Láy hoàn toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng hàn và tiếng việt (Trang 34 - 42)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Cấu tạo theo phương thức láy

2.1.1. Láy hoàn toàn

Láy hoàn toàn hay láy toàn bộ là dạng láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thành phần cấu tạo của các thành tố. Nói cách khác, phương thức láy này tạo ra một nhóm các từ tượng thanh, tượng hình gồm hai gốc, gốc thứ hai là sự lặp lại hoàn toàn của gốc thứ nhất.

* Trong tiếng Hàn:

Láy hoàn toàn là sự lặp lại nguyên vẹn của gốc từ ban đầu. Tùy theo số lượng âm tiết của từ gốc được láy mà từ tượng thanh, tượng hình cấu tạo theo phương thức này có chia ra thành từ láy hai âm tiết, bốn âm tiết và sáu âm tiết. Nói cách khác, từ láy hai âm tiết là từ láy lại gốc một âm tiết (ký hiệu AA); từ láy bốn âm tiết là từ láy lại gốc hai âm tiết (ký hiệu AB AB); từ láy sáu âm tiết là từ láy lại gốc ba âm tiết (ký hiệu ABC ABC). Phương thức láy hoàn toàn bao gồm cả láy đồng âm – là cơ chế lặp lại hoàn toàn gốc một âm tiết, hai âm tiết, ba âm tiết mà không có sự biến đổi về cấu trúc vỏ ngữ âm.

- Từ láy hai âm tiết (dạng lặp gốc từ có một âm tiết A/ Ký hiệu: dạng AA): mỗi

từ tượng thanh, tượng hình dạng này bao gồm hai âm tiết, âm tiết thứ hai đứng sau là sự lặp lại hoàn toàn của âm tiết thứ nhất. Hai âm tiết này kết hợp với nhau để tạo thành một từ tượng thanh, hoặc từ tượng hình hoàn chỉnh. Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ có một âm tiết đứng độc lập một mình sẽ không đạt được ý nghĩa từ vựng.

Ví dụ:

(23) 쿨쿨[k’un k’un]: từ tượng thanh mô phỏng tiếng ngáy của con người khi ngủ, tương ứng trong tiếng Việt: “(ngáy) khò khò”.

(24) 히히[hihi], 하하[haha], 호호[hoho]: từ tượng thanh mô phỏng tiếng cười của con người, tương ứng trong tiếng Việt: “(cười) hihi, haha, hô hô”.

(25) 쨍쨍[tchaeng tchaeng]: từ tượng hình mô tả ánh nắng mặt trời chiếu gay gắt, trong tiếng Việt có từ “(nắng) chang chang”.

(26) 벌벌[peol peol]: từ tượng hình mô tả điệu bộ run/ rung lên liên tục, trong tiếng Việt có từ: “(run) bần bật”.

Từ láy hai âm tiết ở tiếng Hàn có khá nhiều, có thể kể thêm một số ví dụ nữa như: 감감[kam kam](tối tăm mờ mịt), 곰곰[kom kom]((suy nghĩ) kĩ càng, cẩn thận)

꿀꿀[kkul kkul](tiếng rót nước/ tiếng lợn kêu ụt ịt), 달달[tal tal](hình ảnh các loại hạt vừng, đậu...nổ lách tách trên chảo rang, 둥둥[tung tung] (tiếng trống tùng tùng),

맴맴[maem maem](ve kêu ve ve), 멍멍[meong meong](chó sủa gâu gâu), 박박[pak pak](tiếng gãi sột soạt/ tiếng xé xoẹt) , 붕붕[pung pung] (tiếng côn trùng bay vo ve),

비비[pipi](hình ảnh vật thể bị vặn, xoắn, siết chặt), 빙빙[ping ping](quay vòng vòng), 살살[sal sal](nhè nhẹ, chầm chậm, từ từ/ (đau) râm ran), 솔솔[sol sol](rơi từ

từ, nhè nhẹ), 송송(cát lát mỏng/ thủng lỗ chỗ)[song song], 슬슬[seul seul](biểu hiện

mạnh hơn của살살[sal sal]) , 졸졸[chol chol](hình ảnh nước dòng chảy nhẹ nhàng),

좍좍[chwak chwak](tiếng nước chảy xối xả), 쿵쿵[k’ung k’ung](tiếng trống lớn

tùng tùng”/ tiếng vật to và nặng rơi “bụp”), 펄펄[p’eol p’eol](sôi sùng sục/ bay

vù vù/ nóng hôi hổi), 홰홰[hwae hwae](huơ huơ, khua tay), 훨훨[hwol hwol](bay

rập rờn/ lửa cháy rừng rực/ quạt phe phẩy)...

