Biểu tượng California

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 58 - 69)

KẾT CẤU KHÔNG GIAN, ÂM THANH, THỜI GIAN

2.1.3.2. Biểu tượng California

Cùng với mơ típ tới California, danh từ California được dùng khơng chỉ gọi tên một vùng đất, nó được nhắc tới như một biểu tượng cho sự trù phú, giàu có và hạnh phúc viên mãn! Trong Chùm nho phẫn nộ, nó là địa danh được nhắc đến nhiều nhất với sự khao khát mạnh mẽ nhất. Xuất hiện cả trong tiềm thức yếu ớt của bà nội, trong tưởng tượng rạng ngời của Rosesharn, trong sự thỏa mãn trần tục của Al… California trở nên gần gũi kỳ lạ!

Danh từ California mang ý nghĩa hạnh phúc vượt ra ngồi giới hạn sáng tác của John Steinbeck, nó trở thành nỗi niềm, ước mơ của khơng ít giấc mộng cháy bỏng trong tiểu thuyết nói chung, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, kiến trúc…

Một nhạc phẩm kinh điển ẩn chứa khao khát tới California:

California Dreaming do Mamas and the Papas hát, ra đời sau Chùm nho phẫn nộ gần ba mươi năm. Bài hát lấy cảm hứng từ mùa đơng New York

California Dreaming

All the leaves are brown and the sky is gray I've been for a walk on a winter's day

I'd be safe and warm if I was in L.A. California dreamin' on such a winter's day Stopped into a church I passed along the way Oh, I got down on my knees and I pretend to pray You know the preacher likes the cold He knows I'm gonna stay

California dreamin' on such a winter's day All the leaves are brown and the sky is gray I've been for a walk on a winter's day

If I didn’t tell her I could leave today California dreamin' on such a winter's day (California dreamin') On such a winter's day (California dreamin') On such a winter's day

(Tạm dịch: Cây cỏ mùa đông tàn tạ, bầu trời xám ngắt. Dạo bộ trong

cái lạnh của mùa đông và ao ước, giá mình đang ở Los Angeles… thật ấm áp và bình n... Quỳ xuống nơi thánh đường này, tơi ước chúa trời trên cao chứng kiến cho lời cầu nguyện của tơi. Giá có thể tới Cali…Califonia đầy mộng mơ ... vào một ngày mùa đông giá lạnh dường này… ).

Qua giọng ca của Mamas and the Papas, ca khúc kinh điển này đã trở thành nhạc phẩm thịnh hành được nhiều người yêu chuộng. Vào giữa thập niên 90, California Dreaming lần nữa được giới yêu nhạc tìm nghe khi

được dùng làm ca khúc chính trong phim Chungking Express. Trong cuốn phim đã làm nên tên tuổi của ông, đạo diễn Wong Kar Wai (Vương Gia Vệ) mượn nhạc phẩm này để nói lên ước mơ về vùng trời xa xăm của một cô gái trẻ trong một tiệm ăn nhỏ ở Hong Kong.

California ngày nay là vùng văn hóa lớn nhất, tập trung nền công nghiệp điện ảnh số một thế giới: Hollywood, nơi sản sinh và nuôi dưỡng những tài năng âm nhạc triển vọng. Khơng ít những bộ phim làm về California, những bài hát ghi dấu California như Hotel California của The

Eagles, California Girls của The Beach Boys, California Callin' của Enrique Iglesias… trong đó có những tên tuổi làm nên diện mạo văn hóa trẻ của California như The Beach Boys với nhiều ca khúc viết về California mang âm hưởng rộn rã tươi vui, Red Hot Chili Peppers, Linkin Park… tài năng của California hiện là những gương mặt đương đại xuất sắc của nhạc trẻ thế giới.

Ý nghĩa California trong tác phẩm của John Steinbeck hay trong văn hóa Mỹ không phải lúc nào cũng đồng nhất. John Steinbeck nhắc tới California là nhắc tới một khát vọng vươn tới vùng đất đẹp đẽ đầy nắng ấm, trong khi phim ảnh có thể khai thác tính khắc nghiệt, phức tạp của thời tiết hay những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với một California nhiều vàng nhưng đẫm máu. Nhắc tới địa danh California lập tức người ta liên tưởng đến đồi Hollywood - nơi hội tụ của giàu sang, sắc đẹp và sự nổi tiếng trong làng giải trí. Tuy nhiên nhìn ở góc độ nào thì California cũng là nơi đáng để tới, dù một lần trong cuộc đời.

