Tương đương ngữ dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 62)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Cách chuyển dịch câu nhƣợng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt

3.3.1.3. Tương đương ngữ dụng

Về mặt bình diện này, tiếng Việt tương đương hoàn toàn với tiếng Hán, trong lối nói, cách dùng từ của cuộc sống hằng ngày, nhất là khi sáng tác, quan hệ lôgic giữa hai phân câu đặt ở địa vị trọng tâm. Hai phân câu là do hai

cặp kết từ liên kết với nhau, kết từ khác nhau thì quan hệ lôgic cũng khác nhau, sẽ đánh dấu loại hình câu ghép khác nhau. Nếu khi cần dùng mà không dùng hoặc sử dụng không chính xác thì sẽ tạo ra ý nghĩa của câu không hoàn chỉnh. Trong bình diện này, quy tắc sử dụng của tiếng Việt và tiếng Hán tương đương hoàn toàn. Ví dụ:

(56) Dù hắn có thằng cháu ngoại là triệu phú, nhưng ta cảnh nghèo chí không nghèo.

(56) 尽管他有富翁外甥市长外 甥,可咱们人穷志不穷。

Nếu chúng ta giản lược một kết từ thì câu này sẽ trở thành: (*)Dù hắn có thằng cháu ngoại là

triệu phú, ta cảnh nghèo chí không nghèo.

(*)尽管他有富翁外甥市长外甥,

咱们人穷志不穷。

Chúng ta nhận thây cây (*) này không hợp với lôgic, bất cứ là bản tiếng Việt hay là bản tiếng Hán đều có vấn đề sai lôgic, nghĩa của câu không hoàn chỉnh, mục đích nhượng bộ không rõ. Cho nên nếu câu ghép biểu thị sự nhượng bộ, thì phải căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng cặp liên từ nhượng bộ, không thể giản lược.

Tóm lại, trong trường hợp ở đoạn trên, khi dịch song ngữ, chúng tôi có thể căn cứ vào nguyên văn dịch thực tiếp, nhưng không thay đổi tinh thần và hàm ý tác giả muốn truyển đạt. Tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ đều thuộc vê ngữ hệ Hán Tàng, có quan hệ gần gũi, Thông qua khảo sát, chúng ta có thể

nhận thấy, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu nhượng bộ giữa hai ngôn ngữ tương đương hoàn toàn, nên sau đây, chúng tôi sẽ phân tích những vấn đề không tương đương về chủ ngữ và kết từ.

3.3.3. Chuyển dịch không tương đương 3.3.3.1. Chủ ngữ

Tuy trong đa số trường hợp, chủ ngữ của câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán hoàn toàn giống nhau, nhưng đây vẫn có hai câu ngoại lệ:

+ Nếu chủ ngữ của hai phân câu khác nhau, thì chủ ngữ của câu nhượng bộ tiếng Việt không chịu hạn chế, tỉnh lược hoặc không tỉnh lược đều được, nhưng khi dịch sang tiếng Hán, thì chỉ sẽ tỉnh lược chủ ngữ phân câu đứng sau, nếu không, thì câu ghép này sẽ bị rườm rà, bài văn sẽ không lưu loát. Ví dụ:

(57) Lý lịch ông ta tuy có vết, nhưng sau đó ông ta đã lập công, lấy công bù tội.

他虽然历史上有过污点,但后来立了功,功罪相抵。

Trong ví dụ (57), hai vế câu của bản tiếng Việt đều xuất hiện chủ ngữ ―ông ta‖ mà trong bản tiếng Hán thì chỉ bảo lưu chủ ngữ ―他‖ trong vế nhượng bộ. + Nếu chủ ngữ của hai vế câu không giống nhau, thì chủ ngữ của hai vế câu đều có thể tỉnh lược, nhưng khi dịch sang tiếng Hán, thì chủ ngữ của câu chính bắt buộc phải bảo lưu, nếu không, thì nội dung sẽ không hoàn chỉnh. Ví dụ:

(58) Dù thế nào chăng nữa cũng không thể để mẹ quay lại. 无论说什么我也不会让你们回去。

Đối với câu (58), trong bản tiếng Việt, chủ ngữ của hai vế câu đều bị tỉnh lược, nhưng bám vào ngữ cảnh vẫn có thể đoán được câu này nên là ―dù (chị) thế nào chăng nữa (em) cũng không thể để mẹ quay lại‖. Nhưng trong bản tiếng Hán, vế chính vẫn xuất hiện chủ ngữ. Trong trường hợp như vậy, khi dịch tiếng Việt sang tiếng Hán thì phải bổ sung chủ ngữ vào, để hoàn chỉnh toàn câu.