- Từ láy bốn âm tiết (dạng lặp gốc từ có hai âm tiết AB/ Ký hiệu: dạng AB AB):

mỗi từ tượng thanh, tượng hình dạng này bao gồm bốn âm tiết, trong đó có sự lặp lại hoàn toàn hai âm tiết đầu tiên (gọi là gốc AB), tạo thành từ mới kết cấu ABAB. Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ có một gốc AB đứng một mình sẽ không có chức năng như một từ độc lập có nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ:

(27) 꼬치꼬치[kko ch’i kko ch’i]: từ tượng hình mô tả dáng người rất gầy gò, thiếu sức sống, trong tiếng Việt có biểu hiện nghĩa tương tự là “(gầy) quắt queo, còm cõi, tong teo”.

(28) 누덕누덕[nu teok nu teok]: từ tượng hình mô tả hình ảnh quần áo, vải vóc bị rách nhiều chỗ, tiếng Việt có biểu hiện tương tự là “(rách/ thủng) lỗ chỗ , rách rưới”.

Ngoài ra, tiếng Hàn cũng có những trường hợp từ tượng thanh, tượng hình kết cấu ABAB nhằm nhấn mạnh mức độ mạnh mẽ của hành động, trạng thái nào đó hoặc mô phỏng sự liên tiếp của âm thanh. So với kết cấu AB, những từ kết cấu ABAB đem lại cảm giác mạnh mẽ, dồn dập hơn.

(29) 삐걱삐걱[ppi keok ppi keok]: từ tượng thanh mô phỏng tiếng bước chân hoặc tiếng mở cửa. Trong tiếng Việt có từ tương ứng với nghĩa này, đó là: “ (tiếng giày) cồm cộp/ (tiếng mở cửa) cót ca cót két”.

(30) 꿀꺽꿀꺽[kkul kkeok kkul kkeok]: từ tượng thanh mô phỏng âm thanh uống nước nhiều và liên tục. Tương ứng trong tiếng Việt có từ: “(uống nước) ừng ực”.

(31) 듬뿍듬뿍[teum ppuk teum ppuk]: từ tượng hình diễn tả trạng thái cái gì đó có nhiều, đầy ắp. Trong tiếng Việt có biểu hiện tương tự như: “ (đầy) ăm ắp,(đầy) ặp, (đầy) ự”

Ngoài những từ kể trên, từ láy hoàn toàn, có bốn âm tiết trong tiếng Hàn còn có: 가물가물[kamul kamul](lập là lập lòe), 가뭇가뭇[kamut kamut](lấm tấm đen),

개굴개굴[kae kul kae kul](tiếng ếch kêu “ộp oạp”), 고래고래[ko rae ko rae](nói

oang oang, om sòm), 기신기신[ki sin ki sin](điệu bộ uể oải), 꾸벅꾸벅[kku peok

kku peok](đầu gật gà gật gù –khi ngủ gật), 꿈틀꿈틀[kkum t’eul kkum t’eul](lờn

vờn, oằn oèo), 끄덕끄덕[kkeu teok kkeu teok] (gật đầu lia lịa- khi đồng ý),

나긋나긋[na keut na keut](mềm mại, nhẹ nhàng), 나풀나풀[na pul na pul] (bay

phấp phới), 너울너울[neo ul neo ul] (bay rập rờn), 노글노글[no keul no

keul](mềm mại, nhẹ nhàng), 다닥다닥[ta tak ta tak](từng bó, từng chùm),

뎅걸뎅걸[teng keol teng keol](tiếng văng vẳng), 도톨도톨[to t’ol to t’ol](sần sùi, gồ ghề), 두근두근 [tu keun tu keun] (tim đập thình thịch-khi hồi hộp căng thẳng),

두런두런[tu reon tu reon](nói thì thầm), 둥실둥실[tung sil tung sil](trôi/ nổi bồng bềnh), 말똥말똥[mal ttong mal ttong](mắt mở trân trân, trừng trừng/ đầu óc cứ

chong chong), 모락모락[mo rak mo rak](khói bốc nghi ngút), 발맘발맘[pal mam

ra rón rén), 살래살래[sallae sallae](lắc lắc), 시름시름[si reum si reum](mưa, tuyết rơi nhiều/ sự chuyển biến hoặc di chuyển lặng lẽ), 야금야금[ya keum ya keum](nhấm nháp), 어물어물[eo mul eo mul](sự di chuyển chầm chậm/ lời nói hoặc hành động ngập ngừng, lấp lửng), 절레절레[cheolle cheolle] (lắc đầu quầy quậy), 조마조마[choma choma](lo lắng thấp thỏm), 지금지금[chi keum chi keum](tiếng nhai lạo xạo), 찰랑찰랑[ch’allang ch’allang] (tiếng rót chất lỏng) ,

초롱초롱[ch’o rong ch’o rong](ánh sao, ánh đèn sáng rực), 펄렁펄렁[p’eolleong p’eolleong](bay phần phật), 포동포동[p’o tong p’o tong](tròn trịa, đầy đặn), ...

