Các thủ pháp chuyển dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 53)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Các thủ pháp chuyển dịch

Dịch thuật là một hoạt động chuyển ý nghĩa của văn bản từ một ngôn ngữ nào đó sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới. ― ‗Dịch‘ (易) có nghĩa là ‗chuyển đổi‘, ‗biến đổi‘; ‗thuật‘ (術) có nghĩa là ‗kỹ thuật‘, ‗học thuật‘, ‗phương pháp‘. Từ ‗dịch thuật‘ do vậy có nghĩa là ‗phương pháp chuyển đổi‘ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.‖[Wikipedia tiếng Việt]

Trong cuốn ―Nghiên cứu dịch thuật ‖ Hoàng Văn Vân đã chỉ ra các quan niệm về dịch thuật khác nhau của 3 vị học giả:

- Theo Catford, ông đã phân dịch thuật ra thành các kiểu sau đây: dịch đầy đủ và dịch từng phần, dịch thống thông thể và dịch hạn chế, dịch âm, dịch chữ viết, dịch chuyển từ, dịch giới hạn cấp độ, và dịch không giới hạn cấp độ.

- Không giống với Catford, Newmark (1988) phân chia loại hình dịch thuật theo cách hiểu của độc giả.

- Khác với cả Catford và Newmark, Larson chia dịch thuật ra thành hai loại hình chính: dịch nghĩa đen và dịch nghĩa ngữ.

Vấn đề tương đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích là vấn đề trọng tâm của dịch thuật, là chủ đề thảo luận của các nhà nghiên cứu dịch thuật trong nhiều năm qua.

Tham khảo quan điểm về tương đương dịch thuật của Nida, Taber, Newmark, và đặc biệt là của Koller, Nguyễn Hồng Cổn đã đưa ra định nghĩa về tương đương dịch thuật: ―tương đương dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm , ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương diện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp.‖

Dưới đây chúng tôi sẽ căn cú vào định nghĩa tương đương dịch thuật của Nguyễn Hồng Cổn để triển khai nội dung sau.

3.2.1. Chuyển dịch tương đương

Dựa vào định nghĩa tương đương dịch thuật, Nguyễn Hồng Cổn phân biệt ra bốn bình diện, đó là tương đương ngữ pháp, tương đương ngữ nghĩa, và tương đương ngữ dụng. Trên cơ sở ba bình diện đã nêu các tác giả phân loại thành hai hình thức: tương đương hoàn toàn, tương đương không hoàn toàn. + Tương đương hoàn toàn

- Tương đương hoàn toàn tuyệt đối, túc là tương đương vói nhau trên cả ba bình diện. Việt Nam và Trung Quốc là họ hàng gần gũi, có quan hệ tiếp xúc

và vay mượn ngôn ngữ lâu đời, cho nên hiện tượng tương đương dịch thuật hoàn toàn tuyệt đối cũng nhiều.

- Tương đương hoàn toàn tương đối, chỉ xét một vài đặc điểm tương đương từ ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Chẳng hạn phạm trù từ loại của tự, trật tự từ, cấu trúc ngữ pháp, và chức năng ngữ dụng. Kiểu tương đương này thì là kiểu phổ biến nhất trong dịch thuật, luận văn này cũng sẽ dựa trên các quan niệm này để khảo sát thủ pháp chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

+ Tương đương không hoàn toàn

Theo quan điểm của Nguyễn Hồng Cổn, trong loại này, ông phân chia thành 4 kiểu.

- Tương đương ngữ pháp – ngữ nghĩa là loại tương đương dịch thuật mà các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích chỉ tương đương với nhau về ngữ pháp và ngữ nghĩa, nhưng khác nhau về ngữ dụng. Loại này thường được sử dụng khi dịch chú giải nghĩa nguyên văn của câu chứ ít khi được dùng trong giao tiếp.

- Tương đương ngữ pháp - ngữ dụng là loại tương đương dịch thuật mà các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích chỉ tương đương với nhau về ngữ pháp và ngữ dụng, khác nhau về ngữ nghĩa.

- Tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng là loại tương đương dịch thuật mà các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích chỉ tương đương với nhau

về ngữ nghĩa và ngữ dụng, khác nhau về ngữ pháp. Loại này chỉ sử dụng trong dịch văn bản nguồn và văn bản đích khá xa nhau, vì vậy khác biệt về ngữ pháp của loại tương đương này khá phức tạp.

- Tương đương thuận ngữ dụng là kiểu tương đương tự do nhất, trong trường hợp chuyển dịch mà chỉ tương đương về bình diện ngữ dụng (đặc biệt là đích ngôn trung và giá trị thông báo), hầu như độc lập với tương đương ngữ pháp và ngữ nghĩa, nếu chúng ta có liên kết chúng khi dịch thì đó chính là kiểu dịch từng từ. Nói chung là kiểu tương đương này thường gặp khi dịch các câu có tính nghi thức và tính thành ngữ cao.

3.2.2. Chuyển dịch không tương đương

Đặc điểm phi tương xứng về hình thức và nội dung giữa các ngôn ngữ là một thực tế gây trở ngại cho việc đối dịch. Chính tính phi tương xứng giữa các ngôn ngữ đã làm cho việc chọn tương đương trong đối dịch không phải lúc nào cũng áp dụng được. Ngoài ra, còn có khá nhiều khác biệt chi phối đến quá trình dịch, như văn hóa, xã hội, tâm lí...

Để giải quyết vấn đề không tương đương, Nguyễn Hồng Cổn đã đưa ra mấy kiểu thủ pháp chuyển dịch:

+ Dịch với một từ cụ thể: Trong quá trình dịch một từ trong văn bản nguồn, mà không thể tìm được một từ trong văn bản đích, thì phải chọn một từ có nghĩa cụ thể và chuẩn xác để thay thế khái niệm ở văn bản.

+ Dịch bằng cách lựa chọn phương án tương đương: Thủ pháp chuyển dịch này được áp dụng trong trường hợp nghĩa giống nhau nhưng hình ảnh khác nhau thì khi đó người dịch phải chọn một phương án phù hợp để dịch

+ Dịch bằng những khái niệm văn hóa: Loại thủ pháp này được áp dụng trong trường hợp không tìm được từ trong văn bản đích, khi đó người dịch phải chọn tìm được một khái niệm hay một cách diễn đạt có đặc trưng văn hóa, có nét nghĩa khác với từ ở văn bản nguồn nhưng xét tổng thể trong văn bản đích thì từ này có một giá trị tương tự với từ được thay thế ở văn bản nguồn.

+ Dịch bằng từ vay mượn kèm lời giải thích: Thủ pháp này tạo ra một từ mới trong văn bản đích tương đương với từ trong văn bản nguồn chứ không muốn vay mượn nguyên từ của văn bản nguồn. Việc sáng tạo ra khái niệm mới hay vay mượn tùy thuộc vào khái niệm đó có quá mới với văn bản đích hay không.

+ Dịch bằng một đoạn văn: Thủ pháp này là kiểu phù hợp với những trường hợp dịch một từ ở văn bản nguồn hoặc một khái niệm hoặc một hình ảnh không có ở văn bản đích hoặc trong văn bản đích không có khái niệm giống như văn bản nguồn nhưng ý nghĩa chuyển tải không giống với mục đích mà văn bản nguồn sử dụng.

+ Dịch bằng cách lược bỏ không cần thiết: Thủ pháp này được áp dụng trong các trường hợp dịch một từ hoặc một câu không ảnh hưởng nhiều đến ý

nghĩa của văn bản nguồn. Kiểu này sẽ giúp cho người dịch có được văn bản dịch thành công mà rất phù hợp với văn bản nguồn.

Tóm lại, tương đương dịch thuật chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn bản đích và mối quan hệ này được xác định trong quá trình chuyển dịch.

3.3. Cách chuyển dịch câu nhƣợng bộ từ tiếng Việt sang tiếng Hán

Ở phần này, chúng tôi sẽ đối chiếu các câu nhượng bộ tương đương trong văn bản nguồn (tiếng Hán) và văn bản đích (tiếng Việt) của ―Báu vật của đời‖.

