Tăng tính chính chính xác của thông tin dự báo thời tiết từ chính các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin dự báo thời tiết trong chương trình thời sự truyền hình (khảo sát kênh VTV1 và kênh VTC14 trong thời gian từ tháng 12 2015 đến tháng 5 2016) (Trang 98 - 102)

cơ quan Dự báo khí tƣợng thủy văn:

Các khối không khí, dòng nƣớc luôn chuyển động và biến đổi không ngừng trong bầu khí quyển và trên bề mặt trái đất, tạo ra các hiện tƣợng KT- TV. Nhằm để nhận thức về sự tác động cả tốt lẫn xấu của “trời cao, đất dày” đến con ngƣời, nền văn minh nhân loại đã hình thành từ lâu đời khoa học về KT-TV với tƣ cách vừa là một ngành khoa học cơ bản, vừa là một ngành khoa học ứng dụng.

Công việc cụ thể của một cơ quan hay hệ thống) dự báo KT-TV gồm: đo đạc, thu thập số liệu về trạng thái vật lý của các khối khí quyển hay dòng chảy trên một phạm vi không gian rộng lớn (trong và ngoài lãnh thổ của một quốc gia). Tiếp theo là dùng các phƣơng pháp phân tích về sự tƣơng tác hết sức phức tạp ngay trong bản thân chúng và tƣơng tác giữa chúng với điều kiện cụ thể về địa hình, môi trƣờng… ở từng địa phƣơng để nhận định khả năng hình thành các hiện tƣợng thời tiết. Cuối cùng là truyền thông tới dân chúng kết quả “dự báo” hay “cảnh báo” dƣới dạng các bản tin hoặc hình ảnh.

Ngay danh từ “dự báo” đã tự xác định đó là môn khoa học xác suất. Nhƣng xác suất dự báo sẽ càng gần đúng với thực tế khi cơ quan làm dự báo có đƣợc 2 điều kiện tốt là: Phƣơng tiện kỹ thuật tốt (gồm thiết bị và số liệu) và con ngƣời giỏi (gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm).

Dƣ luận có nhiều tiếng nói về vai trò của ngành KT-TV là rất quan trọng, để rồi sau đó đặt ra câu hỏi: Ai phải chịu trách nhiệm về việc dự báo sai? Đồng ý đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề này, nhƣng phải bằng tầm nhìn và trách nhiệm của cả cộng đồng.

Đến cuối thế kỷ 20, nhân loại đã tiến bƣớc dài trong việc nhận biết và đánh giá các quy luật về KT-TV và dự báo chúng ngày càng chính xác. Ở các nƣớc tiên tiến, ngƣời ta luôn ƣu tiên đầu tƣ ứng dụng các công nghệ mới nhất về điện tử, tin học, viễn thông cho công tác dự báo KT-TV và cảnh báo thiên tai. Họ tập hợp đƣợc nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của quốc gia cho lĩnh vực này. Họ thu hút có chọn lọc đội ngũ kỹ sƣ, kỹ thuật viên và đƣợc đào tạo bài bản, chuyên sâu.

Ngoài Internet, họ còn có những kênh truyền hình riêng phát liên tục 24/24 giờ, vừa để phổ cập kiến thức về thời tiết cho cộng đồng, vừa để thông tin liên tục các diễn biến thời tiết và cảnh báo kịp thời về nguy cơ thảm họa cho dân chúng. Ngoài ra, trong nền kinh tế tri thức hiện nay, ngƣời ta đang phát triển mạnh mẽ các dịch vụ về thời tiết nhƣ một ngành kinh tế, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.

Thực trạng của ngành KT-TV hiện chƣa tƣơng xứng với yêu cầu là hạ tầng kỹ thuật quan trọng của đất nƣớc.

Thứ nhất là thiết bị kỹ thuật và số liệu. Lãnh thổ nƣớc ta có chiều dài địa lý và địa hình phức tạp, nhƣng mạng lƣới quan trắc KT-TV còn quá thƣa thớt. Cả nƣớc chỉ có 3 trạm đo khí quyển trên các tầng cao (ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM . Đất nƣớc có trên 3000km bờ biển, lại nằm kề bên khu vực là trung tâm bão của thế giới nhƣng mảng số liệu trên biển hầu nhƣ chỉ có ven bờ. Phần lớn ở các trạm quan trắc hiện nay, thiết bị đo và truyền số liệu về trung tâm có lẽ vẫn đang còn dùng công nghệ của nửa đầu thế kỷ 20.

Chúng ta chƣa có một mạng lƣới radar thời tiết phủ sóng toàn quốc. Dù chi phí đầu tƣ có tốn kém nhƣng đó là một công cụ cực kỳ hiệu quả cho việc dự báo và cảnh báo cho cả phạm vi rộng lẫn phạm vi địa phƣơng. Chắc chắn rằng, nếu nhƣ Hà Nội có radar thời tiết công nghệ doppler thì hoàn toàn có thể dự

Một số nguồn lực trong nƣớc cũng chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả nhƣ: Hạ tầng kỹ thuật ở các sân bay của ngành khí tƣợng hàng không đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ tốt hơn, nhƣng không hòa chung đƣợc vào mạng lƣới KT-TV quốc gia, vệ tinh VINASAT đã góp sức gì cho công tác dự báo KT-TV và cảnh báo thiên tai đến ngƣời dân?

