Chuyển biến cơ cấu nhóm ngành góp phần thúc đẩy xu thế phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006) (Trang 108 - 146)

6. Kết cấu của luận văn

3.5. Chuyển biến cơ cấu nhóm ngành góp phần thúc đẩy xu thế phát triển

phát triển chung của nền kinh tế theo hƣớng hội nhập

Vùng ven biển là khu vực có tính năng động cao. Tính chung trong cả nước, cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp và nông thôn các tỉnh ven biển đang có chuyển biến tích cực, diễn ra mạnh hơn so với sự chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cả nước. Bảng số liệu 3.28 sau sẽ cho thấy rõ sự phát triển vượt trội đó của vùng ven biển:

Bảng 3.25: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản vùng ven biển

Năm 1999 2000

Tỉ đồng % Tỉ đồng %

I. GTSX toàn ngành

- Các tỉnh ven biển 66091,8 51,1 71291,2 55,1

II. Cơ cấu GTSX

1. GTSX nông nghiệp - Cả nước 106367,9 82,2 112111,7 80,2 - Các tỉnh ven biển 48481,8 37,5 50540,1 39,1 2. GTSX lâm nghiệp - Cả nước 5624,2 4,3 5901,6 4,2 - Các tỉnh ven biển 2210,1 1,71 2265,3 1,75 3. GTSX thuỷ sản - Cả nước 18252,7 14,1 21777,4 15,6 - Các tỉnh ven biển 15399,9 11,9 18485,8 13,2 Nguồn: [63]

Như vậy, các tỉnh ven biển đã chiếm tới 55,1% giá trị sản xuất toàn ngành của cả nước. Đây là một con số khá lớn bởi các tỉnh ven biển chỉ chiếm 28/65 tỉnh, thành trong cả nước. Rõ ràng, vùng ven biển có một sức bật lớn trong cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản của cả nước. Vùng ven biển Nam Định cũng nằm trong xu thế chung đó. Nếu so với cả nước và mức chung của các tỉnh ven biển cả nước thì Nam Định cịn có mức tăng trưởng khiêm tốn. Tuy vậy nếu so với vùng thuần nông của Nam Định thì mức tăng trưởng của vùng ven biển rõ ràng có sự vượt trội. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định đã chuyển biến mạnh mẽ.

Bảng 3.26: Cơ cấu kinh tế các ngành phân theo huyện của vùng ven

biển Nam Định năm 2005

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Huyện

Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Hải Hậu 45,4 24,9 29,7

Nghĩa Hưng 43,7 27,9 28,4

Nguồn: [125, 127, 129] So với cơ cấu kinh tế vùng ven biển của cả nước thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định vẫn còn hạn chế. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển cả nước trong những năm 1995 - 2000 có tỉ trọng nơng lâm nghiệp và thuỷ sản giảm đi 1,8% (từ 23,1% năm 1995 xuống 21,3% năm 2000). Tốc độ tăng trưởng bình qn nơng lâm nghiệp và thuỷ sản là 3,8% trong giai đoạn 1996 - 2000. Trong khi đó tỉ trọng cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 32,9% (năm 1995) tới 37,9% (năm 2000). Khu vực cơng nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn 1996 - 2000 là 10,3%. Tuy nhiên tỉ trọng dịch vụ lại giảm xuống còn 47,6% vào năm 2000. Mặc dù khu vực dịch vụ có tỷ trọng giảm đi nhưng khu vực này vẫn có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của vùng ven biển giai đoạn 1990 - 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này là 5,7%/năm giai đoạn 1996- 2000.

Đối với vùng ven biển Nam Định, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 59,1% (năm 1995) xuống còn 47% (năm 2005). Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 12,6% (năm 1995) lên 21,1% (năm 2005). Ngành thương mại - du lịch của vùng tăng từ 28,3% (năm 1995) lên 31,9% (năm 2005).

Như vậy, bắt đầu từ năm 1998, khi kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Nam Định, các ngành sản xuất phi nông nghiệp được mở rộng hơn trước. Vùng ven biển đã có bước chuyển về cơ cấu kinh tế. Theo đó, ngành nơng - lâm - thuỷ sản tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế tồn vùng, nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Ngành thương mại - dịch vụ, nhất là các ngành phục vụ cho kinh tế biển tăng nhanh về tỷ trọng. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trong tiến trình phát triển.

