Khảo sát đặc điểm câu nhƣợng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Khảo sát đặc điểm câu nhƣợng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời”

Trong những thập kỳ gần đây, một thực tế đã được nhiều nhà ngôn ngữ học thừa nhận là nghiên cứu ngôn ngữ không thể bỏ qua được ba bình diện, đó là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Nhìn từ góc độ dịch thuật, ba bình diện này được goi là ―trụ cột của nghiên cứu dịch thuật‖(Neubert 1984:57), là ―công việc trọng tâm của thông dịch viên‖ (Hatim & Mason 1990:25).

Chu Đức Hy cũng đã chỉ ra ― mục đích cuối cùng của nghiên cứu ngữ pháp là tìm hiểu rõ quan hệ đối ứng giữa hình thức và ý nghĩa ngữ pháp‖. Để đạt được mục tiêu này, có thế xuất phát từ hình thức hoặc xuất phát từ ý nghĩa để tiến hành nghiên cứu. Chương này chúng tôi sẽ chú trọng nghiên cứu đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của các câu nhượng bộ xuất hiện trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖.

2.2.1. Cú pháp câu nhượng bộ trong tác phẩm “Báu vật của đời” 2.2.1.1. Chủ ngữ 2.2.1.1. Chủ ngữ

Trong 243 câu nhượng bộ của ―Báu vật của đời‖, có 172 câu là có chủ ngữ tương đồng và có 71 câu chủ ngữ không tương đồng.

A. Chủ ngữ tương đồng

Trong những câu nhượng bộ có chủ ngữ thì có những hiện tượng như sau:

a) Vế chính và vế phụ đều xuất hiện chủ ngữ

(10) Nó tuy gầy và đen, nhưng vào cái thời ấy, nó là một đứa trẻ khỏe mạnh.

(11) Những năm tháng qua tôi đã từng ăn thử, nhưng dù tôi ăn những thức ngon đến mấy, dạ dày tôi vẫn không chịu.

(12) Chị sợ, muốn thoát khợi ra bàn tay dính đầy máu lừa của bà mẹ chồng thợ rèn, nhưng chị không còn sức.

Chủ ngữ vế chính và vế phụ của các câu nêu trên đều tương đồng. Chủ ngữ của câu (10) là ―nó‖, vế chính và vế phụ đều xuất hiện chủ ngữ ―nó‖, hiện

tượng như vậy, trong câu (11), (12) chủ ngữ là ―tôi‖, và ―chị‖. Chúng ta có thể hiểu rằng chủ ngữ của hai mệnh đề là một.

b) Vế phụ hoặc vế chính bị tỉnh lƣợc chủ ngữ

(13) Tuy rằng vú của cô là loại vú bánh dầy, nhưng hình dáng vẫn là vú. (14) Dù bước thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu lên bục giảng.

Chủ ngữ của câu (13) là ―vú của cô‖, nó xuất hiện ở vế phụ mà vế chính thì không có. Tuy nhiên theo ý nghĩa của vế chính chúng ta có thể biết được chủ thể miêu tả của vế phụ và vế chính đều là ―vú của cô‖, cho nên câu (13) cũng là một câu nhượng bộ có chủ ngữ tương đồng. Trong câu (14) ―Dù bước thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu lên bục giảng‖, vế chính có chủ ngữ rõ ràng là ―ông‖, vế phụ thì không xuất hiện chủ ngữ, mà thông qua khảo sát ngữ cảnh chúng ta có thể biết được chủ ngữ của vế chính cũng là ―ông‖, nếu bổ sung chủ ngữ của vế chính vào, thì câu (14) sẽ là ―Dù bước ông thì khó khăn, nhưng cuối cùng ông đã bê được cái chậu lên bục giảng‖.

c) Chủ ngữ của vế chính và vế phụ bị tỉnh lƣợc hoàn toàn

(15) Tuy không giàu nứt, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc.

Chủ ngữ vế chính và vế phụ của câu (15) bị tỉnh lược chủ ngữ, sau phân tích toàn câu, thì có thể thấy rằng vế chính và vế phụ có tính liên tục, đều đang nói về một chủ thể, tức là ―hoàn cảnh của người nói‖, cho nên chúng ta có thể khẳng định chủ ngữ của vế chính và vế phụ là một.

