5.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi và vai trò của công tác xã hội.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người cao tuổi độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi hiện đang tham gia sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cán bộ quản lý và nhân viên của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Đại diện gia đình có người cao tuổi đang tham gia mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về 4 hoạt động chính của mô hình như: Hoạt động chăm sóc sức khỏe; Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; Hoạt động giải trí - TDTT và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho NCT. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này vấn đề vai trò của CTXH, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của cán bộ và nhân viên (với vai trò nhân viên xã hội) trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, trên cơ sở đó đề xuất vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH.
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu này này, tác giả chỉ nghiên cứu NCT độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi, hiện đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn nghiên cứu, không nghiên cứu NCT có độ tuổi cao hơn.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình liên thế hệ tự giúp nhau thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nay (từ khi có Luật Người cao tuổi); thời điểm khảo sát thực tiễn từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2016.