Các vấn đề lý luận liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3. Các vấn đề lý luận liên quan

1.3.1. Dịch thuật

Dịch là một hoạt động có tầm quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thế giới hiện đại. Ngày nay người ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng dịch là một nghề theo đúng nghĩa của nó. Người làm công tác phiên dịch trên thế giới được ngày càng trở nên đông đảo, bao gồm thông dịch viên chuyên nghiệp, những thông dịch viên hành nghề tự do, và những thông dịch viên bán thời. Các ngôn bản được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng. Dịch thuật ngày càng được quan tâm đặc biệt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động dịch thuật, nghiên cứu dịch như là một khoa học trên thế giới cũng phát triển mạnh với những công trình của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới.

1.3.2. Lý luận ngôn ngữ học so sánh đối chiếu

So sánh là một phương pháp cơ bản trong nghiên cứu và nhận thức sự vật của con người, cũng là một phương pháp cơ bản của nghiên cứu ngôn ngữ. Nếu nói nhiệm vụ căn bản của ngôn ngữ là một hiện tượng nào đó đối với ngôn ngữ có thể thêm vào sự trình bày chi tiết, thì việc trình bày chi tiết chính là cần phải tiến hành phân tích đối chiếu các biểu hiện của hiện tượng đó (Halmannl 1980). Do đó, về bản chất mà nói, ngôn ngữ học đối chiếu là một loại so sánh, so sánh các đặc điểm không giống nhau của các nhánh ngôn ngữ, từ đó giúp chúng ta có thể xác định được vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong hệ thống ngôn ngữ, đồng thời liên hệ với nghiên cứu các loại ngôn ngữ khác nhau. Thuật ngữ ― Ngôn ngữ học đối chiếu‖ với được một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Mỹ đưa ra vào năm 1941, thuật ngữ gốc ông sử dụng là ―contrastive analysis‖, thuật ngữ này đã được giới nghiên cứu ngôn ngữ tiếp nhận. Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Triệu Nguyên Nhiệm đã từng nói: ―Lý luận ngôn ngữ học đối chiếu thực tế là sự so sánh ngôn ngữ học, cũng là kết luận khoa học của các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới‖, ngôn ngữ học đối chiếu được hình thành từ lý luận ngôn ngữ

kết cấu chủ nghĩa và tiếng nước ngoài, nó vận dụng một loại nguyên lý để tiến hành phân tích 2 hoặc 2 loại ngôn ngữ trở lên.. Có một vị học giả đã định nghĩa về ngôn ngữ học đối chiếu như sau:― ngôn ngữ học đối chiếu là một phân nhánh của ngôn ngữ học, nhiệm vụ của nó là nghiên cứu so sánh 2 loại hoặc 2 loại ngôn ngữ trở lên, miêu tả sự giống và khác giữa nó, đặc biệt là sự khác nhau, đồng thời kết quả nghiên cứu của nó sẽ được ứng dụng sang một lĩnh vực khác.‖

1.3.3. Một số nguyên tắc và phương pháp

Là một nhánh độc lập của ngôn ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu đang ở trong quá trình tự hình thành. Đối tượng, quan niệm, phạm vi... còn chưa được định hình rõ, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu đối chiếu nên căn cứ vào các nguyên tắc và phương pháp thực tế như sau:

- Nguyên tắc đối chiếu đồng đại

Nghiên cứu đối chiếu là một loại nghiên cứu đồng đại, khi nghiên cứu bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc đồng đại, không được so sánh các hiện tượng ngôn ngữ không đồng đại.

- Nguyên tắc đối chiếu đồng ngữ

Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, bao gồm những chức năng ngữ thể khác nhau, các ngôn ngữ khác nhau sẽ có các lựa chọn khác nhau, các quy tắc và quy phạm của đơn vị tổ chức, sử dụng ngôn ngữ. Cần phải tách rời ngôn ngữ

nói và ngôn ngữ viết, đối chiếu ngôn ngữ viết với ngôn ngữ viết, đối chiếu ngôn ngữ nói với ngôn ngữ nói, đối chiếu ngôn ngữ cùng một ngữ hệ.

- Nguyên tắc kết hợp ứng dụng đối chiếu với lý luận đối chiếu

Nghiên cứu đối chiếu có thể có tính chất lý luận, cũng có thể có tính chất ứng dụng, trong đó, đối chiếu ứng dụng chủ yếu để phục vụ giảng dạy. Do đó quá trình đối chiếu và miêu tả sao cho đơn giản thuận lợi cho giáo viên và học sinh sử dụng. Đồng thời nghiên cứu đối chiếu lý luận nên có quan hệ mật thiết với thực tế, liên hệ mật thiết với việc dạy học.

- Phương pháp thống kê số lượng

Trong các công trình nghiên cứu trước đây, có tác giả chỉ chú trọng miêu tả định tính mà ít, chỉ có số thống kê định lượng. Để đảm bảo tính khách quan, khoa học, theo chúng tôi phải trên cơ sở phân tích, thống kê ngữ liệu để đưa ra các nhận định khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)