B. Chủ ngữ không tƣơng đồng

Những câu nhượng bộ có chủ ngữ không tương đồng cũng có thể tổng kết những quy luật như sau:

a) Vế chính và vế phụ đều có chủ ngữ

(16) Dù rằng sau này cô có nói: Đó là Thượng đế chỉ đường cho cô, dắt cô đến bên anh, nhưng Kim Đồng thì trước sau vẫn nghĩ rằng, tất cả đều có tính toán từ trước.

(17) Dù hắn có thằng cháu ngoại là triệu phú, nhưng ta cảnh nghèo chí không nghèo.

(18) Dù chúng tôi đã biết là ai viết, nhưng chỉ cần thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng.

Những câu ví dụ như trên toàn đều có hiện tượng chủ thể chủ ngữ của 2 vế câu không đồng nhất, chủ ngữ vế chính của câu (16) là ―Kim Đồng‖, chủ ngữ vế phụ là ―cô‖; chủ ngữ vế chính của câu (17) là ―ta‖, nhưng chủ ngữ về phụ là ―hắn‖. Về câu (18), chủ ngữ của vế phụ là ―chúng tôi‖, tuy vế chính xuất hiện ngôi xưng hô, nhưng mà không đứng ở vị trí chủ ngữ, thông qua khảo sát toàn câu, chúng ta có thể biết được, chủ ngữ của vế chính là người nghe, nếu bổ sung vào vế chính, thì câu này sẽ là ―Dù chúng tôi đã biết là ai viết, nhưng chỉ cần anh thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng.‖

b) Vế phụ hoặc vế chính bị tỉnh lƣợc chủ ngữ

Chủ ngữ vế nhượng bộ của câu (19) là ―nước trong đầm‖, chủ ngữ vế chính là chủ ngữ giản lược. Thông qua phân tích toàn câu chúng ta thấy: chủ ngữ hành động là người. Thông qua phân tích ngữ cảnh, thì chủ ngữ của câu này sẽ là ―Tuy nước trong đầm ấm thật đấy‖ nhưng ―chúng ta xuống thì dẽ lên thì khó‖. Qua ngữ cảnh, chủ ngữ ―chúng ta‖ có thể được phục. Tuy vậy, trong tác phẩm phép tỉnh lược chủ ngữ đã được sử dụng.

c) Chủ ngữ của vế chính và vế phụ bị tỉnh lƣợc hoàn toàn

(20) Dù thế nào chăng nữa cũng không thể để mẹ quay lại.

Chủ ngữ vế chính và vế phụ của câu (20) bị tỉnh lược chủ ngữ, sau phân tích toàn câu với ngữ cảnh, thì có thể thấy rằng, chủ thể hành động của vế chính và vế phụ là do hai người hoàn thành. Tức là chủ ngữ vế chính là người nói, mà chủ ngữ vế phụ là người nghe. Nếu bổ sung chủ ngữ của hai vế vào, thì câu này sẽ là ―Dù chị thế nào chăng nữa em cũng không thể để mẹ quay lại.‖

2.2.1.2. Liên từ

Trong tiếng Việt, câu ghép nhượng bộ được xếp vào loại câu ghép chính-phụ, câu phụ thừa nhận một sự thật, trong khi vế câu chính nói về ý nghĩa nghịch. Giữa hai vế mệnh đề thì phải dùng liên từ để liên kết. Có thể dù

ng cặp liên từ để tạo tính hô ứng cho hai mệnh đề, ví dụ: tuy...nhưng (虽 然……但是), dù...nhưng (尽管……但是); khi tính liên kết giữa hai mệnh đề đã rõ, liên từ của câu nhượng bộ có thể bỏ đi, nhưng ý nghĩa của câu không

thay đổi câu, vẫn biểu tính nhượng bộ. Chỉ có mệnh đề đứng sau mới cầu dùng liên từ,ví dụ: tuy...(nhiên), nhưng, nhưng mà, dù(但是、但、然而、却). Ví dụ:

(21)Nhưng bầu trời thì cao vòi vọi và trong vắt, nắng vàng đúng là nắng của mùa thu.

(22) Tuy là giữa thu, nhưng không hề ngửi thấy mùi vị mùa thu trong gió, nhưng bầu trời thì cao vòi vọi và trong vắt, nắng vàng đúng là nắng của mùa thu.