Về mặt kinh tế, sự bồi tụ, tiến ra biển của vùng ven biển Nam Định đã tạo ra những vùng đất mới màu mỡ. Đây là một ban tặng quý báu của thiên nhiên cho con người nơi đây. Bao đời nay người dân vùng ven biển Nam Định đã khai phá vùng đất mới này, biến chúng thành ruộng lúa, mở rộng địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của mình. Có thể nói, lịch sử phát triển kinh tế của vùng ven biển tỉnh Nam Định gắn liền với quá trình khai hoang lấn biển và q trình đó đã trở thành một nội dung trong việc mở mang phát triển kinh tế - xã hội.

Với một vùng ven biển, phát triển kinh tế gắn liền với biển là một hướng đi đúng. Bắt đầu từ năm 1998, khi kinh tế biển được coi là ngành mũi nhọn, kinh tế vùng ven biển Nam Định đã có những chuyển biến sắc nét. Với nguồn vốn đầu tư cho kinh tế biển tăng mạnh, các ngành đã có điều kiện phát triển hơn trước. Cơ cấu nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giữ vững ưu thế là vựa lúa của cả tỉnh và dần chuyển sang sản xuất hàng hoá với thương hiệu gạo tám xoan Hải Hậu. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được đẩy mạnh. Sự chuyển biến rõ nét nhất trong những năm 1998 - 2006 được thể hiện trong ngành thuỷ sản. Riêng trong năm 2005, ngành kinh tế biển này đã đem về một nguồn thu lớn với 46 triệu USD từ việc đánh bắt, ni trồng thuỷ hải sản. Ngồi ra, nghề nuôi trồng thuỷ hải sản còn tạo ra việc làm cho nhiều lao động trong vùng. Cũng bắt đầu từ việc đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản, trong vùng đã xuất hiện nhiều tỷ phú nuôi tôm, ngao...

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển vùng ven biển Nam Định cũng cịn gặp nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục: Kinh tế biển được coi là ngành mũi nhọn và là thế mạnh của vùng nhưng hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản vẫn diễn ra ở quy mô quảng canh, việc quy hoạch vùng sản xuất cịn chậm. Nơng dân còn chưa quen với sản xuất hàng hoá. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đặc biệt nếu muốn phát triển mạnh hơn nữa hoạt động nuôi trồng

và đánh bắt thuỷ hải sản thì nguồn vốn vay phải được đảm bảo hơn nữa. Bên cạnh đó, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản thì việc đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp sơ chế biến là điều vô cùng cần thiết.

Tuy vậy, cần phải khẳng định rằng trong những năm 1998 - 2006, vùng ven biển Nam Định đã có bước khởi sắc hơn trước rất nhiều. Vùng ven biển Nam Định có nhiều lợi thế và tiềm năng để vươn lên trở thành vùng có nền kinh tế phát triển trong những chặng đường tiếp theo của công cuộc đổi mới.

KẾT LUẬN

1. Thiên nhiên vốn ban tặng cho vùng ven biển Nam Định một bờ biển tiến. Hàng năm, mảnh đất cuối vùng châu thổ sông Hồng tiến ra biển hàng trăm mét. Chỉ tính trong 10 thế kỷ qua, bờ biển Nam Định đã tiến ra giữa lịng đại dương đến 50 - 60 km. Chính vì vậy, nghề trồng lúa nước đã có ở vùng từ ngàn đời nay và trở thành ngành kinh tế chính cho đến tận bây giờ.