3.3.3.2. Kết từ

Kết từ là bộ phần khác nhau nhiều nhất trong dịch song ngữ Hán Việt. Cặp liên từ tiếng Việt không phức tạp bằng tiếng Hán. Khi sử dụng kết từ tiếng Việt thì không có hạn chế, khi liên kết với phần câu, đứng trước hoặc đứng sau từ hoặc thành phần câu đều được. Cho nên, về cách dùng của liên từ, tiếng Việt đơn giản hơn tiếng Hán. Kết từ trong tiếng Hán hơi khác với tiếng Việt, kết từ tiếng Hán rất đa dạng với ý nghĩa khác nhau.

Căn cứ vào bảng 3.2, chúng tôi có thể nhận thấy, trong câu nhượng bộ tiếng Việt, liên từ của hư nhượng, tổng nhượng và thực nhượng đều có thể dịch thành ―tuy‖, ―cho dù‖, ―dù‖, ―tuy‖ và ―mặc dù‖, nhưng trong tiếng Hán, tuy ý nghĩa giữa các liên từ tương đối gần nghĩa, nếu không phân biệt tỉ mỉ, thì có khả năng dẫn đến cách dùng của liên từ không đồng nhất với ý nghĩa

biểu đạt. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích chuyển dịch kết từ không tương đương giữa liên từ tiếng Việt và tiếng Hán.

+ Hư nhượng: 即使、即便、就算、哪怕

Theo quan điểm của Hình Phúc Nghĩa, câu hư nhượng có thể phân loại thành hai kiểu: thật ngôn hư nhượng và giả ngôn hư nhượng. Trong giả ngôn hư nhượng lại được phân chia thành hai kiểu, đó là giả ngôn hư nhượng lý tính và giả ngôn hư nhượng khoa trương. Sự khác biệt giữa hai kiểu này là kết quả có khả năng trở thành hiện thực hay không. Thật ngôn hư nhượng thì là giả thuyết thật sự, tuy kết từ ―mặc dù (即使) P nhưng Q‖ có tính giả thuyết, nhưng P chỉ một sự thật vấn đề. Chúng ta làm như thế nào mới phân biệt ―mặc dù (即使)‖ biểu thị thật ngôn hay giả thuyết? Theo quan điểm của Diệp Quang Ban, câu thật ngôn hư nhượng không có hình thức cố định, không có tiêu chí ngữ pháp nào đó, chỉ có thể căn cứ vào ngữ nghĩa của phần câu biểu nhượng bộ để phán đoán được. Tức là khi nói vế tình huống đã qua, thì toàn câu là chân ngôn, muốn biết vế nhượng bộ nói về tình huống chưa xảy ra hay đã qua, phải dựa trên ngữ cảnh và tri thức bách khoa của con người. Khi dịch tiếng Việt sang tiếng Hán thì phải chú ý đến một điểm khác nhau này.

Khi vế nhượng bộ kể về một sự việc đã qua, thì ―即使‖ biểu thị thật ngôn, trong trường hợp này, ―即使‖ có thể thay đổi thành ―尽管‖. Ví dụ:

(59) 即使她忙得团团转,婆婆还是挑她的毛病。

(59‘) 尽管她忙得团团转,婆婆还是挑她的毛病

Thông qua khảo sát câu (59) và (59‘) nêu trên, tuy hai câu này ý nghĩa giống nhau, nhưng phân tích tỉ mỉ một chút thì có thể phát hiện được, ngữ khí có sự thay đổi từ hư đến thật. ―尽管‖ thường áp dụng trong dẫn dắt sự thật đã qua, tuy ―即使‖ cũng có thể dẫn dắt sự thật đã qua, nhưng phải dựa trên ngữ cảnh cụ thể và tri thức nền. Nói chung là ―即使‖ chủ yếu thuộc về câu giả thuyết. Trong trường hợp thiếu ngữ cảnh thiết yếu để bổ sung thuyết minh, thông thường người ta cho rằng nó là câu nhượng bộ giả thuyết. Đối với tiếng Việt, hai từ này được sử dụng đơn giản hơn, có thể thay đổi thoải mái mà ý nghĩa không thay đổi, không chịu hạn chế của ngữ cảnh.