时令已是中秋,尽管风里还嗅不到一丝一毫秋天的气味,但天空已 是湛蓝的秋天的天空,阳光已是明媚的秋天的阳光。

(23) Đám đại biểu dân chúng, những nhân vật nổi tiếng của địa phương đi phía sau, tuy thở phì phò nhưng không một ai ca thán.

跟在我们骡子后边的那些民众代表、地方名流,虽然气喘吁吁也没 有一句怨言。

(24) Chị sợ, muốn thoát khởi hia bàn tay dính đầy máu lửa của bà mẹ chồng thợ rèn, nhưng chị không còn sức.

她感到恐惧,她想躲避这个打铁女人沾满驴血的双手,但她没有力 量。

Khi muốn cường điệu sự chuyển ý của câu nhượng bộ, có thể dùng ―cũng‖, ―mà‖ thay thế ―nhưng‖, đây cũng là một thói quen dùng từ tập quán của thông dịch viên Việt Nam. Ví dụ:

(25) Tuy không giàu nứt, cũng không phải thiếu ăn thiếu mặc.

虽不是大户,可也不算个小户。

(26) Không quay lại, chết cũng về Trung Quốc, chỉ còn cái xác cũng phải về Trung Quốc.

不回去,就是淹死,嗯,死尸也要漂回。

(27) Bao nhiêu nỗi ra mà không dám nói ra. 尽管她有满肚子苦水,也得自己咽下去。

Một số điểm cần chú ý:

a. Liên từ của câu nhượng bộ chỉ có tác dụng liên kết, không thể độc lập làm thành phần của câu. ví dụ:

(28) Kim Đồng mặc dù đã áp sát tường đến mức tối đa, nhưng vẫn bị quát mắng.

尽管上官金童在墙角紧缩着身体,照样也免不了遭到她的训斥

Trong câu (28), sau khi quan sát toàn câu, chúng ta có thể biết được, liên từ ―tuy ‖ và ―nhưng‖ chỉ có tác dụng liên kết hai mệnh đề, tạo ra quan hệ logic. Trong câu thì không có ý nghĩa từ vựng chân thực.

b. Trong một số câu nhượng bộ ở bản dịch tiếng Việt, có dùng một phân câu nói về một ý nghĩa rồi, dùng một phần câu miêu tả ý nghĩa khác, tạo ra quan hệ chuyển ý, phân câu sau mới bộc lộ ý chính xác của người nói. Trong câu ghép nhượng bộ, liên từ chỉ được dùng một lần, không dùng lặp lại. Ví dụ:

(29) Mẹ nhìn nét mặt đầy yêu khí của chị Ba, có bao nhiêu điều muốn nói, nhưng rồi mẹ lại thôi.

母亲听了这些话,犹如五雷轰顶,心中交集着百感,她惊悚地看 着三姐妖气横生的脸,千言万语涌到嘴边,但却一个字也说不出来。

Trong câu (29), bản tiếng Việt dùng ―nhưng‖, trong khi dịch sang tiếng Hán, để cường điệu ngữ khí của người nói, người ta có thể them một phó từ ―却‖, cùng xuất hiện với liên từ ―但‖ trong một câu.

2.2.1.3. Trật tự cú pháp của câu nhượng bộ

Các nhà ngữ pháp học Việt Nam căn cứ vào vị trí của vế chính và vế phụ để phân loại câu nhượng bộ có tính giả thuyết. Theo đó, câu nhượng bộ được phân thành 2 loại:

1. Vế nhượng bộ - vế chuyển ý 2. Vế sự kiện - vế nhượng bộ

+ Vế nhượng bộ - vế chuyển ý : vế chính đứng sau vế phụ sẽ tạo ra quan hệ ―nhượng bộ - chuyển ý‖. Ví dụ:

(30) Mặc dù mắt nhắm nhưng anh vẫn trông thấy rất rõ, Long Thanh Bình đang lấy giấy ráp đánh gì trên vú.

他尽管紧闭着眼睛,但依然清晰地看到,龙青萍用一块砂纸打磨着 乳房上的红锈。

Câu (30) vế nhượng bộ đưa ra một điều kiện hiện thực ―mắt nhắm‖, tuy trong trường hợp này, nhân vật vẫn ―trông thấy rất rõ, Long Thanh Bình đang lấy giấy ráp đánh gì trên vú‖.

