TRỮ TÌNH NGOẠI ĐỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 37 - 47)

Chùm nho phẫn nộ, trước hết là tiểu thuyết kể về số phận của gia

đình nơng dân Joad trên đất California, cũng là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên ra đời 1940, một tác phẩm gây nhiều tiếng vang của đạo diễn nổi tiếng John Ford. Cho đến nay, bộ phim vẫn được coi là một tác phẩm kinh điển của Hollywood. Trong đó, hệ thống sự kiện của tiểu thuyết giữ nguyên khi lên màn ảnh, chỉ có những chương trữ tình ngoại đề - tồn tại bên ngoài cốt truyện, được coi là thứ khơng thể kể bằng hình.

phận của ngơn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện [319; 14]…Trữ tình ngoại đề còn là một phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm: bộc lộ đầy đủ, tập trung hơn thái độ, sự đánh giá của mình đối với nhân vật cũng như những quan niệm nhân sinh của mình [319; 14]. Tuy nhiên, trữ tình ngoại đề chỉ

được dùng theo đúng nghĩa trong tác phẩm của Victor Huygo - nơi nhà văn tái hiện cả một không gian sử thi tồn tại song song với câu chuyện chính.

Trữ tình ngoại đề phô diễn sức hấp dẫn ngôn ngữ của Victor Huygo, theo nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh nhận xét ở chuyên luận Tiểu thuyết V.

Huygo: ngoại đề chính luận… có phần do sức đẩy của ngơn từ và của những ẩn dụ đẹp, cũng như do sức đẩy của một tư duy đầy nghịch lý, luôn ln tìm tịi cái đối nghịch với chính điều mình vừa nói. Sự gia tăng các

đoạn kể ngồi cốt truyện một mặt tạo ra nhịp điệu trì hỗn của thời gian sử thi, mặt khác thể hiện câu chuyện nhà văn đang kể đang ở thời hiện tại.

Gợi nhớ về lịch sử của từng nhân vật, sự kiện… đã đi qua, có thể nói, trữ tình ngoại đề như mạch ngầm dưới cốt truyện. Mạch ngầm này được biết trước, thể hiện bằng sự chủ động trong ngôn từ của nhà văn. Tuy nhiên, nếu so với trữ tình ngoại đề của Victor Huygo, ngồi tính trữ tình vốn có, trữ tình ngoại đề của Chùm nho phẫn nộ cịn mang yếu tố phóng sự, tài liệu,

chuyện trong chuyện.

Liên quan đến yếu tố ngoài cốt truyện cịn có khái niệm bình luận ngoại đề như trong tác phẩm Hội chợ phù hoa của William Thackeray,

nhưng tính chất của các phầm ngoại đề của Steinbeck thì lại rất khác.

Do chưa có khái niệm trữ tình ngoại đề của một tiểu thuyết xã hội

ngoại đề chỉ tính chất chung là yếu tố ngồi cốt truyện.

Chùm nho phẫn nộ có 30 chương, trong đó 15 chương là trữ tình

ngoại đề. 15 chương gồm 150/ 940 trang của tiểu thuyết.

Bảng thống kê các chương trữ tình ngoại đề:

TT Chương Nội dung Chủ đề

1 Chương I Vùng đất Oklahoma 2 Chương II Rùa và Oklahoma 3 Chương XIX California

4 Chương XXV Mùa xuân ở California 5 Chương XXIX Mưa

Tự nhiên

6 Chương V Đại diện ngân hàng tới đòi đất 7 Chương VII Tư liệu về việc mua bán xe cũ 8 Chương IX Tư liệu về việc mua bán đồ

9 Chương XI Tư liệu về nhà cửa, ruộng đất bỏ hoang 10 Chương XII Đường cao tốc 66

11 Chương XIV Tư liệu về ruộng đất miền Tây 12 Chương XVII Xe hơi của người di cư, trại di cư 13 Chương XXI Tư liệu về đám người di cư

14 Chương XXIII Giải trí của người di cư 15 Chương XXVII Cần nhiều người hái bông

Chiếm số lượng ngang bằng 15/15, các chương trữ tình ngoại đề trong Chùm nho phẫn nộ đóng vai trị quan trọng trong tổ chức sự kiện. Nó đem lại một lượng thông tin khá lớn, bao trùm lên nhiều vấn đề về tự nhiên và xã hội, chủ yếu là xã hội. Nhiều chương khiến độc giả có cảm giác, John Steinbeck đang viết những thước phim tài liệu đậm tính thời sự chứ khơng phải đang kể một câu chuyện.