- Từ láy sáu âm tiết (dạng lặp gốc từ có ba âm tiết ABC/ Ký hiệu: dạng ABC ABC): mỗi từ tượng thanh, tượng hình dạng này bao gồm sáu âm tiết, trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của ba âm tiết đầu tiên (gọi là gốc ABC), tạo thành từ mới có kết cấu ABC ABC. Gốc ABC có chức năng như một từ độc lập. Từ tượng thanh, tượng hình kết cấu ABC ABC gợi cảm giác mạnh và rõ rệt hơn so với kết cấu ABC.

Ví dụ:

(32) 꾸무럭꾸무럭[kku mu reok kku mu reok]: từ tượng hình mô tả điệu bộ thiếu sức sống, mệt mỏi, tiếng Việt có biểu hiện với ý nghĩa tương tự, như là: “lờ đờ, uể

uoải, rệu rã” .

(33) 호드득호드득[ho teu teuk ho teu teuk]: từ tượng thanh mô phỏng tiếng nổ nhỏ của sự vật khi bị đốt cháy, phát ra tiếng cháy “lép bép, tanh tách”.

(34) 꼬끼오꼬끼오[kko kki o kko kki o]: từ tượng thanh mô phỏng tiếng gáy của con gà trống. Tiếng Việt có từ tượng thanh: “ò ó o”.

(35) 꼬부랑꼬부랑[kko pu rang kko pu rang]: từ tượng hình mô tả hình dáng của con đường uốn lượn quanh co, “ngoằn ngoèo, khúc khuỷu”.

Thuộc vào loại láy sau âm tiết này, ta còn có thể thấy các từ phổ biến trong tiếng Hàn như: 간드랑간드랑[kan teu rang kan teu rang](đung đưa, lắc lư),

구시렁구시렁[ku si reong ku si reong](trằn trọc/ càu nhàu), 꿈지럭꿈지럭[kkum chi reok kkum chi reok](di chuyển lờ đờ, chậm chạp), 바람만바람만[pa ram man pa ram man], 비비적비비적[pi pi cheok pi pi cheok], 사부랑사부랑[sa pu rang sa pu rang], 시부렁시부렁[si pu reong si pu reong], 실기죽실기죽[sil ki chuk sil ki chuk],

어기적어기적[eo ki cheok eo ki cheok], 어슬렁어슬렁[eo seulleong eo seulleong](dáng đi lặc lè)...

* So sánh với trường hợp của tiếng Việt:

Phương thức láy hoàn toàn của tiếng Việt có phần khác với tiếng Hàn. Láy hoàn toàn là “ từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy với sự khác biệt (đối) về trọng âm (nhấn ở tiếng gốc, giảm nhẹ ở tiếng láy) và sự khác biệt về những hệ quả của sự nhấn ở trọng âm”[1, tr.56]. Nếu chia các từ láy theo số lượng âm tiết thì tiếng Việt có từ láy đôi, láy ba, láy tư. Phần lớn các từ láy đôi, láy ba đều cấu tạo theo kiểu láy hoàn toàn. Láy tư có kiểu cấu tạo đa dạng hơn so với láy đôi và láy ba, nhưng ít gặp kiểu láy hoàn toàn. Do vậy, trong phần 2.1.1 này, luận văn đề cập đến từ láy đôi [1, tr. 56, 57] và láy ba [1, tr. 63] là chủ yếu.

- Láy đôi: xét phạm vi biến đổi âm thanh của tiếng láy so với tiếng gốc, từ láy hoàn

toàn nằm trong 3 mức độ khác biệt:

+ Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng, chỉ khác nhau về trọng âm (độ căng và độ kéo dài).

Ví dụ: (tiếng gốc in nghiêng)

(36) Hao hao, lăm lăm, đùng đùng, lù, đỏ đỏ...

+ Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt ở thanh điệu Ví dụ:

+ Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có thêm sự khác biệt nhỏ ỏ phụ âm cuối trong phần vần.

Ví dụ:

(38) cầm cập, ăm ắp, nơm nớp, hun hút, san sát, chênh chếch...