Thứ hai là năng lực con ngƣời. Để phát triển hạ tầng kỹ thuật nhƣ nêu ở trên, chúng ta đang thiếu một đội ngũ chuyên gia có kiến thức cả về kỹ thuật công nghệ lẫn chuyên ngành để có thể lập quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án, khai thác hiệu quả các thiết bị công nghệ hiện đại sau khi đầu tƣ. Chúng ta cũng thiếu một đội ngũ dự báo viên vừa có kinh nghiệm, vừa có đủ trình độ để ứng dụng các phƣơng pháp dự báo tiên tiến trên thế giới hiện nay bằng các mô hình nhiệt động lực (số trị).

Một số ý kiến cho rằng nƣớc ta không thiếu nhân tài, mà là do lãnh đạo của Trung tâm KT-TV quốc gia chƣa có chính sách thu hút nhân tài. Tôi nghĩ khác: Chúng ta đang thiếu nhân tài cho ngành KT-TV trên phạm vi xã hội. Sẽ nghĩ gì về một thực tế phần lớn các sinh viên giỏi cuối cùng đƣợc đào tạo bài bản ở Liên Xô cuối thập niên 1980 (thế hệ cùng học với tôi đã bỏ nghề ngay sau khi về nƣớc nhận công tác, trong khi thế hệ trƣớc đó đang nghỉ hƣu dần; còn chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực bổ sung từ các trƣờng đại học trong nƣớc hiện nay thì ai cũng biết.

Trong nền kinh tế thị trƣờng làm gì có chuyện nhà khoa học tận tâm cống hiến khi mức lƣơng của họ chỉ bằng một công nhân lao động phổ thông. Có một đặc thù của ngành này khác với nhiều ngành kinh tế khác là khó làm ra “tiền tƣơi”. Trả lƣơng cho các nhà khoa học chỉ bằng mức lƣơng ngân sách hiện nay thì khó mà giữ ngƣời tài và thu hút ngƣời tài. Do vậy, nhân tài đã không có ngay từ đầu vào cho đào tạo thì làm sao có ở đầu ra cho ngành KT-TV?

Thứ nhất, cần có một đề án quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật cho ngành KT-TV với tầm nhìn 5 năm, 10 năm và 20 năm sao cho nhanh chóng tiếp cận và đạt tới trình độ công nghệ của thế giới. Trƣớc mắt cần ƣu tiên đầu tƣ mạng radar thời tiết doppler để giúp công tác cảnh báo thiên tai kịp thời và hiệu quả.

Thứ hai, cần chuyển đổi và phát triển mạng lƣới quan trắc KT-TV theo hƣớng tự động hóa. Nên có phƣơng án thống nhất quản lý và khai thác các trạm khí tƣợng của hàng không, hàng hải, dầu khí… vào mạng lƣới quốc gia chung.

Thứ ba, từng bƣớc ứng dụng, tiến đến phổ cập phƣơng pháp dự báo số trị tiên tiến tại các trung tâm dự báo trung ƣơng và khu vực.

Thứ tƣ, liên kết với ngành viễn thông để nâng cao hiệu quả trao đổi số liệu khí tƣợng trong nƣớc và quốc tế, cũng nhƣ để cảnh báo về thiên tai kịp thời cho ngƣời dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và trên biển. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các đài truyền hình và phát thanh địa phƣơng để cải tiến, tăng thời lƣợng và chất lƣợng phát sóng các chƣơng trình về thời tiết. Ngoài việc thông tin về dự báo, cảnh báo, cũng nên có những chuyên đề phổ cập cho cộng đồng kiến thức phổ thông về KT-TV và kiến thức về phòng chống thiên tai nhƣ bão, lũ, lụt, lở đất, sóng thần…

Thứ năm, nên đổi mới cơ chế hoạt động của ngành sao cho thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và phát triển thị trƣờng dịch vụ về KT-TV hƣớng đến các đối tƣợng khác nhau dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế. Từ đó, xây dựng cơ chế hạch toán để có nguồn thu cho việc hoàn vốn đầu tƣ và trả lƣơng xứng đáng cho các nhà khoa học, chuyên gia và ngƣời lao động trong ngành.

Thứ sáu, cần có chính sách ƣu đãi nhằm tập hợp đƣợc những chuyên gia giỏi trong nƣớc (hoặc thuê chuyên gia nƣớc ngoài nếu cần), thành lập nhóm

thời tuyển chọn và tổ chức đào tạo lực lƣợng để sẵn sàng tiếp thu chuyển giao công nghệ và khai thác các thiết bị sau khi đƣợc đầu tƣ.

Thứ bảy, cần có sự phối hợp với Bộ GD-ĐT và các trƣờng ĐH KHTN, ĐH Thủy lợi để có giải pháp thu hút nhân tài ngay từ đầu vào. Thƣờng xuyên hợp tác để đổi mới, cập nhật chƣơng trình đào tạo cho có chất lƣợng và phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản tin dự báo thời tiết trong chương trình thời sự truyền hình (khảo sát kênh VTV1 và kênh VTC14 trong thời gian từ tháng 12 2015 đến tháng 5 2016) (Trang 98 - 102)