3.3.1. Chuyển dịch tương đương

Sau đây, chúng tôi sẽ căn cứ quan điểm phân loại thủ pháp chuyển dịch tương đương của Nguyễn Hồng Cổn để triển khai nội dung, tức là sẽ phân tích trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.

3.3.1.1. Tương đương ngữ pháp

a. Chủ ngữ

Thông qua khảo sát những câu nhượng bộ trong bản tiếng Việt và bản nguồn tiếng Hán, chúng tôi có thể nhận thấy, trong câu nhượng bộ tiếng Việt và câu nhượng bộ tiếng Hán, đều có hiện tượng như sau: trong trường hợp chủ ngữ vế nhượng bộ và vế chính là giống nhau, cũng như khác nhau, thông thường chủ ngữ chỉ xuất trong một mệnh đề, trong khi chủ ngữ mệnh đề khác bị tỉnh lược. Ví dụ:

người, nhưng vẫn tiềm ẩn một sức mạnh kinh người.

仍然具有震慑人心的力量。

(46) Tuy nước trong đầm ấm thật đấy, nhưng xuống thì dễ, lên thì khó.

(46) 尽管池塘里的水是热的,但 下去容易上来难。

Trong câu (45), bản tiếng Việt và bản tiếng Hán đều có hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ vế chính, tuy vế nhượng bộ có chủ ngữ, nhưng nội dung của vế nhượng bộ và vế chính có tính liên tục chặt chẽ, cho nên tuy chủ ngữ của vế chính đã bị tỉnh lược, nhưng độc giả vẫn có thể thông qua vế nhượng bộ để biết vế chính đang nói về ai.

Đối với ví dụ (46), chủ ngữ của vế nhượng bộ là ―池塘里的水(nước trong đầm)‖, nhưng thông qua phân tích, chúng tôi có thể đoán được chủ ngữ hành động của vế chính là con người, qua bám vào ngữ cảnh, có thể hồi phục chủ ngữ ―我们(chúng tôi)‖. Khi dịch song ngữ, trong trường hợp này, bổ sung vào hay không đều phục hợp với bản nguồn, không thay đổi hàm ý của tác phẩm.

b. Trật tự ngữ pháp

+ Trật tự từ

Trong phạm vi khảo sát của đề tài là các câu nhượng bộ trong tác phẩm ―Báu vật của đời‖, đa số câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán đều có hiện

tượng chủ ngữ đứng sau kết từ; cũng có một số lượng là chủ ngữ đứng trước kết từ. Ví dụ:

(47) Từ Tiên Nhi tuy mù nhưng rất chuẩn xác quì trước mặt nhân vật bự.

(47) 徐仙儿虽然瞎,但他却准确 无误地对着大人物下了跪

(48) Kim Đồng mặc dù đã áp sát tường đến mức tối đa, nhưng vẫn bị quát mắng.

(48) 尽管上官金童在墙角紧缩着 身体,照样也免不了遭到她的训 斥

(49) Tư Mã Khố dù trăm xấu nghìn xa, nhưng vẫn dáng mặt là một thằng đàn ông.

(49) 司马库千坏万坏,但到底是 个好样的男人。

(50) Dù chúng tôi đã biết là ai viết, nhưng chỉ cần thành khẩn là chúng tôi có thể khoan hồng.

(50) 尽管我们知道这些事是谁干 的,但只要坦白,还是可以从宽 处理的。

(51) Dù tôi nước mắt đầm đìa, dù tôi tự vả sưng cả hai má, Uông Ngân Chi cười khẩy, không hề có ý tha thứ cho tôi.

(51) 尽管我涕泪交流,尽管我打 肿了自己的脸,汪银枝依然冷冷 地笑着,毫无宽恕我的表示。

(52) Mặc dù cô vẫn nước mắt lưng tròng, mặc dù giọng cô vẫn thê

(52) 尽管她眼泪汪汪,说话的声 音还是那样凄婉悲凉,但学生们

thảm, nhưng các học sinh không ai khóc nữa.

的哭声却消失了。

Trong những câu nêu trên, chúng ta đều nhận thấy chủ ngữ có thể đứng trước kết từ cũng có thể đứng sau kết từ, đặc điểm này đều có cả trong tiếng Việt và tiếng Hán.

