Khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng hàn và tiếng việt (Trang 64 - 75)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình

Các yếu tố tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt cũng tồn tại ở trong cả cấu trúc từ ghép nhưng số lượng hạn chế hơn so với từ láy. Trong tiếng Hàn, từ ghép chia ra thành từ ghép hợp thành và từ ghép phái sinh. Trong tiếng Việt, từ ghép gồm có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Trong cấu tạo từ, có phương thức ghép để tạo nên từ mới, có ý nghĩa mới chỉ sự vật hiện tượng, tính chất, hành động v.v… và cũng có trường hợp ghép để chuyển đổi từ loại của từ. Ở phần này, luận văn xin đề cập chủ yếu đến phương thức ghép chuyển đổi từ loại của từ.

2.3.1. Từ ghép có yếu tố tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn

Từ ghép tiếng Hàn chia ra thành ghép hợp thành (합성어) và ghép phái sinh (파생어). Từ ghép hợp thành là từ ghép bao gồm ít nhất hai hình vị (형태소), là hai

căn tố có nghĩa kết hợp với nhau, ví dụ: 앞집[ap chip]/(nhà trước), 집안일[chip anil]/ (việc nhà), 긴치마[kil ch’i ma]/ (váy dài) …. Từ ghép phái sinh là từ được tạo thành giữa một căn tố (어근)- là một hình vị có nghĩa, kết hợp với một phụ tố (접사) - tùy vào vị trí đứng trước hay sau căn tố, chia ra thành tiền tố (접두사) và hậu tố (접미사). Ví dụ: 개구리[kae ku ri]/(con ếch), 글썽대다[keul sseong tae ta]/(nước mắt) lưng tròng, 꼬불꼬불하다[kko pul kko pul hata]/ (ngoằn ngoèo, uốn lượn) …

Ghép hợp thành là sự kết hợp giữa một từ có yếu tố tượng thanh, hoặc tượng hình với một danh từ, để tạo thành một danh từ riêng, được sử dụng trong việc tạo danh từ, mà không phải tạo từ tượng thanh, tượng hình. Từ ghép dạng này được hình thành với mục đích tạo ra từ mới, gọi tên sự vật, nêu lên đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

(136) 달랑무[tallang mu]: loại củ cải trắng, thân mập và ngắn, bó thành từng bó giống như chùm chuông. Ở đây, từ được hình thành bởi sự kết hợp giữa yếu tố tượng hình 달랑[tallang] (lúc lắc, từng chùm) và danh từ “củ cải” 무[mu], tạo ra từ mới là달랑무[tallang mu].

(137) 똑딱단추[ttok ttak tan ch’u]: cái khuy bấm. Ở đây, yếu tố tượng thanh là 똑딱

[ttok ttak], mô phỏng âm thanh “lách tách” phát ra khi cài, kết hợp với danh từ “cái khuy” 단추[tan ch’u], tạo ra từ mới là똑딱단추[ttok ttak tan ch’u].

Phương thức ghép phái sinh bao gồm danh từ phái sinh, động từ phái sinh, tính từ phái sinh, trong đó, trường hợp danh từ phái sinh, tuy phương thức cấu tạo từ có khác với ghép hợp thành, nhưng có cùng công dụng như ghép hợp thành, đó là để tạo ra các danh từ chỉ sự vật, con vật…. Ngoài ra, trường hợp động từ và tính từ phái sinh là hai phương thức ghép cấu tạo trực tiếp nên từ tượng thanh, tượng hình với chức năng là động từ, tính từ trong tiếng Hàn. Do đó, có thể nói rằng: trong cấu tạo từ tượng thanh, tượng hình từ phương thức ghép, ghép phái sinh là hình thức

cấu tạo chủ yếu và cơ bản nhất. Chính vì vậy, trong phần Phương thức cấu tạo từ

tượng thanh, từ tượng hình, luận văn xin chỉ trình bày phương thức ghép phái sinh.