Phần lớn các chương trữ tình ngoại đề ln được đặt ngay sau chương mà nó cần bổ sung thơng tin. Khi Tom trên đường tìm về trang trại

của gia đình mình, anh cho gã lái xe biết mình đã ở tù và hiện khơng nắm được bất kỳ thơng tin nào về gia đình. Chương V liền kề cập nhập sự kiện đại diện ngân hàng tới đòi đất các trại chủ và gợi ý họ tới California. Hay ở sự kiện Tom đoàn tụ với gia đình, có chi tiết Al đánh xe đi bán đồ. Chương IX sau đó là tư liệu phong phú về chuyện những gia đình di cư bán tống bán tháo đồ đạc cho những kẻ buôn bán cơ hội. Khi gia đình Joad bắt đầu cuộc hành trình tới California, John Steinbeck dùng chương XI, XII nói về vấn nạn nhà cửa, ruộng đất bị bỏ rơi, về con đường cao tốc 66… Duy có chương I là ngoại lệ. Vào tác phẩm, John Steinbeck ngay lập tức miêu tả khung cảnh vùng đất đỏ cũng như các vùng đất xám bang Oklahoma.

Chương I mở ra khung cảnh rộng rãi của vùng đất đỏ và một phần các

vùng đất xám bang Oklahoma với những trận mưa cuối cùng khiến cho ngô lớn lên rất nhanh, cỏ và nhiều thứ cây dại khác lan rộng dọc các con đường cái và dần dà các vùng đất đỏ và đất xám biến mất dưới một tấm thảm xanh

[11; 26]. Nhưng ít lâu sau, một ngọn gió phe phẩy bay theo các đám may

mưa, đẩy chúng về phương Bắc, cây ngô kêu xào xạc và khô dần… gió mở thêm tốc lực qua vùng đồng quê, ranh mãnh đào xới quanh các gốc ngô, thân ngô đưa các tàu lá yếu tớt ra chống đỡ, mãi cho đến khi có một ngọn gió tọc mạch luồn tới nhổ bật gốc rễ [14; 26]… Vùng đất trù phú và xanh mướt ấy đang đứng trước một thảm họa: cánh đồng ngô bị tàn hại hiện

đang khô héo! Người dân mất mùa, mất mùa đồng nghĩa với mất đất, sự lo lắng tới câm lặng hiện lên trên dáng vẻ: người lớn đứng gần bờ dậu, nhìn cánh đồng ngô… họ đứng câm lặng và nhiều khi không động đậy [15; 26]

Phụ nữ, trẻ con đứng gần đó kín đáo nhìn gương mặt đám đàn ơng… Một khơng khí tụ đọng, đặc qnh, ngột ngạt! Chẳng mấy chốc, những người nông dân trên mảnh đất Oklahoma sẽ buộc phải di cư khỏi vùng đất quê hương!

Mỗi chương trữ tình ngoại đề đều cung cấp một lượng thông tin, một nguồn tư liệu khác nhau và bằng những cách thể hiện khơng trùng lặp. Có thể bằng giọng kể ở ngơi thứ ba hồn tồn khách quan như chương I, III, XI, XIV, XXI, XXV, XXIX … hoặc có thể bằng cách dựng chuyện với những

nhân vật vô danh ở chương V, VII, IX, XII, XVII, XIX, XXIII, XXVII.

Câu chuyện được kể với những nhân vật vô danh - không thuộc hệ thống nhân vật trong câu chuyện chính (câu chuyện của gia đình Joad), thể hiện một cách sống động tư tưởng của nhiều chương trữ tình ngoại đề. Đó là chương V - sau thảm họa mất mùa tồi tệ, đại diện ngân hàng tới địi đất người nơng dân. John Steinbeck dùng từ đại diện và tá điền phiếm chỉ hai nhân vật trong cuộc thanh tốn khơng cân sức: một bên là đại diện uy

quyền, tham lam và thủ đoạn - bên kia là tá điền bất lực, giận dữ và khốn khổ. Đại diện: Các người phải bỏ đất đai mà đi thôi. Máy cày sắp tới sân nhà các người. Tá điền: - Mảnh đất này chính ơng cụ tơi đã giành được, ơng cụ đã phải giết bọn da đỏ, đã phải xua đuổi chúng… đất này là của chúng tôi! [72; 26]. Đại diện nghiệt ngã dựa vào cái gọi là ngân hàng, một thứ quái vật, không phải như con người để dồn ép tá điền: - Tại sao các

người khơng đi về miền Tây, sang California? Ở đó có cơng ăn việc làm, ở đó khơng bao giờ lạnh. Vào mùa này, ở đấy, chỗ nào cũng có cam, chỉ cần giơ tay ra mà hái, chưa hết, ở chỗ đó bao giờ cũng có sẵn một vụ thu hoạch

đầu gậy vẽ lên đất, dáng suy tư, lưỡng lự:- Chúng ta đi đâu?- Không biết…

chẳng biết đi đâu.