2.2. ÂM THANH

Chùm nho phẫn nộ khơng chỉ giàu sức biểu cảm, rất gợi, mà cịn

Âm thanh trong tác phẩm chủ yếu là tiếng người, những tiếng động của đời sống thường nhật. Tiếng nói chuyện của một buổi họp gia đình, tiếng xì xào phân cơng cơng việc để chuẩn bị lên đường, tiếng hò reo của trẻ con, tiếng bàn bạc khe khẽ của Tom và mẹ, tiếng động cơ xe ì ạch trên đường, tiếng người hỏi thông tin về tờ quảng cáo… tất cả hòa trộn (mix) thành một tổng thế âm thanh hài hịa. Khơng nổi bật, song hiệu quả trong truyền tải.

Trên suốt hành trình, đó là âm thanh của động cơ ơ tơ: động cơ ầm ĩ,

chứa đầy những tiếng ken két, lích kịch và cần hãm kêu không ngừng, bánh xe rên rỉ…[203; 26] giữa cái nóng ngùn ngụt của mặt trời, âm thanh từ

chiếc xe càng làm bầu khơng khí oi bức, ngột ngạt. Hay tiếng rú thảm thiết của một con chó lao qua gầm xe. Tiếng nức nở, khàn đặc của ông nội khi bị trúng phong. Tiếng cười the thé như ngựa hí của một gã rách rưới, tiếng cười rũ rượi còn mắt y đỏ hoe giàn giụa nước [390; 26] khi cay đắng thú nhận từ California trở về để chết đói. Tiếng hát uể oải, lê thê và sai điệu giữa khoảng không vắng ngắt của chú John, đau đớn đến tột cùng! Tiếng mưa đập vào toa tầu bỏ hoang, rầm rầm trên mái kho lúa… tiếng mưa rầu rĩ và cơ độc khi gia đình Joad hoang mang khơng biết tương lai ra sao!

Chuỗi âm thanh hỗn tạp đã lột tả tận cùng hành trình khổ ải dẫn đến tan nát của gia đình mười hai người Joad. Khơng có bất cứ mất mát nào họ chưa từng trải qua, bất cứ khó khăn nào kinh khủng hơn cái đói và bị đối xử như súc vật. Xuyên suốt quãng đường bất hạnh, le lói một vài thanh âm của niềm vui, dù hiếm hoi!

Đó là tiếng cười ngạc nhiên, thích thú trước bữa ăn hoang dã, thịnh soạn của chàng nông dân lang thang Muley chia sẻ cùng Casy và Tom. Bữa

ăn nhớ đời của Tom sau bốn năm không được thấy thịt tươi. Tiếng cười

bát đĩa, tách cà phê trong bữa ăn sum họp. Tiếng nhạc nhảy sôi động, tiếng vỗ tay, trầm trồ: vĩ cầm kêu ken két, đàn ghi ta làu bàu… chàng trai Texas

và cô bé Cherokec hổn hà hổn hển vẫn dậm kịch kịch trên đất, những người lớn tuổi khẽ mỉm cười, vỗ tay dậm chân đánh nhịp [682; 26]. Âm thanh rộn

rã của buổi khiêu vũ trại Weedpatch biểu trưng cho niềm vui tới trong chốc lát, bốc đồng nhưng ngắn ngủi. Nơi đó tồn tại một nghịch lý: những kẻ đói ăn tìm cách vui đùa, giải trí. Họ bất chấp cái dạ dày đang cồn cào để tận hưởng âm nhạc, tận hưởng điệu nhảy. Vì nếu khơng có âm nhạc, điệu nhảy, họ khơng biết bấu víu vào đâu để tìm lại niềm tin cuộc sống.

Thể hiện rõ sự hiệu quả của âm thanh là cảnh cả nhà chuẩn bị đi California. Trong khơng khí khẩn trương, John Steinbeck lại không dùng đến những âm thanh cỡ lớn: tiếng lợn kêu ủn ỉn, tiếng lách dao, tiếng dội nước sơi, tiếng chó gầm gừ, tiếng lửa cháy rụi những kỷ vật của người mẹ… đan xen là những khoảng im lặng- khi cả nhà trầm tư. Dù không khí khẩn

trương, mọi người thoăn thoắt làm việc của mình, song chính âm thanh đều đặn, đều đặn… đã rót vào lịng mỗi người mỗi nỗi khắc khoải. Ai cũng tự nhủ, sẽ không bao giờ thấy lại Oklahoma nữa!