+ Trật tự cú pháp

Trong những câu những bộ tiếng Việt và những câu nhượng bộ tiếng Hán tương ứng, trật tự của câu thường là vế chính đứng sau vế phụ; trong một số trường hợp, vế chính cũng đứng trước vế phụ. Ví dụ:

(53) Binh đoàn tạo phản Khỉ vàng tuy phủ nhận sự tồn tại của nữ tặc siêu hạng Sa Tảo Hoa, nhưng vẫn bố chí ngầm rất nhiều mật thám, chỉ điểm xung quanh nhà Kim Đồng.

(53) 尽管―金猴造反兵团‖否认超 级女贼沙枣花的存在,但依然把 许多暗探、暗哨布置在上官家周 围

(54) Cận nhắc kỹ, Thọ Hỉ quyết định đi lên phía bắc rồi quặt sang đông đến, nhà ông ba Phàn, mặc dầu quang cảnh ở chỗ tháp canh hấp dẫn.

(54) 经过反复斟酌,上官寿喜决 定北上东行去请樊三爷,尽管瞭 望塔上的司马库和瞭望塔下的热 闹对他极有诱惑。

Thông qua khảo sát những câu nhượng bộ trong ―Báu vật của đời‖ và ―丰 乳肥臀‖ phần trên, chúng tôi có kêt luận là về trật tự hai vế câu, đa số thuộc trật tự thuận, tức là vế phụ đứng trước vế chính.

3.3.1.2. Tương đương ngữ nghĩa

Trong những câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán, đặc trưng ngữ nghĩa đều có tính giả thuyết, trong đa số trường hợp có thể suy đoán rõ ràng đặc trưng nghịch lí, cặp kết từ có tính nhượng bộ khiến hai phần câu đẳng lập, có tác dụng cường điệu và chuyển ý. Ví dụ:

(55) Dù thiên binh thiên tướng xuống trần thì cũng chẳng làm gì mẹ góa con côi nhà mình.

(55) 就算天老爷带着天兵天将下 了凡,也不会把咱们这些孤儿寡 妇怎么样。

Câu (55) giả thuyết một điều kiện ―thiên binh thiên tướng xuống trần‖, vế chính nói đến một hệ quả ―chẳng làm gì mẹ góa con côi nhà mình‖, nghĩa của câu này có tính cường điệu bất kể thiên binh tướng xuống trần hay không, mẹ góa con côi nhà mình đều sẽ không có việc gì. Tiếng Hán cũng vậy, giả thuyết một điều kiện ―天老爷带着天兵天将下了凡‖, để cường điệu hệ quả ―不会

把咱们这些孤儿寡妇怎么样‖.

3.3.1.3. Tương đương ngữ dụng

Về mặt bình diện này, tiếng Việt tương đương hoàn toàn với tiếng Hán, trong lối nói, cách dùng từ của cuộc sống hằng ngày, nhất là khi sáng tác, quan hệ lôgic giữa hai phân câu đặt ở địa vị trọng tâm. Hai phân câu là do hai

cặp kết từ liên kết với nhau, kết từ khác nhau thì quan hệ lôgic cũng khác nhau, sẽ đánh dấu loại hình câu ghép khác nhau. Nếu khi cần dùng mà không dùng hoặc sử dụng không chính xác thì sẽ tạo ra ý nghĩa của câu không hoàn chỉnh. Trong bình diện này, quy tắc sử dụng của tiếng Việt và tiếng Hán tương đương hoàn toàn. Ví dụ:

(56) Dù hắn có thằng cháu ngoại là triệu phú, nhưng ta cảnh nghèo chí không nghèo.

(56) 尽管他有富翁外甥市长外 甥,可咱们人穷志不穷。

Nếu chúng ta giản lược một kết từ thì câu này sẽ trở thành: (*)Dù hắn có thằng cháu ngoại là

triệu phú, ta cảnh nghèo chí không nghèo.