Máy cày san phẳng ngôi nhà trong phim Chùm nho phẫn nộ (1940)

Không biết… chẳng biết đi đâu, hay tình cảnh khốn đốn, đường cùng của

những người khai phá đất đai sắp bị đẩy ra khỏi mảnh đất của mình. Chương VII, trong giọng điệu của một gã chủ hiệu xe, những mánh khóe của nghề mua bán xe cũ được lột trần. Gã chủ gào thét mấy gã làm thuê: -Xe

hạ giá mới về… trên bục. Không bán nhưng người vẫn cứ kéo đến. Nếu phải bán tống bán táng thì chả lời một xu. Nói với họ xe vừa bán rồi. Khoan hẵng giao, tháo acquy ra, thay cho nó cái kia… cái bình điện chết ấy. Đ… mẹ, trả được mấy đồng xu nhãi nhép mà chúng còn địi gì nữa… nhồi cho nó vài ba cân mạt cưa vào, nhồi cả vào hộp số nữa… phải bán cái thùng phân này 30 đô… trời ơi là trời, giá tao có được 500 chiếc xe cũ rích như thế này! [131; 26]. Khách hàng chủ yếu của hiệu xe là hàng trăm gia đình

cổ. Gã chủ đau xót lải nhải điệp khúc: Giá tao có được 500 chiếc xe cũ rích

như thế này… tao sẽ vỡ bẫm!

Ngơn ngữ đời thường cùng lối miêu tả hóm hỉnh làm cho câu chuyện của những gã buôn xe gặp thời trở nên hoạt, thú vị. Ngược lại, giọng điệu của chương IX - tư liệu về chuyện mua bán đồ, lại u hồi, rầu rĩ qua hình ảnh những người tá điền cố nhặt nhạnh chút đồ còn lại để bán đi hoặc thiêu hủy.

Những món đồ bán vội, khơng tính tốn thiệt hơn, miễn là bán được: - Thôi lấy đi chứ… rẻ quá sắt vụn… đưa tôi năm đô la [179; 26]. Sau buổi mua bán chóng vánh, họ ra về, chân kéo lê trong cát bụi đỏ, tay thọc túi, mũ

kéo sụp mắt [181; 26], phụ nữ ngồi giữa đống đồ bị vất lại, mắt mơ hồ nhìn

ra xa... thơi đành phải bỏ lại, đem đốt đi.

Câu chuyện của người tá điền với đống đồ đạc thể hiện bằng giọng kể của chính họ. Nỗi đau đớn bỏ lại ruộng đất, dấn thân vào một cuộc hành trình khơng biết bao giờ kết thúc, trăn trở và khắc khoải qua những hình ảnh, những lời nói tuyệt vọng.

Chương XII là lời cảm thán của những người di cư đi trên con đường 66: Giá như có thể tới được California, tới xứ sở của cam trước khi cái đinh

ốc cũ này tung ra [245; 26]. Chiếc xe cũ nát dở chứng, họ như phát điên.

Đoạn đối thoại giữa gã sửa xe và người di cư khá hài hước: - Ồ, California,

một bang lớn lắm. – Không lớn đến mức ấy đâu… khơng có đủ chỗ cho ơng, cho tơi… sao ơng khơng quay trở về nơi ông đã ra đi? - Dẫu sao đây cũng là một đất nước tự do. - … vậy thì cố tìm kiếm chút tự do xem… tự do của anh phụ thuộc vào tiền thuế anh đóng! [246; 26].

Bức tranh biếm họa về tự do được đưa vào cuộc đối thoại thể hiện cách nhìn chân thực của John Steinbeck về xã hội Mỹ. Giọng điệu và cách

đánh giá sắc sảo giống với một bài phóng sự, khơng hồn tồn chỉ mang tính thư giãn của cái gọi là trữ tình ngoại đề.

Với chương XVII, John Steinbeck kể một câu chuyện về cuộc sống trong lều trại, điều kiện sinh hoạt cũng như những qui tắc được hình thành giữa các gia đình di cư. Chương XIX là mảnh đất California với dân Okies khốn khổ - tiếng lóng khinh miệt dành riêng cho dân Oklahoma. Chương XXIII là lời thở than não nuột của một đôi trai gái, khát khao những giây phút yên bình bên tiếng đàn. Chương XXVII là câu chuyện của người hái bông thuê: tôi cuộc rằng tơi có mù vẫn có thể hái bơng - cứ sờ đến là biết

nang bông và hái sạch trơn [846; 26].