John Steinbeck dùng nhiều khoảng im lặng như một thứ âm thanh của cảm xúc. Ngoài cảnh cả nhà ngồi bên nhau trước cuộc hành trình,

khoảng im lặng còn xuất hiện trong cảnh cả nhà Joad đứng ngồi lều của gia đình Wilson chờ đợi tình hình bệnh tật của ơng nội: ở ngồi lều, mọi tiếng

động đã ngừng bặt. Một chiễc xe hơi phóng nhanh trên đường cái. Casy vẫn quì xuống đất gần chiếc đệm. Bên ngoài, ai nấy lắng nghe lặng lẽ, chăm chú đến tiếng động của sự chết [284; 26]. Cảnh mọi người đi ra từ đồn cảnh sát

sau khi lo liệu cho bà nội một đám tang làm phúc: bố, mẹ, chú John đi ra,

im lặng, chịu khuất phục… khơng ai nói một lời… bố nhìn ra phía xa, vẻ lơ đãng, chiếc mũ đen kéo xuống tận mắt. Mẹ đưa ngón tay xoa hai bên mép, mắt mơ hồ, đờ đẫn vì quá mệt mỏi [499; 26]. Cảnh mọi người bất lực trước

thực tế: không việc làm, không tiền và thức ăn, trong lán trại ở Weedpatch, ánh lửa hồng hơn đốt cháy đổ rực: Họ dán mắt xuống đất. Bố lấy con dao nhíp cạo cạo móng tay. Chú John búng búng một cái mảnh gỗ trên cái thùng chú ngồi [727; 26]. Cảnh người mẹ tới đưa thức ăn và thúc giục Tom

bỏ trốn vì thơng tin về anh đã bị phát tán, hai mẹ con ngồi bên nhau, như không bao giờ gặp lại: Họ lặng lẽ ngồi xổm trong cái hốc tối đen của bụi cây leo [870; 26]. Khoảng im lặng thiêng liêng trong cảnh Rosasharn cho

người đàn ông lạ mặt bú: Cô ngước mắt lên, rồi cúi xuống và nhìn khắp

xung quanh qua bóng tối kho thóc, và mơi cơ khép lại với một nụ cười huyền bí [940; 26].

Khoảng im lặng ln luôn xuất hiện trong những biến cố lớn, trong

ánh sáng nhập nhoạng giữa ngày và đêm, trước sự bải hoải, đau xót của nhân vật. Là thời khắc của chia lìa, mất mát, cũng là thời khắc của những quyết định quan trọng, hướng rẽ của cả câu chuyện.

Không gian, âm thanh, mỗi phương thức đều hiệu quả trong việc đem lại sức biểu cảm mạnh mẽ trong dài hành trình tới California. Sức biểu cảm, đó cũng là điểm nổi bật của tiểu thuyết này.

2.3. THỜI GIAN

Cũng giống như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là

hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó… sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật… [272; 14].

Nó cũng là phương tiện để nhà văn triển khai hình tượng nghệ thuật, là hệ thống liên hệ, nối liền mọi sự vật và hiện tượng do đó cho phép ta hình dung được hệ thống tổ chức của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật bản chất là thời gian tâm lý, gắn với vận động của ước mơ, lý tưởng. Nó khác với thời gian

khách quan - thực tế cả độ dài lẫn nhịp độ, nó có thể đảo ngược hiện tại, trở về quá khứ, du hành tới tương lai - tất cả tùy thuộc vào cây đũa có phép lạ của nhà văn.

Trong Chùm nho phẫn nộ, thời gian thực là những ngày giữa tháng

sáu [13; 26], bắt đầu với những đám mây to lớn nặng nề, chứa chất những cơn giông tố từ Texas và vùng Vina…khi Tom xuất hiện với dáng vẻ cô đơn trên con đường đầy bụi.

- Ngày thứ nhất, Tom tìm đường trở về trang trại của gia đình Joad. - Ngày thứ hai, Tom cùng mục sư Casy tới nhà chú John gặp lại gia đình.

- Ngày thứ ba, gia đình Joad lên đường tới California. Ông nội qua đời và họ phải chôn ông dọc đường.

- Ngày thứ tư, hỏng xe dọc đường, Tom kiên quyết ở lại sửa xe nhưng người mẹ không đồng ý, họ dừng chân ở một khu lán trại.

- Ngày thứ năm, gia đình Joad tới vùng cao nguyên của Arizona, bà nội ốm, họ dừng chân bên bờ sông. Cả nhà quyết định vượt sa mạc trong đêm.

- Ngày thứ sáu, gia đình Joad đón bình minh ở California, bà nội mất. Họ gặp rắc rối với tay cảnh sát, Tom chạy trốn, Casy nhận tội thay anh. Đêm, cả nhà lại lên đường.

- Ngày thứ bảy, gia đình Joad ở trại Weedpatch. ……..

John Steinbeck không cắm mốc thời gian cụ thể, chỉ qua cách ông sắp xếp sự kiện theo trình tự nhằm xác định thời gian thực của câu chuyện. Tuy

nhiên, trình tự này cũng không phải liên tục mà bị gián đoạn. Do vậy, thời gian thực trong câu chuyện cũng bị xê dịch. Từ ngày thứ nhất cho tới sự kiện cuối cùng, khoảng thời gian có thể là 45 ngày.

