Thành tựu khoa học và công nghệ đối với công tác bảo quản tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại thư viện quốc gia việt nam (Trang 32 - 34)

1.2. Tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản

1.2.2. Thành tựu khoa học và công nghệ đối với công tác bảo quản tài liệu

tài liệu.

1.2.2.1. Khái niệm thành tựu khoa học và công nghệ

Những thành quả trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà đã được chuyển giao và ứng dụng vào thực tế sản xuất và đem lại hiệu quả đáng kể về kinh tế.

Về khái niệm thành tựu khoa học và công nghệ ở đây được hiểu là những kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ. Đó là những sản phẩm của quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như: những phương tiện máy móc hiện đại, những quy trình, phương pháp khoa học đã được kiểm chứng và công nhận, được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội.

1.2.2.2. Những lĩnh vực khoa học và công nghệ ứng dụng trong bảo quản tài liệu

Có thể khẳng định rằng bảo quản vốn tài liệu thư viện là một công tác khoa học, địi hỏi đội ngũ những người làm cơng tác bảo quản phải có trình độ, am hiểu nghiệp vụ, biết nghiên cứu kỹ các loại hình tài liệu cần bảo quản, những nhân tố hủy hoại tài liệu, biết ứng dụng công nghệ, những phương tiện kỹ thuật như máy móc, thiết bị chun dụng vào cơng tác bảo quản tài liệu.

Tài liệu là đối tượng chính của cơng tác bảo quản, hiện nay được xuất bản chủ yếu dưới dạng giấy, bên cạnh đó cịn có các loại hình khác như: băng đĩa, vi phim, vi phiếu. Do đó, khi nói đến cơng tác bảo quản tài liệu thì khoa học về giấy, các loại hình vật mang tin khác nhau cùng với những công nghệ sản xuất ra chúng được chú trọng.

Bên cạnh đó những lĩnh vực khoa học khác như xây dựng và thiết kế kho chứa tài liệu, các lĩnh vực vật lý, hóa học nghiên cứu môi trường lưu giữ tài liệu, phương pháp sắp xếp tài liệu sao cho chúng ít chịu tác động xấu của mơi trường bên ngoài và bên trong, hạn chế tối đa sự hư hỏng, xuống cấp của tài liệu, phòng tránh sự xâm hại của các sinh vật gây hại cho tài liệu mà vẫn bảo vệ được tài liệu an toàn.

Đối với tài liệu đã bị hư hỏng, rách nát cần được sửa chữa thì cán bộ bảo quản được trợ giúp bởi các máy móc hiện đại chun dụng, tùy vào tình trạng hư hỏng của tài liệu mà áp dụng phương pháp sửa chữa thích hợp như: sử dụng máy bồi nền để bồi vá tài liệu bằng phương pháp leafcasting, khử axit hàng loạt bằng máy khử chuyên dụng, sử dụng máy ép nóng cho những tài liệu khổ lớn hoặc làm khô hàng loạt,....

Vấn đề nhân bản và chuyển dạng tài liệu trong đó có vấn đề số hóa tài liệu là một điển hình của việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo quản tài liệu. Để thực hiện một quy trình số hóa cán bộ thư viện phải sử dụng nhiều các phương tiện máy móc hiện đại như: máy ảnh kỹ thuật số, máy quét,

máy tính điện tử,...và sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại. Bên cạnh phương pháp số hóa tài liệu, thư viện cịn sử dụng máy photocopy để nhân bản tài liệu và chuyển dạng tài liệu sang dạng microfilm, microfiche,...

Công nghệ mã vạch giúp quản lý tài liệu thông qua việc nhận dạng các mã vạch được gắn trên tài liệu và phần mềm được cài đặt trong hệ thống máy tính của thư viện, việc hạn chế sự mất cắp tài liệu thư viện cũng được trợ giúp bằng hệ thống cổng từ được lắp đặt ở cửa chính, hệ thống camera được lắp đặt các phòng đọc và hành lang.

Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống thiết bị báo cháy cũng được ứng dụng để ngăn chặn khả năng hỏa hoạn,...

Nhìn chung cơng tác bảo quản tài liệu là một lĩnh vực khoa học đầy sáng tạo, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thư viện cán bộ bảo quản ngồi lịng u nghề và đơi bàn tay khéo léo, sự cần cù chăm chỉ đối với cơng việc cịn phải biết ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ là phương tiện trợ giúp cho cơng việc của mình.`

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác nghiệp vụ tại thư viện quốc gia việt nam (Trang 32 - 34)