Dựng chuyện với những nhân vật vô danh là đặc điểm quan trọng nhất trong cách xây dựng trữ tình ngoại đề của Chùm nho phẫn nộ. Nó tạo

nên sức hút lớn, thuyết phục độc giả bằng những dẫn chứng rất thật. Ngoài câu chuyện của gia đình Joad, là hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện khác, cũng không kém phần bi đát, đau thương. John Steinbeck đã ghi lại một cách tài tình qua giọng kể linh hoạt, khi hài hước, khi căm phẫn, khi bất lực… tất cả để tái hiện một cách sâu sắc và sinh động những số phận, kiếp người tầng tầng lớp lớp trong dịng xốy dữ dội của cuộc di cư khổng lồ!

Sự miêu tả hấp dẫn qua những chương trữ tình ngoại đề cho thấy bức tranh tổng quát về vấn nạn di cư trong lịch sử nước Mỹ. Nó là những câu chuyện - chuyện trong chuyện, có tính độc lập tương đối.

Một mặt trữ tình ngoại đề làm nền, bổ sung và đưa câu chuyện chính lên tầm khái quát, mặt khác, nếu tách khỏi câu chuyện chính, nó vẫn có thể tồn tại riêng biệt. Điều này thể hiện ở đặc điểm: mỗi chương trữ tình ngoại đề gói gọn một vấn đề, khơng trùng lặp (chương VII nói tới việc mua bán xe cũ, chương XI là việc nhà cửa, ruộng đất bị bỏ hoang…), dẫn tới mỗi câu chuyện trong mỗi chương trữ tình ngoại đề cũng khác biệt. Trong đống tư

liệu ngổn ngang và những câu chuyện cảm động dọc con đường 66, John Steinbeck lược và kể chúng bằng giọng kể riêng của mình. Tách từng câu chuyện nhỏ ra, John Steinbeck có thể tạo nên rất nhiều Chùm nho phẫn nộ khác.

Trữ tình ngoại đề làm giảm tiết tấu câu chuyện chính nhưng với

Chùm nho phẫn nộ, điều này chỉ là tương đối. Bản thân câu chuyện của gia

đình Joad được kể với rất nhiều sự kiện, chi tiết dài dòng - sự dài dòng làm tản mát, làm nguội xung đột. Nếu đem lên bàn cân, nhiều chương trữ tình ngoại đề cịn có tiết tấu nhanh, mạnh hơn hẳn những chương thuộc câu chuyện chính.

Mỗi chương trữ tình ngoại đề được đặt ngay sau chương mà nó cần bổ sung thông tin, từng chương chứa lượng thông tin riêng và bằng những cách thể hiện khác nhau: qua giọng kể ở ngơi thứ ba có phần lạnh lùng, hay dựng chuyện với những nhân vật vô danh. Sự biến hóa trong dàn dựng khiến trữ tình ngoại đề ở Chùm nho phẫn nộ tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn

riêng biệt cho tác phẩm. Hơn nữa, cũng là cách để John Steinbeck công khai thể hiện thái độ - qua những giọng điệu khác nhau (nhập vai). Đó là lịng ngưỡng mộ những phong cảnh dọc con đường 66, tình yêu với lịch sử và vùng đất California, nỗi xót thương cho những gia đình di cư, sự phản đối kịch liệt với chính sách của chính quyền những bang có dân di cư… Tính nhân văn cao cả thể hiện trong Chùm nho phẫn nộ đã tác động sâu sắc tới lương tri người Mỹ cũng như toàn thế giới.

*

Kết cấu cốt truyện tiểu thuyết hành trình như một bộ khung vững chắc chuyển tải những ý tưởng, làm nổi rõ những đặc điểm ấn tượng của

tính hấp dẫn và uyển chuyển cho câu chuyện. Tính chân thực và tồn cảnh làm tăng tính thuyết phục cho các tình tiết. Trữ tình ngoại đề như một điểm nhấn trở đi trở lại trong sáng tác của John Steinbeck, làm tươi mới sự trĩu nặng của câu chuyện chính. Kết cấu cốt truyện tiểu thuyết hành trình hay kết cấu dạng hành trình là một đặc điểm duy nhất của kết cấu tiểu thuyết Chùm

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộcủa John Steinbeck (Trang 37 - 47)