Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006) (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Các nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gần như đã rơi đến “đáy” của cuộc khủng hoảng. Sản xuất nông nghiệp trì trệ, nạn thiếu lương thực trầm trọng và xảy ra triền miên, lạm phát với tốc độ phi mã. Tất cả những điều đó cộng với những hậu quả nặng nề chưa giải quyết xong của hơn 30 năm chiến tranh ác liệt đã khiến cho

đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Thực tế đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải đổi mới.

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [44, tr.12], Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã nghiêm khắc tự phê bình về những chủ trương, chính sách mang nặng tính giáo điều trước đây, đồng thời khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã mở ra thời kỳ phát triển mới, đánh dấu mốc của sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ Đại hội VI, các kỳ Đại hội, các Hội nghị Bộ Chính trị, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tiếp theo (Đại hội VII, VIII, IX, X) đã nêu lên những phương hướng, mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu đổi mới tất yếu của đất nước. Phương hướng xây dựng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong các Đại hội có thể tóm tắt như sau:

- Xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, xác lập cơ chế quản lý mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển kinh tế.

- Sắp xếp lại cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật khách quan. “Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định” [44, tr.47].

- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Các Đại hội Đảng khẳng định xây dựng nền kinh tế, nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương hướng căn bản trong quá trình phát triển đất nước.

- Phát huy cao độ nhân tố nội tại bên trong, tranh thủ đầu tư nước ngoài để xây dựng nền kinh tế đất nước theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế.

Như vậy từ sau Đại hội VI của Đảng, nhiều cải cách thể chế đã được thực hiện. Riêng trong khu vực kinh tế nông nghiệp, mốc đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4/1988) về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, gọi tắt là

khoán 10”. Tiếp đó là Nghị quyết 22 của Bộ chính trị (11/1989) và Quyết

định 72 của Chính phủ (3/1990), Luật Đất đai (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII (1993) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn... cùng nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác đã trở thành nền tảng cho những chuyển biến về cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng ven biển Nam Định (1986- 2006) (Trang 38 - 40)