Danh từ phái sinh

Danh từ phái sinh là một danh từ, được tạo thành bởi một hậu tố gắn vào sau một danh từ, hoặc sau căn tố của một động từ hay tính từ, tạo nên một danh từ mới. Danh từ phái sinh trong tiếng Hàn có liên quan đến yếu tố tượng thanh, tượng hình, được cấu tạo thông qua cơ chế kết hợp giữa một hậu tố (접미사) với một từ tượng thanh, hoặc từ tượng hình. Ở đây, hậu tố có thể là –이[i],-히[hi], -리[ri] -질[chil], -

기[ki], -적[cheok], - 화[hwa],… hoặc có thể có cấu tạo ở dạng: [từ tượng thanh, tượng hình + danh từ] +hậu tố; [danh từ + từ tượng thanh, tượng hình] + hậu tố… Dưới đây là một vài ví dụ về danh từ phái sinh có yếu tố tượng thanh/ tượng hình. Ví dụ:

(138) Danh từ chỉ sự vật: 깜빡이[kkam ppa ki] (đèn xi nhan); 쌕쌕이[ssaek ssae ki] (máy bay phản lực jet);; 깍두기[kkak tu ki](kim chi củ cải); 칙칙이[ch’ik ch’ik i] (cái bình xịt) …

(139) Danh từ chỉ người: 뚱뚱이[ttung ttung i]/ 뚱뚱보[ttung ttung po] (người mập, đồ ục ịch); 넓죽이[neol chu ki] (người có khuôn mặt to và hơi dài); 살살이[sal sa ri](kẻ nịnh bợ); 덜렁쇠[teol leong soe]/ 덜렁꾼[teol leong kkun]/ 덜렁이[teol leong i] (người đoảng vị, vô ý); …

(140) Danh từ chỉ động vật: 맹꽁이[maeng kkong i](con cóc); 멍멍이[meong meong i] (con chó con); 개구리[kae ku ri](con ếch); 뻐구기[ppeo ku ki] (con chim cu gáy);

꿀꿀이[kkul kkuri](con lợn); 야옹이[ya ong i](con mèo); 어흥이[eo heung i](con hổ);

꿈틀이[kkum t’eu ri] (con sâu/ giun- chỉ những động vật thân mềm, di chuyển bằng cách bò trườn), 뀌두라미[ kkwi tu ra mi ] (con dế), 꾀꼬리[ kkoe kko ri] (con chim vàng anh), 매미 [mae mi] (con ve sầu), 쓰르라미[sseu reu ra mi] (tên một loại ve) …

(141 ) Danh từ khác:딸꾹질[ttal kkuk chil] (nấc cụt); …

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, danh từ phái sinh chỉ là những danh từ có mang yếu tố tượng thanh, tượng hình do có sự tham gia cấu tạo từ của các từ tượng thanh, từ tượng hình trong đó. Xét về bản chất cấu tạo, các danh từ phái sinh mang yếu tố tượng thanh, tượng hình không phải là các từ tượng thanh, tượng hình thuần túy. Nói cách khác, phương thức phái sinh trường hợp danh từ chỉ có công dụng tạo ra các danh từ mang đặc trưng riêng và những đặc trưng ấy có được là nhờ các sự tham gia của các yếu tố tượng thanh, tượng hình trong đó.

Động từ phái sinh

Trong tiếng Hàn, động từ phái sinh được hiểu là một động từ mới, được tạo thành bởi một phụ tố được gắn vào phía sau của một danh từ, hay căn tố của một động từ hoặc tính từ. Xét về cấu tạo của các từ tượng thanh, từ tượng hình là các động từ phái sinh, các phụ tố được gắn vào phía sau các từ tượng thanh, tượng hình, có thể là –거리[keo ri]-, -대[tae]-, -이[i]-, -하[ha]-. Trường hợp phái sinh từ động từ có số lượng rất đa dạng. Đây là một trong những phương thức cấu tạo trực tiếp nên các từ tượng thanh, từ tượng hình, chuyển đổi từ loại của các từ này thành động từ.

Ví dụ:

(142) 글썽글썽거리다[keul sseong keul sseonng keo ri ta] (rưng rưng);

갈팡질팡거리다[kal p’ang chil p’ang keo ri ta] (phân vân, lưỡng lự);

갸우둥거리다[kya u tung keo ri ta](nghiêng nghiêng); 깜박거리다[kkam pac keo ri ta] (ánh sáng lập lòe; trí nhớ/ ý thức mơ hồ; mắt hấp háy) ; 달각거리다[tal kak keo ri ta] (lạch cạch); 달랑거리다[tallang keo ri ta] (leng keng); 도란거리다[to ran keo ri ta] (nói thủ thỉ, suối róc rách); 훌쩍거리다[hul tcheok keo ri ta] (uống, húp sụt

(143) 글썽대다[keul sseong tae ta] (rưng rưng); 달달대다[tal tal tae ta] (run/ rung bần bật), 덤벙대다[teom pyeong tae ta] (rơi tõm; bì bõm; hành động vội vàng, nông nổi ), 두리번대다[tu ri peon tae ta] (nhìn quanh); 수군대다[su kun tae ta] (thầm thì);