Điều kiện chưa xảy ra được coi là câu giả thuyết, có thể phân chia thành hai loại: + tính đến thời điểm nói chưa xảy ra, nhưng có khả năng xuất hiện; + giả thuyết khoa trương, điều kiện đó không có khả năng xảy ra.

(60) Bụng con dù đói, thân con dù ôm đau, cũng không nên oán thán làm gì.

(60) 即便饥饿你的胃,疾病你的身, 也不要出怨言。

(61) Dù thiên binh thiên tướng xuống trần thì cũng chẳng làm gì mẹ góa con côi nhà mình.

(61)就算天老爷带着天兵天降下了

凡,也不会把咱们这些孤儿寡妇怎

么样。

Trong câu (60), thời điểm người nói nói ra câu này, bụng đói và thân ôm đau chưa xảy ra, nhưng có khả năng xuất hiện; đối với câu (61), hiện tượng ―thiên binh thiên tướng xuống trần‖ không có khả năng xuất hiện. Trong hai

trường hợp như thế này, ―即便‖, ―就算‖ không thể đổi thành ―虽然‖ và ―尽 管‖, nếu không thì sẽ thay đổi ý nghĩa.

+ Thực nhượng:虽然、尽管

1. ―虽然‖, ―尽管‖ là kết từ biểu thị quan hệ nhượng bộ - chuyển ý, thừa nhận một sự thật nào đó, áp dụng trong tình huống đã gặp. Có khi phần câu dùng có kết từ ―虽然‖ và ―尽管‖ đứng ở sau, biểu thị ý bổ sung.

2. ―虽然‖, ―尽管‖ thông thường dùng liền với phó từ ―却‖, ―还(是)‖, ―总 (是)‖, ―仍然‖, trong đó, ―却‖, ―还(是)‖ phải đứng sau chủ ngữ.

3. Trong vế chính, ―但(是)‖, ―可(是)‖, ―然而‖ có thể dùng ghép liền với ―却‖, ―还(是)‖, ―仍然‖.

4. Ngữ khí của ―尽管‖ mạnh hơn ―虽然‖

+ Tổng nhượng: 无论、不管

Loại kết từ này là loại vô điều kiện nhượng bộ, thông thường dùng liền nhau với phó từ ―都‖ và ―也‖ trong câu ghép, cũng có thể dùng độc lập trong câu đơn.

Ngoài ra, liên từ giữa hư nhượng, thực nhượng và tổng nhượng lại có khác biệt ít nhiều.

Bảng 3.3. Khác biệt của từ ―不管‖ và ―尽管‖

不管(Dù) 尽管(Dù)

1 Tương đương với ―无论‖ Tương đương với ―虽然‖

định được tính thực hữu được xác định là có thật.

3

Phần câu trước thường dùng liền với đại từ nghi vấn ―多么‖, ―怎么‖, ―谁‖, ―什么‖, là vô điều kiện có tính lựa chọn

- không dùng liên nhau với đại từ nghi vấn;

- không có tính lựa chọn;

- không áp dụng trong câu vô điều kiện.

4

Phần câu sau thường có ―都‖, ―总‖, ―也‖… hô ứng với phần câu trước. * Phần câu trước ―无论‖ có thể dùng liền với ―如何‖, ―无论如 何‖ là dùng từ tập quán. * ―不管‖ không thể dùng liền với ―如何‖, ―不管怎么样‖, là cách nói tương tự trong cuộc sống hằng ngày.

Phần câu sau thường có ―但是‖, ―可是‖, ―然而‖, ―还是‖… hô ứng với phần câu trước.

Ví dụ:

(62) Dù biến thành chim gì thì chị cũng cất cánh bay cao, đi tìm Hàn Chim của chị.

