cáo làm đảm bảo. Họ chấp nhận đánh cược với số phận.

Nhân vật của John Steinbeck sống động và bộc trực. Họ thoải mái quậy phá, có thể làm bất cứ điều gì họ thích. John Steinbeck khơng nhìn thế giới tồn màu hồng nhưng cái cách ơng cho nhân vật của mình được tự do phá quấy cũng là điều đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 69 - 76)