(144) 간들간들하다[kan teul kan teul hata] (gió thổi hiu hiu; gật gà gật gù);

까불까불하다[kka pul kka pul hata] (bay phấp phới; tung tăng); 더듬더듬하다[teo teum teo teum hata] (mò mẫm, dò dẫm) ; 부스럭부스럭하다[pu seu reok pu seu reok hata] (sột soạt), 흥청망청하다[heung ch’eong heung ch’eong hata] (hành động tùy hứng, tiêu sài hoang phí)…

Tính từ phái sinh

Tính từ phái sinh trong tiếng Hàn là một tính từ mới, được tạo ra bằng cách gắn một phụ tố vào đằng sau các danh từ hoặc căn tố của động từ hay tính từ. Các từ tượng thanh, từ tượng hình là tính từ phái sinh có cấu tạo gồm một phụ tố kết hợp với phần căn tố của một từ tượng thanh, tượng hình. Phụ tố có thể là –하-[ha]; -

롭[rop]-; -스럽[seu reop]-;…Trong đó, phụ tố–하-[ha] khi kết hợp với các từ tượng hình sẽ trở thành tính từ, còn khi kết hợp với các từ tượng thanh sẽ trở thành động từ. Tuy nhiên, các từ tượng thanh có phụ tố –하-[ha] trong tiếng Hàn chiếm số lượng không nhiều.

Ví dụ:

(145) 동글동글하다 [tong keul tong keul hata] (tròn xoe); 똥똥하다 [ttong ttong

hata](mậpmạp); 미끈하다[mi kkeun hata]

(bóng bẩy, trơn bóng); 통통하다[t’ong t’ong hata] (mũm mĩm)...

(146) 간지럽다[kan chi reop ta] (ngứa ngáy); 부드럽다[pu teu reop ta] (mềm mại);

2.3.2. So sánh khả năng cấu tạo từ ghép của các yếu tố tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Từ ghép tiếng Việt chia ra thành hai loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Trong đó, từ ghép chính phụ được hiểu là “những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia…Như vậy, ở đây sẽ có một thành tố là chính và thành tố khác là phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hỏa, đường sắt, dưa hấu, xanh lè,

ngay đơ, sưng vù, cỏ gà,…” [4, tr. 174]. Từ ghép đẳng lập là “từ ghép trong đó các

thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng về nghĩa; còn gọi

từ ghép láy nghĩa, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép liên hợp, từ ghép kết hợp, từ ghép

song song. Các thành tố trong từ ghép đẳng lập bao giờ cũng phải đồng loại với

nhau, nghĩa là thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa và phải hoặc đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa với nhau. Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát, tổng hợp và trừu tượng. Ví dụ: đấu tranh, thị phi, quần áo, nhà cửa, thành bại,…” [18, tr. 52]

Từ ghép đẳng lập

Như định nghĩa về từ ghép đẳng lập, các thành tố tạo nên từ tượng thanh, từ tượng hình ở dạng ghép đẳng lập cũng bao gồm hai thành tố đồng loại, cùng phạm trù ngữ nghĩa kết hợp với nhau, mục đích mô phỏng âm thanh hoặc dáng điệu, trạng thái, đặc điểm của người hoặc vật. Từ tượng thanh, tượng hình tiếng Việt là từ ghép đẳng lập có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ.

Ví dụ:

(147) xiêu vẹo, ngả nghiêng

(148) thô ráp, cứng đơ, mềm nhũn

Ở ví dụ (147) “xiêu vẹo”, “ngả nghiêng” là những từ tượng hình, trong đó, mỗi từ được tạo thành bởi hai thành tố cùng thuộc một phạm trù ngữ nghĩa, đó là “xiêu”- “vẹo” hay “ngả”- “nghiêng” , cùng mô tả trạng thái không ngay ngắn, thiếu chắc

chắn. Ví dụ (148) cũng tương tự như vậy: “thô” và “ráp”, “cứng” và “đơ”, “mềm” và “nhũn” cũng là những từ cùng trường nghĩa với nhau, kết hợp lại tạo thành từ ghép đẳng lập, có tác dụng gợi tả hình ảnh, tính chất sự vật.