(62) 不管她变成一只什么鸟,她 都会展翅高飞,去寻找她的鸟儿 韩。

(63) Dù chúng tôi đã đứng ở đầu gió, nhưng mùi hôi thối vẫn quẩn ngược lại, xáo trộn gan ruột mọi người, chỉ muốn nôn ọe.

(63)尽管我们都避到上风头,但臭 味逆风而上,照样让人肠胃搅动, 直想呕吐。 Bảng 3.2. Khác biệt của từ ―但是‖ và ―却‖ 但是(Nhưng) 却(Nhưng) 1 - kết từ - đứng trước chủ ngữ - Phó từ - đứng sau chủ ngữ 2 Hai phần câu có thể là một thành phần cú pháp Hai phần câu có thể là một thành phần ngữ pháp, cũng có thể là thành phần ngữ pháp khác nhau. 3 ―但是‖ chủ ý nói về thật sự khách quan. ―却‖ có tính chủ quan Ví dụ:

(64) Tuy không trông rõ mặt ông, nhưng anh đoán chắc hai bên mép ông sùi bọt trắng.

(64) 我虽然看不到他的脸,但我 猜到了他的嘴角上一定挂着两朵 白色的泡沫。

(65) Tuy trời lạnh, nhưng nước trong đầm bốc hơi ấm.

(65) 虽是寒冬腊月,池塘里却冒 着热气。

Phần trên chúng tôi đã nói về hiện tượng trong tiếng Việt dùng kết từ giống nhau nhưng tiếng Hán thì khác nhau, sau đây còn có một số điểm cần chú ý:

+ Khi liên kết hai phân câu, kết từ của câu nhượng bộ tiếng Việt có thể bỏ qua, nhưng ý nghĩa của câu không thay đổi, vẫn hoàn chỉnh. Trong lối nói hằng ngày, thậm chí kết từ không xuất hiện trong câu, nhưng có thể đoán được câu này là câu nhượng bộ qua ngữ khí của người nói và ý nghĩa của câu. Trong tiếng Hán, trường hợp như vậy cũng có, nhưng loại tỉnh lược kết từ chỉ sự chuyển ý thì không tồn tại, tức là kết từ chuyển ý bắt buộc phải xuất hiện trong câu. Ví dụ:

(66) Bao nhiêu nỗi ra mà không dám nói ra.

(66) 尽管她有满肚子苦水,也得 自己咽下去。

(67) Tuy không giàu nứt, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc.

(67) 虽不是大户,可也不算个小 户。

Trong câu (66) chúng ta có thể nhận thấy, trong văn bản nguồn có kết từ nhượng bộ đầy đủ, nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì được bỏ qua mà vẫn không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, căn cứ vào ngữ cảnh ta vẫn biết được câu này là câu chỉ sự nhượng bộ. Trong câu (67), vế chính văn bản đích (tiếng Việt) tỉnh lược một từ chỉ sự chuyển ý, nhưng trong văn bản nguồn thì vẫn phải xuất hiện phó từ ―也‖ biểu thị sự chuyển ý.

+ Kết từ của câu nhượng bộ tiếng Việt có thể thay đổi tự do, ý nghĩa của câu vẫn bảo tồn, không chịu sự hạn chế của yếu tố nào. Nhưng đối với tiếng Hán, giữa các kết từ có nhiều điểm khác nhau ít nhiều từ ngữ nghĩa đến ngữ dụng, nên khi sử dụng phải bám vào ngữ cảnh và nội dung phần trước. Ví dụ,

tuy ―虽‖ và ―虽然‖ khi chuyển sang tiếng Việt, đều dịch thành ―tuy‖, nhưng ―虽‖ bắt buộc phải đứng trước chủ ngữ, ―tuy‖ thì không có vị trí cố định. Trong trường hợp vế chính đứng trước vế phụ, kết từ vế phụ chỉ có thể sử dụng ―虽然‖.