+ Vế sự kiện – vế nhượng bộ: Nếu trật từ ngược lại, tức là vế chính đứng trước vế phụ thì sẽ tạo thành quan hệ sự việc – nhượng bộ, trong trường hợp này không thể sử dụng liên từ ―nhưng‖, ―mà‖ đứng đầu vế chính nữa. Ví dụ:

(31) Chúng ta là lớp người biết gào thét, dù rằng có thể bị chặn họng bất kể lúc nào!

我们是会嚎叫的一代,尽管时时都被扼住咽喉!

(32) Thân hình tuyệt đẹp tuy rằng mới sinh nở.

她身材好极了,虽然刚生了孩子身材也好极了。

(33) Cân nhắc kỹ, Thọ Hỉ quyết định đi lên phía bắc rồi quặt sang đông đến nhà ông ba Phàn, mặc dầu quang cảnh ở chỗ tháp canh hấp dẫn.

经过反复斟酌,上官寿喜决定北上东行去请樊三爷,尽管瞭望塔上 的司马库和瞭望塔下的热闹对他极有诱惑。

Vế chính câu (31) nói về một sự việc ―Chúng ta là lớp người biết gào thét‖, nhưng việc này đang trong trường hợp ―rằng có thể bị chặn họng bất kể lúc nào‖, cũng không ảnh hượng đến chúng tôi. Trong câu (32) vế sự việc kể ―Thân hình tuyệt đẹp‖, vế nhượng bộ sau thì đưa ra một tình trạng nhượng bộ ―rằng mới sinh nở‖. Câu (33) Thọ Hỉ ―cân nhắc kỹ quyết định đi lên phía bắc

rồi quặt sang đông đến nhà ông ba Phàn‖, trong vế phụ tác giả chỉ ra tình trạng nhương bộ ―quang cảnh ở chỗ tháp canh hấp dẫn‖

Đồng thời đã có một số nhà ngôn ngữ học phân loại câu nhượng bộ theo ý nghĩa cú pháp. Tức là cấu trúc nhượng bộ có điều kiện giả định nghịch với hệ quả và cấu trúc nhượng bộ có điều kiện hiện thực nghịch với hệ quả. Ví dụ:

(34) Dù thiên binh thiên tướng xuống trần thì cũng chẳng làm gì mẹ góa con côi nhà mình.

就算天老爷带着天兵天将下了凡,也不会把咱们这些孤儿寡妇怎么

样。

(35) Dù không nói tiếng Tây, ông chỉ nói vài câu tiếng Trung Quốc với giọng lơ lớ, các đội viên cũng không dám ngang ngược.

即便不口吐洋文,哪怕说几句洋腔洋调的中国话,鸟枪队员们也不 敢放肆。

Trong câu (34), vế chính đưa ra một điều kiện giả định ―thiên binh thiên tướng xuống trần‖, nhưng ―chẳng làm gì mẹ góa con côi nhà mình‖. Vế chính của câu (35) giả định một sự việc ―không nói tiếng tây, ông chỉ nói vài câu tiếng Trung Quốc với giọng lơ lớ‖, vế phụ thì nói đến một hệ quả nghịch với vế chính ―vào cái thời ấy, nó là một đứa trẻ khỏe mạnh‖.

2.2.1.4.Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai mệnh đề của câu nhượng bộ

Quan hệ giữa hai mệnh đề trong các phát ngôn nhượng bộ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự biểu đạt nhượng bộ.

A. Quan hệ nhân quả

Trong các câu nhượng bộ có quan hệ nhân quả câu nhượng bộ, sự kiện A có tính hạn chế đối với sự kiện B trên một số mức độ. Chúng ta có thể căn cứ sự thành lập của sự kiện A đoán được tính khả năng xảy ra của sự kiện B khá nhỏ, tức là 0<P(B/A)<0.5. Ví dụ:

(36) Tuy trời lạnh, nhưng nước trong đầm bốc hơi ấm.

虽是寒冬腊月,池塘里却冒着热气。

Trong câu (36), chúng ta dựa trên kinh nghiệm cuộc sống và tri thức có thể biết được, trong tiền đề trời lạnh, tính khả năng của nước trong đầm bốc hơi ấm khá nhỏ, tức là ở tiền đề P{ trời lạnh }=1, 0<P{ nước trong đầm bốc hơi ấm }<0.5.