Khoảng 45 ngày là ngắn ngủi so với quá nhiều biến cố đã xảy ra. Hay nói một cách khác, những biến cố của Chùm nho phẫn nộ đã cắt 45 ngày thời gian thực thành những mảnh thời gian tâm lý khác nhau về nhịp độ, tiết tấu, cảm xúc… trong đó có những thời khắc đối nghịch: đó là buổi chiều tối và bình minh!

Buổi chiều tối, đó là thời điểm chạng vạng, giao thời giữa ánh nắng ban ngày và màn đêm. Giữa khoảng thời gian đó, nhân vật thường đứng trước một lựa chọn hay đối mặt với một vấn đề.

Chiều mặt trời đã xuống thấp, ánh nắng xiên qua các cửa sổ xẹo xọ

và lấp lánh trên những mảnh thủy tinh… ánh nắng buổi chiều tắm khắp cánh đồng, các cây bơng in những vệt bóng dài trên mặt đất và cây liễu đang mùa thay lá [89; 26] cảnh sắc buổi chiều bình n khơng làm lịng

người bớt hoang mang: sau bốn năm ở tù, Tom đứng trước ngôi nhà hoang vắng, tàn tạ mà không biết gia đình mình hiện ra sao.

Cũng buổi chiều, khi ánh nắng mờ dần, gia đình Joad ngồi bên nhau bàn bạc chuyện lên đường tới California. Thời khắc quyết định, mọi người do dự, băn khoăn, lo lắng… nhưng cũng khơng thiếu niềm tin vào tương lai phía trước.

Ánh nắng mặt trời sắp lặn chứng kiến cơn bạo bệnh đột ngột của ơng

nội. Gia đình Joad đối mặt với mất mát đầu tiên.

Thời điểm cuối cùng trong ngày cũng là lúc Noah rời bỏ gia đình, trên chiếc xe cà khổ vượt sa mạc, bà nội trút hơi thở cuối cùng…

Buổi chiều tối với ánh sáng yếu ớt mang nỗi buồn chia ly… như một ám ảnh gia tăng những khó khăn, mất mát đè nặng lên vai mỗi thành viên gia đình Joad. Đối lập với nó là bình minh, phút chói sáng bắt đầu một ngày mới.

Bình minh trên những cánh đồng bơng Oklahoma lúc Tom tìm về với gia đình: bầu trời mờ ảo sáng rạng ánh bình minh đang gần… cánh đồng bơng rộn rã cuộc sống đang thức giấc với tiếng đập cánh của chim mái…những tiếng động bí ẩn của rạng đơng [140; 26]. Bình minh là sự

đồn tụ.

Bình minh mang ánh sáng thấm nhanh trên đồng quê… phía tây các

ngơi sao lần lượt tắt [232; 26]… những cửa sổ đang còn đỏ rực trước những ánh mặt trời đầu tiên [235; 26]… thời điểm chiếc xe Hudson rách nát

ì ạch chở mười ba người của gia đình Joad hướng về phía Tây. Bình minh bắt đầu cuộc hành trình.

Bình minh rạng rỡ phủ tràn trên thung lũng rộng lớn, mọi người ngỡ ngàng trước vẻ trù phú tốt tươi của California… ai cũng háo hức! Lúc này, bình minh là cuộc sống mới!

Lại buổi bình minh khi gia đình Joad lén lút rời khỏi trại táo mang theo Tom. Họ bắt gặp tấm biển Cần người hái bông.

John Steinbeck đặt nhân vật vào hết thử thách này tới thử thách khác. Những mảng thời gian nối tiếp nhau, ngày sang đêm, đêm bắt đầu ngày mới… gắn với những bi kịch hay những hy vọng mới. Vì vậy, chiều tối hay bình minh trở thành những thời điểm của xúc cảm. Ở mỗi cảnh chiều tối, nhân vật thường cúi đầu, ít hành động, trầm tư suy nghĩ… điểm nhìn ln hướng xuống dưới. Ngược lại, bình minh lên nhân vật ngẩng đầu, điểm nhìn hướng lên cao, ra xa, cảm xúc mạnh mẽ và bộc phát.

Bình minh lên với ánh nắng chan hịa báo hiệu gia đình Joad đã tới California. Trước cảnh thung lũng rộng lớn, hai đứa trẻ Ruthie và Winfield

xuống xe rồi đứng chôn chân tại đấy, lặng lẽ, bối rối và kinh hồng trước quang cảnh thung lũng rộng lớn… Ruthie thì thầm: - California đấy! Đôi môi Winfield mấp máy: - Bao nhiêu là trái cây. Casy, chú John, Connie và Rosasharn bước xuống. Họ đứng sững sờ, câm lặng. Rosasharn đang vuốt tóc thì nhìn thấy thung lũng và cơ buông lõng tay xuống [472; 26]. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 58 - 69)