(*)尽管他有富翁外甥市长外甥,

咱们人穷志不穷。

Chúng ta nhận thây cây (*) này không hợp với lôgic, bất cứ là bản tiếng Việt hay là bản tiếng Hán đều có vấn đề sai lôgic, nghĩa của câu không hoàn chỉnh, mục đích nhượng bộ không rõ. Cho nên nếu câu ghép biểu thị sự nhượng bộ, thì phải căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng cặp liên từ nhượng bộ, không thể giản lược.

Tóm lại, trong trường hợp ở đoạn trên, khi dịch song ngữ, chúng tôi có thể căn cứ vào nguyên văn dịch thực tiếp, nhưng không thay đổi tinh thần và hàm ý tác giả muốn truyển đạt. Tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ đều thuộc vê ngữ hệ Hán Tàng, có quan hệ gần gũi, Thông qua khảo sát, chúng ta có thể

nhận thấy, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu nhượng bộ giữa hai ngôn ngữ tương đương hoàn toàn, nên sau đây, chúng tôi sẽ phân tích những vấn đề không tương đương về chủ ngữ và kết từ.

3.3.3. Chuyển dịch không tương đương 3.3.3.1. Chủ ngữ

Tuy trong đa số trường hợp, chủ ngữ của câu nhượng bộ tiếng Việt và tiếng Hán hoàn toàn giống nhau, nhưng đây vẫn có hai câu ngoại lệ:

+ Nếu chủ ngữ của hai phân câu khác nhau, thì chủ ngữ của câu nhượng bộ tiếng Việt không chịu hạn chế, tỉnh lược hoặc không tỉnh lược đều được, nhưng khi dịch sang tiếng Hán, thì chỉ sẽ tỉnh lược chủ ngữ phân câu đứng sau, nếu không, thì câu ghép này sẽ bị rườm rà, bài văn sẽ không lưu loát. Ví dụ:

(57) Lý lịch ông ta tuy có vết, nhưng sau đó ông ta đã lập công, lấy công bù tội.

他虽然历史上有过污点,但后来立了功,功罪相抵。

Trong ví dụ (57), hai vế câu của bản tiếng Việt đều xuất hiện chủ ngữ ―ông ta‖ mà trong bản tiếng Hán thì chỉ bảo lưu chủ ngữ ―他‖ trong vế nhượng bộ. + Nếu chủ ngữ của hai vế câu không giống nhau, thì chủ ngữ của hai vế câu đều có thể tỉnh lược, nhưng khi dịch sang tiếng Hán, thì chủ ngữ của câu chính bắt buộc phải bảo lưu, nếu không, thì nội dung sẽ không hoàn chỉnh. Ví dụ:

(58) Dù thế nào chăng nữa cũng không thể để mẹ quay lại. 无论说什么我也不会让你们回去。

Đối với câu (58), trong bản tiếng Việt, chủ ngữ của hai vế câu đều bị tỉnh lược, nhưng bám vào ngữ cảnh vẫn có thể đoán được câu này nên là ―dù (chị) thế nào chăng nữa (em) cũng không thể để mẹ quay lại‖. Nhưng trong bản tiếng Hán, vế chính vẫn xuất hiện chủ ngữ. Trong trường hợp như vậy, khi dịch tiếng Việt sang tiếng Hán thì phải bổ sung chủ ngữ vào, để hoàn chỉnh toàn câu.

3.3.3.2. Kết từ

Kết từ là bộ phần khác nhau nhiều nhất trong dịch song ngữ Hán Việt. Cặp liên từ tiếng Việt không phức tạp bằng tiếng Hán. Khi sử dụng kết từ tiếng Việt thì không có hạn chế, khi liên kết với phần câu, đứng trước hoặc đứng sau từ hoặc thành phần câu đều được. Cho nên, về cách dùng của liên từ, tiếng Việt đơn giản hơn tiếng Hán. Kết từ trong tiếng Hán hơi khác với tiếng Việt, kết từ tiếng Hán rất đa dạng với ý nghĩa khác nhau.

Căn cứ vào bảng 3.2, chúng tôi có thể nhận thấy, trong câu nhượng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu cách chuyển dịch câu nhượng bộ từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Trên tư liệu tác phẩm Báu vật của đờicủa Mạc Ngôn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)