B. Quan hệ đồng đẳng

Đối với loại câu nhượng bộ có quan hệ đồng đẳng, sự kiện A và sự kiện B là độc lập và bình đẳng với nhau, bất cứ sự kiện A có hay không, đều không ảnh hưởng đến sự hiện diện của sự kiện B, tức là P{B/A}=0.5. Ví dụ:

(37)Tư Mã Khố dù trăm xấu nghìn xa, nhưng vẫn đáng mặt là một thằng đàn ông.

司马库千坏万坏,但到底是个好样的男人。

Căn cứ vào tiều giả định bách khoa, chúng ta cho rằng, nếu trăm xấu nghìn xa thì chắc không hoặc không phải một thằng đàn ông, tức là trong tiền đề P{ trăm xấu nghìn xa }=1, P{ vẫn dáng mặt là một thằng đàn ông }=0.5.

Nói chung là hai mệnh đề có quan hệ đồng đẳng trong câu nhượng bộ độc lập và không ảnh hưởng với nhau, dù vị trí hai mệnh đề có ngược lại thì vẫn thỏa mãn điều kiện P{B/A}=0.5.

2.2.1.5. Chức năng ngữ dụng của câu nhượng bộ trong "Báu vật của đời"

Ở hai phần trên chúng tôi đã khảo sát câu nhượng bộ trên bình diện ngữ nghĩa và cú pháp, trong phần này chúng tôi sẽ khảo sát câu nhượng bộ dưới góc độ ngữ dụng. Ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngữ nghĩa trong bối cảnh giao tiếp. Mà hàm ý nghĩa của câu nhượng bộ phụ thuộc khá chặt chẽ vào ngữ cảnh so với các loại câu khác. Phần này chúng tôi tổng kết các chức năng ngữ dụng cơ bản thông qua khảo sát các hành vi ngôn ngữ của câu nhượng bộ trong "báu vật của đời".

A. Hành vị đề nghị/ yêu cầu

Câu nhượng bộ được sử dụng làm cho lời yêu cầu lịch sự hơn. Khi thực hiện chức năng này, mệnh đề chính thường được chia ở thì hiện tại, hoặc sử dụng động từ khuyết thiếu. Tương tự như lời yêu cầu, đề nghị cũng được diễn đạt bằng câu nhượng bộ để gia tăng tính lịch sự. Trong tiếng Việt những từ như ―nhé, có được không‖ thường được sử dụng trong câu để thể hiện sự nhẹ nhàng của lời nói. Ví dụ:

(38) Bụng con dù đói, thân con dù ốm đau, cũng không nên oán thán làm gì.

即便饥饿你的胃,疾病你的身,也不要出怨言

无论碰到什么样的不平事,也不要口出怨言。

Câu (38), (39) đều là tỏ ý đề nghị, trong câu (38), người nói đề nghị ―không nên oán thán làm gì‖ trong tình huống ―Bụng con dù đói, thân con dù ốm đau‖. Câu (39) đưa ra đề nghị ―không nên oán thán‖ bất cứ ―gặp phải chuyện bất bình đến mấy‖

B.Hành vị khuyên bảo/ khuyến cáo

Theo Hoàng Trọng Phiến, lời khuyên là một trong những chức năng giao tiếp thông dụng nhất của câu điều kiện trong giao tiếp. Dưới đây, chúng tôi tìm những câu nhượng bộ trong ―Báu vật của đời‖ với hàm ý khuyên bảo để phân tích.

(40) Dù chúng tôi đã biết là ai viết, nhưng chỉ cần thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng.

尽管我们知道这些事是谁干的,但只要坦白,还是可以从宽处理的。

Câu nhượng bộ trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖ vừa nêu trên có chức năng ngữ dụng khuyên bảo là khuyên cáo trực tiếp. Người nói đưa ra tiền đề ―chúng tôi đã biết là ai viết‖ rồi tiếp theo đưa ra sự khuyên bảo ―chỉ cần thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng‖. Lời khuyên này làm cho người được khuyên thì là loại không thể phản đối được vì đã có tiền đề ―chúng tôi đã biết là ai viết‖.

2.4. Tiểu Kết

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu khảo sát phân tích các sản phẩm dịch thuật của câu nhượng bộ trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖ từ góc độ cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)