Trong phương thức ghép đẳng lập, bên cạnh các ví dụ về từ tượng hình, ta cũng có thể bắt gặp các ví dụ về từ tượng thanh. Từ tượng thanh ở dạng từ ghép đẳng lập có thể được hình thành thông qua cơ chế kết hợp hai từ tượng thanh là từ đơn cùng trường nghĩa lại với nhau, tuy nhiên các từ tượng thanh là từ ghép đẳng lập chiếm số lượng không nhiều .

Ví dụ:

(149) bùm bụp, cót két,

Từ ghép chính phụ

Trong hai phương thức ghép, yếu tố tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Việt tham gia vào cấu trúc từ ghép chính phụ được coi là dễ tìm nhất. Khi đó, một thành tố sẽ mang nghĩa chủ chốt, xác định tính chất của từ, thành tố còn lại – được coi là thành tố phụ, sẽ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tính chất đó của từ. Thành tố chính mang nghĩa từ vựng, còn thành tố phụ có thể có nghĩa từ vựng, cũng có thể mất hoặc không có nghĩa từ vựng. Các ví dụ về từ tượng hình dễ thấy nhất là về các từ chỉ màu sắc với các mức độ khác nhau.

Ví dụ: (150) đỏ lòm

(151) xanh lơ

(152) trắng tinh, trắng xóa, trắng nhởn, trắng bệch, trắng dã, trắng phau

Trong các ví dụ trên, “đỏ”, “xanh”, “trắng”, “đen” là các thành tố chính của từ, quy định ý nghĩa nòng cốt của toàn từ. Thành phần còn lại là thành tố phụ của từ, tự thân không mang nghĩa, nhưng khi kết hợp với thành tố chính sẽ làm chuyên biệt mức độ, sắc thái của từ, đó là “ lòm”, “lơ’, “tinh, xóa, nhởn, bệch, dã , phau”, “kịt,

thui, nhánh, láy, xì”.

Ngoài một số ví dụ về các từ tượng hình chỉ màu sắc ở các mức độ, sắc thái khác nhau, từ ghép chính phụ mô tả trạng thái, sắc độ, mang yếu tố gợi hình cũng rất đa dạng và dễ tìm.

Ví dụ:

(159) sáng lóa, sáng chói, tối om

(160) kín mít, đông nghịt, vắng tanh

(161) bạc phơ

(162) cao ráo, thấp tè, dài ngoẵng, ngắn mủn, béo phì, gầy nhom

(163) trơn láng, bóng nhẫy

Tóm lại, trong khả năng cấu tạo từ ghép của yếu tố tượng thanh, từ tượng hình, rõ ràng, từ tiếng Hàn và tiếng Việt có những sự khác biệt rõ nét. Tiếng Hàn dựa trên phương thức ghép phái sinh để cấu tạo nên các từ ghép có yếu tố tượng thanh, tượng hình, còn trong tiếng Việt, phương thức ghép chính phụ được coi là phương thức chủ yếu. Trường hợp ghép của tiếng Hàn, các từ tượng thanh, tượng hình được phát triển chủ yếu theo hướng chuyển đổi từ loại (danh từ, động từ, tính từ). Ngược lại, các từ ghép của tiếng Việt lại phát triển theo xu hướng tạo ra nhiều từ với nét nghĩa mới, hoặc khác về sắc thái nghĩa.

Tiểu kết chương 2

Từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn và tiếng Việt được cấu tạo dựa trên phương thức láy, phương thức từ hóa hình vị và cũng tham gia vào các cấu trúc từ ghép. Ở mỗi phần, thông qua việc phân tích trường hợp từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt về các phương diện liên quan, chúng ta có thể rút ra được những sự khác biệt về từ tượng thanh, tượng hình giữa hai thứ tiếng.

Trước tiên, ở phương thức láy, luận văn đã trình bày theo cấu trúc: láy hoàn toàn- láy bộ phận- láy gần âm.