Đây còn có một điểm cần chú ý khi dịch tiếng Việt sang tiếng Hán, câu nhượng bộ trong cách dùng hằng ngày của người Việt Nam, thậm chí trong sáng tác, hai phân câu của câu nhượng bộ giả thuyết đều có thể tỉnh lược kết từ. Nhưng vẫn có thể phân tích ra quan hệ nhượng bộ - chuyển ý bằng quan sát ngữ khí người nói và ngữ nghĩa của câu. Đây là cách dùng từ thuộc tập quán của người Việt Nam trong khi sử dụng câu nhượng bộ giả thuyết, nhưng dịch sang tiếng Hán vẫn phải chọn liên từ thích hợp nhất bổ sung vào để hoàn chỉnh toàn câu phụ hợp với phong cách ngôn ngữ tiếng Hán. Ví dụ:

(68) Cô cũng bận tối mắt tối mũi, vậy mà vẫn bị mẹ chồng chì chiết.

(68) 即便她忙得团团转,婆婆还 是挑她的毛病。

Trong câu (68), văn bản nguồn có cặp kết từ ―即便…还…‖, nhưng khi dịch sang tiếng Việt bị tỉnh lược kết từ của hai phần câu, tuy vậy, nhưng không ảnh hưởng đến ý nghĩa của văn bản nguồn mà phù hợp với ngữ cảnh của tiếng Việt.

Chương này chúng tôi chủ yếu khảo sát về các thủ pháp dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa , ngữ dụng, chúng tôi xin có một vài kết luận như sau:

1. Phần này của luận văn chủ yếu khảo sát về thủ pháp chuyển dịch tương đương: tương đương hoàn toàn và tương đương không hoàn toàn.

2. Về bình diện ngữ pháp: trật tự cú pháp tương đương hoàn toàn; đối với sự tỉnh lược của chủ ngữ thì có tình hình tương đương hoàn toàn cũng có tương đương không hoàn toàn; nhưng tương đương không hoàn toàn với liên từ, tuy dịch sang tiếng Việt cùng với một từ, nhưng ý nghĩa thì khác nhau trong tiếng Hán.

3. Về bình diện ngữ nghĩa: tương đương hoàn toàn với đặc trưng ngữ nghĩa đều có tính giả thuyết; tương đương hoàn toàn với dịch cặp kết từ câu nhượng bộ giả thuyết từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

4. Về bình diện ngữ dụng: tương đương hoàn toàn với logic; tương đương không hoàn toàn với dùng từ tập quán.

Nói chung là hai ngôn ngữ này có quan hệ gần gũi, trong quá trình chuyển dịch có đa số trường hợp có thể dịch tương đương hoàn toàn, nhưng cũng có khác biệt về hình thức biểu đạt và tập quán biểu đạt giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong trường hợp này thì yêu cầu người dịch hiểu biết văn hóa của hai nước có một cách sâu sắc, trên cơ sở này mới sáng tạo ra tác phẩm tốt.

KẾT LUẬN

Chuyển dịch là trên cơ sở không thay đổi ý nghĩa nguyên bản, căn cứ vào tình huống khác nhau, chuyển dịch ở hình thức biểu hiện, phương thức tư duy, kết cấu của câu. Trên cơ sơ ―thuận‖ khiến cho văn bản dịch tăng mức độ phụ hợp với văn bản nguồn.

Đa số các nhà nghiên cứu những năm trước, định nghĩa chuyển dịch theo quan niệm chuyển dịch của ngữ pháp. Nhưng cũng có tác giả cho rằng, cái gọi là cách chuyển dịch không những bao gồm chuyển dịch trên bình diện ngữ pháp, mà còn ở cả bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng. Mỗi thủ pháp chuyển dịch đều là sự thống nhất của ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Chỉ có kết hợp ba bình diện với nhau, mới dịch được tác phẩm tốt.

Luận văn của chúng tôi lấy ngữ liệu là câu nhượng bộ trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖ bản dịch tiếng Việt và bản gốc tiếng Trung để tiến hành khảo sát, phân tích, đối chiếu, do đó về mặt ngữ liệu còn chưa phong phú, phạm vi nghiên cứu còn nhiều hạn chế, điều đó khiến cho các phát hiện mới của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu có thể không bao quát được toàn bộ tình hình nghiên cứu câu nhượng bộ. Ngoài ra, luận văn của chúng tôi chủ yếu nghiên cứu thủ pháp chuyển dịch tương đương mà không nghiên cứu được tất cả các thủ pháp, nên không tránh khỏi các hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)