- Láy ba: đại đa số theo cơ chế láy hoàn toàn. Ở từ láy ba, đặc điểm rõ nhất là sự

phối thanh, thường gặp là:

+ Tiếng thứ hai mang thanh bằng ( thường gặp thanh huyền hơn thanh ngang) + Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba phải đối nhau về trắc/ bằng hoặc về âm vực cao/ thấp.

Ví dụ:

(39) Từ đối trắc/ bằng : dửng dừng dưng, cỏn còn con, sạch sành sanh...

(40) Từ đối âm vực cao/ thấp: khít khìn khịt, sát sàn sạt, xốp xồm xộp...

-Láy tư: so với từ láy đôi, láy ba, từ láy cấu tạo theo kiểu láy hoàn toàn có bốn âm

tiết chiếm số lượng ít hơn. Các từ láy hoàn toàn, có bốn âm tiết, thường kết hợp với kiểu láy bằng tách xen từ những từ láy đôi, để tạo ra các từ tượng thanh, từ tượng hình.

Ví dụ:

(41) hăm hăm hở hở  hăm hở ( 42) thầm thầm thì thì  thầm thì

Tóm lại, xét về số lượng âm tiết, từ láy tượng thanh, tượng hình tiếng Hàn nhiều hơn tiếng Việt. Từ láy có số âm tiết nhiều nhất là láy sáu, nhưng vì đó là láy lại của gốc từ ba âm tiết nên không khó nhớ. Trái lại, từ láy tiếng Việt tuy số lượng âm tiết tối đa trong một từ chỉ là bốn âm tiết, nhưng do có sự phối thanh giữa các

âm tiết nên có thể gây ra nhầm lẫn cho người học trong việc ghi nhớ và sử dụng, đặc biệt là người ngoại quốc.

Về vỏ ngữ âm, tiếng Việt có thanh điệu, khiến cho từ ngữ có tính nhạc, dẫn đến việc mô phỏng âm thanh hay thuộc tính, trạng thái của sự vật cũng trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn. Tiếng Hàn không có thanh điệu như tiếng Việt, khiến cho khả năng biểu đạt, mô phỏng của từ tượng thanh, từ tượng hình tiếng Hàn có phần kém mềm mại và chi tiết hơn so với các từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Việt. (Ví dụ: để diễn tả sắc đỏ, tiếng Hàn có 빨강빨강, tiếng Việt có đỏ đỏ, đo đỏ, đò đỏ.... ). Sự lặp lại hoàn toàn về âm điệu trong láy hoàn toàn giúp cho việc học từ trở nên thú vị và dễ nhớ, đặc biệt là trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ nhỏ hay những người ngoại quốc bước đầu làm quen với ngôn ngữ.

Về khả năng sản sinh từ, tiếng Việt vì có hệ thống thanh điệu đa dạng nên khả năng sản sinh từ cao, tuy nhiên, cũng chính vì sự đa dạng đó nên việc cấu tạo từ cần dựa trên các quy tắc về hòa phối thanh điệu mới đạt được hiệu quả biểu đạt. Trong tiếng Hàn, từ láy hoàn toàn được hình thành dựa trên việc lặp lại toàn phần một gốc từ nên khả năng sản sinh từ dễ dàng. Tuy nhiên, tiếng Hàn không có thanh điệu, cộng với sự khác biệt về đặc trưng ngữ pháp, cách ghép vần... nên số lượng từ tiếng Hàn xét về mức độ biểu đạt không được đa dạng bằng tiếng Việt (Ví dụ: mô phỏng tiếng kêu của con lợn, tiếng Việt có các từ láy tượng thanh, như: éc éc, ụt ụt,

ụt ịt, ủn ỉn..., tiếng Hàn chỉ có từ 꿀꿀[kkul kkul]).

Xét về mặt ý nghĩa hay mối quan hệ giữa âm và nghĩa, ta có thể thấy rằng: nhìn chung, việc láy lại hoàn toàn âm tiết để sản sinh ra từ mới trong cả tiếng Hàn và tiếng Việt đều cho thấy xu hướng nhấn mạnh về ý nghĩa của từ cũng như về mức độ biểu đạt tượng thanh và tượng hình. Tuy nhiên, trường hợp tiềng Hàn có hiện tượng thay đổi toàn bộ nguyên âm của từ để cấu tạo nên từ mới có sắc thái nghĩa giảm hơn hoặc tăng hơn về mức độ. Ví dụ: 슬슬[seul seul] biểu hiện mức độ mạnh hơn so với từ cùng nghĩa 살살[sal sal].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng hàn và tiếng việt (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)