Trong láy hoàn toàn, xét về số lượng âm tiết, từ láy tượng thanh, tượng hình tiếng Hàn có số âm tiết đa dạng hơn so với nhóm từ này trong tiếng Việt. Xét về vỏ ngữ âm, tiếng Việt có thanh điệu, khiến cho từ ngữ có tính nhạc, dẫn đến việc mô phỏng âm thanh hay thuộc tính, trạng thái của sự vật cũng trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. Tiếng Hàn không có thanh điệu như tiếng Việt, nên khả năng biểu đạt, mô phỏng của từ tượng thanh, tượng hình trong tiếng Hàn có phần kém mềm mại và chi tiết hơn so với nhóm từ này trong tiếng Việt. Sự lặp lại hoàn toàn về âm điệu khiến cho việc học từ trở nên thú vị và dễ nhớ hơn, đặc biệt là trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ nhỏ hay cho những người nước ngoài bước đầu làm quen với ngôn ngữ. Về khả năng sản sinh từ, tiếng Việt có hệ thống thanh điệu nên khả năng sản sinh từ cao, nhưng việc cấu tạo từ cũng cần phải tuân theo những quy tắc về hòa phối thanh điệu mới có thể đạt được hiệu quả biểu đạt. Không giống như tiếng Việt, trong tiếng Hàn, từ láy hoàn toàn được hình thành dựa trên việc lặp lại hoàn toàn một gốc từ, bởi vậy, việc sản sinh ra từ dễ dàng. Cùng với đó, tiếng Hàn không có thanh điệu, cộng với sự khác biệt về đặc trưng ngữ pháp, cách ghép vần, nên số lượng từ tiếng Hàn –xét về mức độ biểu đạt- không được đa dạng bằng tiếng Việt. Về mặt ý nghĩa (hay mối quan hệ giữa âm và nghĩa), nhìn chung, việc láy lại hoàn toàn âm tiết để sản sinh ra từ mới trong cả tiếng Hàn và tiếng Việt đều cho thấy xu hướng nhấn mạnh về ý nghĩa cũng như mức độ biểu đạt tượng thanh, tượng hình. Tuy nhiên,

trường hợp tiềng Hàn có hiện tượng thay đổi toàn bộ nguyên âm của từ để cấu tạo nên từ mới có sắc thái nghĩa giảm hơn hoặc tăng hơn về mức độ.

Trong phương thức láy bộ phận, do cấu trúc âm tiết tiếng Hàn khác tiếng Việt, không chia thành năm phần rõ rệt: âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu, cũng như không có thanh điệu, nên việc cấu tạo từ mới trong tiếng Hàn dựa vào việc biến đổi phụ âm đầu và nguyên âm của từng âm tiết. Với mục đích nhấn mạnh hơn về sắc thái, nghĩa biểu đạt của từ tượng thanh, từ tượng hình, trong tiếng Việt, một từ có thể được biến đổi về số lượng bằng cách tách xen và thêm tiếng, dựa trên cơ sở hòa phối về thanh điệu theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Còn trong tiếng Hàn, khi muốn nhấn mạnh về mức độ, sắc thái biểu đạt, tiếng Hàn sử dụng công cụ chính là biến đổi về phụ âm đầu (giữa ba loại: âm thường- âm căng- âm bật hơi) và biến đổi về nguyên âm (chủ yếu giữa hai loại nguyên âm dương tính và nguyên âm âm tính).

Trong phương thức láy gần âm, nếu như tiếng Việt sử dụng vần, thanh điệu để thực hiện láy, tạo ra từ mới khu biệt về sắc thái nghĩa thì trong tiếng Hàn, việc sử dụng các phụ âm được coi là một công cụ chính. Bên cạnh đó, nét nổi bật có thể thấy trong tiếng Hàn đó là hệ thống nguyên âm có phân loại rõ ràng, trong đó bao gồm hai loại chính: nguyên âm dương tính và nguyên âm âm tính. Hai loại nguyên âm đặc trưng này chi phối ý nghĩa cũng như sắc thái biểu đạt của các từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng Hàn. Tuy nhiên, tiếng Việt lại không có một hệ thống các nguyên âm được sắp xếp theo tính dương và tính âm như trong tiếng Hàn.

Tiếp theo phương thức láy là phương thức từ hóa hình vị. Nói về phương thức từ hóa hình vị (cấu tạo từ từ đơn), từ tượng thanh, từ tượng hình dạng từ đơn đều có thể tìm thấy trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Từ đơn có thể là từ chỉ gồm một âm tiết, nhưng cũng có thể là từ đơn đa âm tiết. Đa phần các từ đơn đều có khả năng trở thành từ láy hoặc từ ghép. Xét về ý nghĩa mô phỏng, sức gợi tả hay độ biểu cảm của nhóm từ đơn tượng thanh, tượng hình cũng kém hơn so với nhóm từ láy hay từ ghép. Ở phương thức cấu tạo này, khả năng sản sinh từ ở các từ tượng thanh có

phần cao hơn các từ tượng hình. Điều khác biệt có thể rút ra sau khi đối chiếu về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng hàn và tiếng việt (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)