Mức độ hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bầu không khí tâm lý tập thể điện thoại viên trung tâm chăm sóc khách hàng Viettel tại Hà Nội (Trang 70 - 71)

Mức độ nhờ đồng nghiệp Các phòng làm việc Tổng số Phòng Vip Phòng 1 Phòng 2 SL % SL % SL % SL % Rất thường xuyên 20 40% 41 41% 40 40% 101 40,4% Thường xuyên 28 56% 56 56,0% 56 56,0% 140 56% Thỉnh thoảng 2 4% 3 3% 4 4% 9 3,6% ĐTB 4.36 4.38 4.36 4.366

Từ bảng 3.9 ta thấy có 40,4% điện thoại viên chọn mức độ “rất thường xuyên”, 56% chọn “thường xuyên”, 3,6% chọn “thỉnh thoảng”, không có điện thoại viên chọn “hiếm khi”, “chưa bao giờ”. Từ đó cũng có thể thấy tập thể điện thoại viên là một tập thể mà các cá nhân luôn giúp đỡ nhau, cùng nhau san sẻ công việc, coi công việc đồng nghiệp như chính công việc của mình, như chính nhiệm vụ mà mình phải thực hiện. Đó cũng là thể hiện của cách làm của một người lính, truyền thống tương thân tương ái, luôn một lòng vì một tập thể chung, công việc chung, không quản ngại khó khăn, vượt mọi gian khó. Đây là một biểu hiện có tính tích cực, thuận lợi cho công tác chăm sóc khách hàng của từng phòng, của Trung tâm.

Qua bảng xử lý câu hỏi số 1- phụ lục IV cũng thấy rằng đối tượng chia sẻ đầu tiên mà điện thoại viên nghĩ đến khi có những khúc mắc trong cuộc sống chính là những người bạn thân (68%). Kết quả này phù hợp với kết quả xử lý câu 10.2- phụ lục IV khi hỏi điện thoại viên về “quan hệ giữa mình và đồng nghiệp nhiệt tình hỗ trợ chia sẻ cùng nhau khi gặp tình huống khó khăn”. Từ đó có thể thấy rằng giữa các điện thoại viên trong phòng của mình có sự thân mật, gắn bó, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong công việc mà còn trong cả cuộc sống đời thường. Đó là thể hiện của “tình đồng chí”, luôn quan tâm, hết lòng vì đồng nghiệp.

Nhìn chung, qua số liệu ta thấy rằng, đa số điện thoại viên đã coi mình là một thành viên trong tập thể (92,4% - câu 13, phụ lục IV), là thành viên trong ngôi nhà chung Viettel. Trong công việc, các điện thoại viên thường xuyên được

sự trợ giúp của các đồng nghiệp, hỏi ý kiến của đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Nó thể hiện sự nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong những tình huống khó khăn, là tinh thần tập thể tương trợ lẫn nhau, “kề vai, sát cánh” cùng nhau gắn bó xây dựng mái nhà chung Viettel.

c) Sự đoàn kết của các điện thoại viên

Sự đoàn kết giữa các điện thoại viên với nhau thể hiện qua việc trong tập thể có nảy sinh mâu thuẫn, xung đột hay không. Nghiên cứu sự mâu thuẫn, xung đột giữa các điện thoại viên chúng tôi đưa ra câu hỏi 4- phụ lục I: “Xin anh (chị) vui lòng cho biết hiện nay trung tâm ta có mâu thuẫn trong các mối quan hệ sau đây không”. Kết quả xử lý thể hiện ở bảng 3.10

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bầu không khí tâm lý tập thể điện thoại viên trung tâm chăm sóc khách hàng Viettel tại Hà Nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)