Trải qua chặng đường 20 năm đổi mới, do những chính sách phát triển kinh tế mới, vùng ven biển đã khai thác được nhiều lợi thế. Nền kinh tế ở đây có một sự thay đổi nhanh chóng, mang tính vượt trội. Trong vùng đã có sự chuyển dịch cơ cấu một cách rõ rệt theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá. Từ năm 1986 đến năm 1997, kinh tế vùng ven biển Nam Định bắt đầu chuyển mình theo cơ chế mới với những bước chuyển ban đầu. Từ năm 1998 trở đi, với việc xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn, vùng ven biển Nam Định ngày càng tận dụng được những ưu thế về vị trí, nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên của mình để phát triển, tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh tế, thể hiện trên các mặt:

Cơ cấu đầu tư: Trước năm 1986, vùng ven biển Nam Định vẫn chỉ là một vùng nông nghiệp truyền thống, hoạt động thuỷ sản mới chỉ là đánh bắt gần bờ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, kinh tế biển chưa được quy hoạch và phát triển xứng với tiềm năng. Qua 20 năm đổi mới, với quan điểm phát huy thế mạnh của vùng, đưa kinh tế biển thành ngành mũi nhọn, nguồn vốn đã được tập trung đầu tư với tỷ trọng nhiều hơn thời kỳ trước vào các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một điểm mới, bởi lẽ các lĩnh vực đầu tư này khơng hề có trong thời kỳ trước khi kinh tế biển chưa được đưa lên thành chương trình kinh tế trọng điểm của vùng.

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Bức tranh kinh tế vùng ven biển trở nên đa dạng và khởi sắc hơn trước với sự xuất hiện của các thành phần kinh tế. Tổng sản phẩm của mọi thành phần kinh tế vùng ven biển, từ trung ương đến kinh tế địa phương quản lý, cho đến các khu vực kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp... tăng tương đối đều. Điểm sáng trong bức tranh kinh tế nhiều thành phần của vùng ven biển chính là thành phần kinh tế tư nhân, cá thể với tốc độ tăng và tỷ trọng trong GDP có mức vượt trội. Kinh tế hộ gia đình, cá thể ngày càng chiếm vị trí quan trọng và là nhân tố chính thúc đẩy sự năng động, khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tuy vậy, điều đáng chú ý là trong suốt chặng đường 20 năm đổi mới vừa qua, vùng ven biển chưa có sự xuất hiện của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi để tạo ra cú hích mạnh cho nền kinh tế. Đây là điều mà các cấp có thẩm quyền cần phải quan tâm khi muốn tận dụng được các nguồn vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế vùng.

Về cơ cấu nhóm ngành: Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, cơ cấu kinh tế của vùng ven biển Nam Định vẫn là cơ cấu nông nghiệp - cơng nghiệp - dịch vụ kết hợp, trong đó vai trị chủ đạo vẫn là nơng nghiệp. Biến đổi về cơ cấu nhóm ngành diễn ra chậm. Sự chuyển đổi chủ yếu diễn ra trong khu vực nơng nghiệp với việc chuyển một số diện tích trồng cây lương thực cho năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản. Là một vùng ven biển với nhiều lợi thế về phát triển du lịch - dịch vụ nhưng vùng vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế này. Trong những năm gần đây với việc tăng tỷ lệ các ngành phục vụ bổ trợ, các ngành dịch vụ đã phá vỡ được trạng thái trì trệ, lạc hậu của nền kinh tế nơng nghiệp, góp phần tăng nhanh sản phẩm nơng sản hàng hố cho vùng. Tỷ trọng GDP của dịch vụ và công nghiệp, xây dựng đã được tăng lên đáng kể trong cơ cấu GDP toàn vùng. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh hơn nữa kinh tế của vùng trong những năm tiếp theo.

Về cơ cấu ngành: Trong quá trình chuyển biến về cơ cấu kinh tế qua 20 năm đổi mới ở vùng ven biển Nam Định, ngành có tốc độ tăng nhanh và vươn lên mạnh mẽ nhất là thủy sản. Ngành đã đem về nguồn thu lớn, tạo ra những biến đổi sâu sắc và là ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế toàn vùng. Đây cũng là điểm nổi bật trong quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển trong những năm vừa qua. Từ một vùng thuần nông, chủ yếu là trồng lúa, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản chỉ diễn ra ở quy mơ gia đình nhằm đảm bảo đời sống hàng ngày. Cho đến thời kỳ này, trải qua 20 năm đổi mới, vùng ven biển đã có sự chuyển biến khá khác biệt. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản diễn ra nhộn nhịp khắp vùng ven biển. Vị thế và tỷ trọng của ngành thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế vùng. Chính vì vậy, thuỷ sản là ngành thể hiện sắc nét nhất sự chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định.

