Các nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006) (Trang 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Các nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế

2.1.1. Điểm xuất phát

Cũng như các địa phương khác của cả nước, trong những năm 80 của thế kỷ XX, vùng ven biển tỉnh Nam Định ở trong tình trạng hết sức khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Hậu quả của chiến tranh cịn khá nặng nề, khơng dễ khắc phục trong một thời gian ngắn. Chỉ tính riêng ở huyện Nghĩa Hưng, trong kháng chiến chống Mỹ số thanh niên lên đường nhập ngũ đã là 13.500 người, thanh niên xung phong là 1.500 người [13, tr.46]. Cuộc chiến tranh đã làm cho nền kinh tế - xã hội của đất nước khơng phát triển bình thường như tự thân xu hướng của nó. Sau chiến tranh, mơ hình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nơng nghiệp nói riêng lại khơng phù hợp, đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Bên cạnh đó, cùng với điểm xuất phát thấp, các huyện ven biển Nam Định lại bắt đầu từ một nền kinh tế nông nghiệp manh mún, lạc hậu. Trong chừng mực nào đó, nền kinh tế nơng nghiệp cả nước nói chung và vùng ven biển Nam Định nói riêng, vào thập niên 80, thế kỉ XX cịn mang tính manh mún hơn cả đầu thế kỉ. Ví dụ vào những năm 1930, trung bình một thửa ruộng ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có khoảng 750m2, nhưng đến những năm cuối thập niên 80, thế kỷ XX, diện tích mỗi thửa ruộng ở vùng này chỉ cịn khoảng 250m2

[59].

Trong truyền thống, hoạt động nông nghiệp ở vùng ven biển Nam Định là chủ đạo. Tuy có tiềm năng kinh tế biển nhưng ngư nghiệp chỉ là hoạt động nghề phụ và đánh bắt gần bờ. Bởi lẽ, nếu xét về nguồn gốc, cư

dân ven biển Nam Định có 2 bộ phận. Một bộ phận là những nông dân chuyên làm ruộng, do thiếu ruộng đất làm ăn đã tìm cách mở rộng đồng ruộng ra biển bằng phương pháp quai đê lấn biển. Một bộ phận khác, thường là những nông dân nghèo phải kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá. Trừ một bộ phận rất nhỏ là dân thuỷ cư, còn lại đa phần ngư dân mặc dù nguồn sống chính dựa vào nghề cá, nhưng vẫn hướng về nông nghiệp với tâm lý “dĩ nơng vi bản” cịn mang nặng. Mặt khác do điều kiện tự nhiên ở vùng ven biển Nam Định có nhiều cửa sơng tạo ra nhiều vùng bồi bãi có thể cải tạo thành đồng ruộng cấy lúa. Do vậy, cư dân ven biển là những người nông dân “Đông tiến” (tiến ra biển Đông), chỉ nhằm mở rộng đất đai bằng cách khai hoang lấn biển và dừng lại trước biển (các địa danh, các vùng đất khai hoang lập thành các đơn vị hành chính như Hải Hậu đã chỉ rõ điều đó).

Một điểm khác nữa cũng có thể coi là điểm xuất phát cần phải tính đến, đó là vùng ven biển Nam Định cịn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thường xuyên bị thiên tai đe doạ với nhiều trận bão lớn trong năm. Điều đó cũng đã làm hạn chế nhiều thành tựu kinh tế - xã hội .

Một vùng đất ven biển vốn có truyền thống nơng nghiệp, lại vừa đi qua một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt với bao tổn thất nặng nề, đồng thời lại phải gánh chịu hậu quả của mơ hình hợp tác khơng phù hợp là đặc trưng cơ bản quyết định xu hướng và nhịp độ phát triển kinh tế của vùng ven biển Nam Định sau này.

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gần như đã rơi đến “đáy” của cuộc khủng hoảng. Sản xuất nơng nghiệp trì trệ, nạn thiếu lương thực trầm trọng và xảy ra triền miên, lạm phát với tốc độ phi mã. Tất cả những điều đó cộng với những hậu quả nặng nề chưa giải quyết xong của hơn 30 năm chiến tranh ác liệt đã khiến cho

đời sống của nhân dân vơ cùng khó khăn. Thực tế đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải đổi mới.

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,

nói rõ sự thật” [44, tr.12], Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam

(12/1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những chủ trương, chính sách mang nặng tính giáo điều trước đây, đồng thời khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã mở ra thời kỳ phát triển mới, đánh dấu mốc của sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ Đại hội VI, các kỳ Đại hội, các Hội nghị Bộ Chính trị, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tiếp theo (Đại hội VII, VIII, IX, X) đã nêu lên những phương hướng, mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu đổi mới tất yếu của đất nước. Phương hướng xây dựng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong các Đại hội có thể tóm tắt như sau:

- Xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, xác lập cơ chế quản lý mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển kinh tế.

- Sắp xếp lại cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật khách quan. “Muốn

đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định” [44, tr.47].

- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Các Đại hội Đảng khẳng định xây dựng nền kinh tế, nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đi đơi với vai trị quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương hướng căn bản trong quá trình phát triển đất nước.

- Phát huy cao độ nhân tố nội tại bên trong, tranh thủ đầu tư nước ngoài để xây dựng nền kinh tế đất nước theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

Như vậy từ sau Đại hội VI của Đảng, nhiều cải cách thể chế đã được thực hiện. Riêng trong khu vực kinh tế nông nghiệp, mốc đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển nông nghiệp và nông thơn là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4/1988) về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là “khốn 10”. Tiếp đó là Nghị quyết 22 của Bộ chính trị (11/1989) và Quyết định 72 của Chính phủ (3/1990), Luật Đất đai (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII (1993) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn... cùng nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác đã trở thành nền tảng cho những chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

2.1.3. Xu thế hội nhập quốc tế

Chặng đường 20 năm đổi mới đất nước cũng là chặng đường Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Chính nhân tố này đã tác động khơng nhỏ đến q trình chuyển biến kinh tế của cả nước nói chung và cả vùng ven biển Nam Định nói riêng. Xu thế hội nhập quốc tế trong một bối cảnh tồn cầu hố đã trở thành xu thế tất yếu, cho dù chặng đường đó gặp vơ vàn khó khăn. Qng thời gian từ năm 1986 đến 1991 chính là thời điểm chúng ta bắt đầu nhận thức xu thế phát triển của thời đại, mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1991 đến nay, đất nước bắt đầu hội nhập theo chiều sâu. Bằng nỗ lực của mình và được bạn bè quốc tế ủng hộ, Việt Nam đã gia nhập tổ chức khu vực và quốc tế như: ASEAN (28/7/1995), APEC (14/11/1998), WTO (7/11/2006). Từ xu thế cũ chuyển sang hội nhập hồ bình, đất nước đã phải trải qua một chặng đường khó khăn. Việt Nam đã nắm được thời cơ trong hồ bình. Sự giao lưu, mở rộng quan hệ với thế giới giúp cho Việt Nam có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hố từ bên ngồi vào, tạo điều kiện nâng cao dân trí, mức sống của người dân.

Hồ mình trong xu thế hội nhập quốc tế đó, vùng ven biển Nam Định thực sự cũng chịu sự tác động của nhân tố này. Khi đất nước mở cửa hội nhập với quốc tế thì đường biển chính là con đường ngắn và nhanh nhất để nối liền các quốc gia với nhau. Hội nhập quốc tế vừa mang lại cả cơ hội lẫn thách thức, là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình chuyển biến kinh tế - xã hội của một vùng ven biển khi mặt hàng gạo và nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là để xuất khẩu. Một mặt, vùng ven biển khi có yếu tố hội nhập quốc tế đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư lớn. Mặt khác, thị trường xuất khẩu cũng rộng mở hơn rất nhiều.

Mở rộng giao lưu kinh tế với các nước vừa là một nhu cầu tất yếu vừa là động lực và thách thức cho quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng ven biển Nam Định trong chặng đường 20 năm đổi mới vừa qua.

Tất cả những nhân tố trên đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của cả tỉnh Nam Định và vùng ven biển. Trên tinh thần “nhìn thẳng

vào sự thật, nói rõ sự thật và đánh giá đúng sự thật” của Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ VI, nhân dân vùng ven biển hứng khởi bắt tay vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, phức tạp và những vấn đề mới nảy sinh. Từ năm 1986, các huyện vùng ven biển lần lượt tiến hành các kỳ Đại hội Đảng bộ, phân tích rõ thực trạng kinh tế - xã hội và đề ra nhiệm vụ mới. Năm 1986 cũng là năm chuyển tiếp từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh tế, từ bảo thủ trì trệ sang đổi mới, phát triển. Vì vậy, trong những năm đầu của tiến trình đổi mới, vùng ven biển Nam Định cịn gặp rất nhiều khó khăn. Thời kỳ này nơng nghiệp vẫn được xác định là mặt trận hàng đầu và chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị TW 5 khố VII về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn. Do đó, năng lực sản xuất trong nông nghiệp của vùng ven biển đã từng bước được giải phóng, tạo ra những động lực mới cho tiến trình đổi mới. Kinh tế tập thể và kinh tế hộ có sự tác động hỗ trợ,

thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn nữa ở vùng đất vốn trù phú này. Bộ mặt nơng thơn của vùng ven biển đã bước đầu có sự thay đổi. Trong những năm 1986 - 1998, Đảng bộ các huyện vùng ven biển đã đưa ra nhiều chủ trương nhằm khuyến khích sản xuất phát triển như: đổi mới mơ hình hợp tác, cụ thể là các hợp tác xã phải đảm nhận tốt các khâu dịch vụ sản xuất là: thuỷ lợi, giống, phân bón, làm đất, bảo vệ thực vật... tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, tích cực tìm hướng đi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, vùng ven biển của tỉnh Nam Định cũng ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ và áp dụng các biện pháp thâm canh. Nhờ chủ trương chú trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vùng ven biển Nam Định đã thu được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, trong đó sự biến đổi về kinh tế đã diễn ra hết sức ấn tượng. Sự chuyển biến đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh mà rõ nét nhất là trong sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Vùng ven biển Nam Định đã có sự chuyển mình chung, hồ nhịp với bước chuyển của nền kinh tế đất nước, đi những bước đầu tiên trên con đường phát triển kinh tế và văn hố xã hội của một vùng đất ln năng động, đầy khí phách trước sóng gió của biển cả. Chính vì vậy, cho đến năm 1998, vùng ven biển tỉnh Nam Định đã vượt qua được khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và có bước phát triển ban đầu. Những chuyển biến trong giai đoạn ban đầu của tiến trình đổi mới từ năm 1986 đến 1998 đã cho thấy rõ điều đó.

2.2. Những chuyển biến bƣớc đầu về cơ cấu kinh tế

2.2.1. Chuyển biến về cơ cấu đầu tư

Một trong những điều kiện cho sự phát triển nhanh hay chậm của một ngành kinh tế trong nền kinh tế hiện đại chính là nguồn vốn đầu tư. Nếu nguồn vốn được đầu tư đúng hướng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Vốn đầu tư trong những năm 1986 - 1998 của vùng ven biển

Nam Định bước đầu đã có sự thay đổi về tỉ trọng nhóm ngành được đầu tư và ngay trong bản thân nhóm ngành đó cũng có sự chuyển biến về tỉ trọng giữa các ngành. Tuy nhiên, đây cũng là những năm đầu trong tiến trình chuyển biến kinh tế của vùng ven biển Nam Định nên nguồn vốn đầu tư còn chưa tập trung cho việc khai thác thế mạnh về biển. Vốn đầu tư vẫn tập trung mạnh vào xây dựng cơ bản để khắc phục hậu quả chiến tranh và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thể hiện qua bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh

tế (theo giá hiện hành)1

. Đơn vị tính: triệu đồng Ngành Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Nông lâm nghiệp 14.058 25.101 16.017 20471 14500 65.600 Thuỷ sản \ \ 850 250 11500 2.000 CN khai thác \ \ \ \ 4000 5.000 CN chế biến 15412 24272 21449 60964 71500 40900 SX và PP điện nước \ \ \ \ 56500 43.500 Xây dựng 85 30 2667 515 2200 3250

Vận tải kho bãi 5731 19633 40937 35618 174500 186.020 Nguồn: [30, tr.131 - 132] Trong thời kỳ này, theo thứ tự ưu tiên, nguồn vốn đầu tư lớn nhất là dành cho xây dựng vận tải kho bãi, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện nước sau đó mới đến nơng lâm nghiệp và thuỷ sản. Nếu tính tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp với xây dựng vận tải kho bãi trong năm 1996 thì sẽ

là 1/12, thậm chí nếu so với đầu tư cho thuỷ sản, tỷ lệ này giảm xuống chỉ cịn 1/15. Điều đó cho thấy trong giai đoạn này, nông lâm thuỷ sản chưa được đầu tư đúng mức để có thể tận dụng hết những lợi thế của mình.

Trong khi đó, cùng nằm trong khu vực đáy tam giác của đồng bằng sông Hồng, nếu so sánh với vùng ven biển Thái Bình cũng đã bước đầu có sự chuyển biến rõ nét hơn. Số vốn đầu tư cho nuôi trồng và đánh bắt hải sản đã tăng mạnh hơn so với vùng ven biển Nam Định trong thời kỳ này.

Bảng 2.2: Vốn đầu tư cho phát triển sản xuất vùng ven biển Thái

Bình

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Lĩnh vực đầu tƣ 1986 - 1990 1991 - 1995

1. Đầu tư cho nông, lâm, ngư 13.752 65.420 Trồng trọt Chăn nuôi Đánh bắt hải sản Nuôi trồng hải sản Trồng rừng 221 408 489 691 1.665 13.798 6.000 30.448 428 6.820 2. Sản xuất tiểu thủ CN, DV 1.952 12.828 Nguồn: [50, tr.159]

Qua bảng 2.2 trên cho thấy nguồn vốn đầu tư của vùng ven biển Thái Bình chủ yếu tập trung cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Đây cũng là điều tất yếu khi muốn tận dụng những lợi thế về mặt địa lý để phát triển kinh tế. Vốn đầu tư cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản tăng lên rất nhanh. Ở vùng ven biển Thái Bình, vốn đầu tư cho đánh bắt hải sản tăng lên 8 lần, nuôi trồng hải sản tăng lên 5 lần trong vịng 5 năm. Điều đó cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành này. Vốn đầu tư cho đánh bắt hải sản tăng nhanh hơn so với vốn đầu tư nuôi trồng hải sản là do chủ trương của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006) (Trang 37)