Một điểm đáng lưu ý là, quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định trong những năm 1986 - 2006 đã cho thấy sự chuyển đổi cả về hình thức canh tác. Nếu như trước đây, cư dân vùng ven biển Nam Định tiến ra biển để thau chua, rửa mặn, biến đất phù sa bồi đắp thành những cánh đồng lúa. Trong thời kỳ này, họ đã có sự chuyển đổi về hình thức canh tác, biến những vùng ngập mặn đó thành những trang trại ni trồng thuỷ hải sản cho giá trị kinh tế cao. Việc biến một vùng đất hoang hoá thành một vùng đầu tư kinh doanh là một tiến trình mới mẻ, khác hẳn phương thức khai hoang lấn biển truyền thống là chỉ nhằm mục đích biến thành vùng trồng lúa. Trong lịch sử, vùng đất bồi tụ nước lợ thường là vùng hoang hố, được cư dân nơng nghiệp vùng ven biển tiến ra khai khẩn. Nó được khai khẩn theo hướng chuyển thành vùng nơng nghiệp và hình thành những làng xã tiểu nơng truyền thống, cịn vùng nước lợ đang trong quá trình bồi tụ về cơ bản khơng phải là đối tượng khai thác của cư dân nông nghiệp hoặc chỉ diễn ra hoạt động khai thác hải sản mang tính chất kinh tế phụ. Việc biến những vùng nước lợ thành các cánh đồng nuôi trồng thuỷ

sản chỉ diễn ra trong thời gian đổi mới. Trước đây, người ta chỉ nghĩ đến việc biến những vùng này thành vùng trồng lúa, “nơng nghiệp hố” vùng biển. Chỉ từ thời kỳ đổi mới kinh tế, nhất là từ đầu những năm 90 tới nay, việc khai thác vùng đất bồi tụ nước lợ mới thành một hoạt động kinh doanh mới: đánh bắt và nuôi trồng hải sản nước lợ với quy mô lớn. Hoạt động kinh tế này khác hẳn tiến trình truyền thống: vùng đất bồi tụ ngập mặn được cải tạo và khai thác theo phương thức kinh doanh hướng về thị trường. Đây là khác biệt rất lớn trong hình thức canh tác. Chính điều này đã đưa đến việc hình thành một tầng lớp giàu có với số vốn kinh doanh lên đến hàng trăm triệu đồng. Điều này thực sự khơng hề có trước đổi mới.

Trong q trình chuyển biến về cơ cấu kinh tế qua 20 năm đầu thời kỳ đổi mới (1986 - 2006), vùng ven biển Nam Định đã phát huy được thế mạnh về biển, tạo ra sự phát triển vượt bậc của ngành thuỷ sản, nhất là về con ngao. Vùng ven biển Nam Định có diện tích và sản lượng ni ngao lớn nhất miền Bắc, với 1400 ha bãi triều thuộc 2 huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. Do tính chất và đặc điểm địa lý, vùng bãi bồi ở đây rất thích hợp cho con ngao phát triển. Trong khi đó, cùng nằm dọc theo dải ven biển Bắc Bộ, khác với Nam Định, vùng ven biển của Quảng Ninh lại phát huy được thế mạnh về du lịch. Còn vùng ven biển Hải Phòng lại là thế mạnh về cảng biển. Còn các vùng ven biển Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình do nằm ở hạ lưu sông Hồng, được phù sa lắng đọng nhiều, lại khơng có nhiều đầm vũng kín để phát triển cảng biển lớn nên chỉ có thể phát huy thế mạnh về nuôi trồng thuỷ hải sản. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của vùng ven biển Nam Định so với các vùng khác trong dải ven biển.

Cơ cấu kinh tế của vùng ven biển Nam Định trong những năm qua có được những chuyển biến đáng kể chính là do vùng đã tận dụng được ưu thế về tài nguyên thiên nhiên của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vùng ven biển Nam Định xác định kinh tế biển là ngành trọng tâm mũi nhọn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006) (Trang 108 - 146)