8. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
Về đặc điểm tâm lý, người cao tuổi đã trải qua một quá trình sống lâu dài nên có nhiều kinh nghiệm cuộc sống bởi vậy họ thường có những quyết định đúng đắn và chín chắn. Điều này cũng dẫn tới một đặc điểm ở NCT là thường rất kiên định trong ý kiến của mình, khó thay đổi. Người cao tuổi nhạy cảm, dễ mủi lòng, hờn dỗi, có người tự trách giận bản thân và trách giận người khác, đồng thời từ
chối sự giúp đỡ của người khác vì không muốn trở thành gánh nặng cho ai hay dựa dẫm vào ai. Người cao tuổi thường sống trong cảm giác lo âu buồn chán những gì đang có và tiếc nuối những gì đã qua.
Tuổi càng cao càng gần kề cái chết, một số người thì sẵn sàng đón nhận cái chết và chuẩn bị cho cái chết nhưng một số lại cảm thấy đau buồn, trầm cảm khi người thân, bạn bè của mình mất đi, thậm chí có người có tư tưởng muốn tự tử để “đi theo” người đã mất.
Về đặc điểm sinh lí, có một điều rất dễ nhận thấy đó là độ tuổi mà cơ thể con người thể hiện rõ nhất những biểu hiện của một cơ thể yếu, mệt cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và tĩnh dưỡng. Lúc này, người cao tuổi phải đối diện với rất nhiều khó khăn do sự lão hóa của tuổi già và sự thay đổi đột ngột trong các mối quan hệ xã hội, thu nhập cuộc sống vai trò xã hội.
Sức khỏe của người cao tuổi trở nên yếu kém do hoạt động của các cơ giảm sút, cơ bắp bị nhão, xương vôi hóa dễ gãy, đi lại khó khăn. Do cơ thể suy yếu nên người già dễ bị nhiễm bệnh đăc biệt là các bệnh mạn tính như đãng trí, trí nhớ suy giảm, mất ngủ, tai mắt kém, dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp xã hội.
Với những đặc điểm tâm sinh lý như vậy, khó khăn trong các mối quan hệ hàng ngày của người cao tuổi với con cháu và các thế hệ khác gặp nhiều khó khăn do thiếu sự hiểu nhau. Trong nhưng hoàn cảnh ấy, người cao tuổi lại là người chịu nhiều tổn thương hơn cả.
Về đặc điểm quan hệ xã hội, việc trở thành người cao tuổi đồng nghĩa với việc bước vào tuổi nghỉ hưu, vì vậy, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp đáng kể hoặc giảm sút về mặt chất lượng. Lúc này, trong gia đình con cháu đã có gia đình riêng các mối quan hệ máu mủ bị cắt giảm không còn được như trước kia; lúc này, đa số người cao tuổi ít nhận được sự quan tâm của người thân trong gia đình nên cảm thấy trống vắng và có cảm giác bị bỏ rơi. Ngoài ra, đi lại khó khăn cũng ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội, người cao tuổi càng có nhu cầu tìm kiếm những mối quan hệ để cân bằng những hụt hẫng của bản thân. Thêm vào đó, việc thay
đổi vị thế và vai trò xã hội cũng khiến người cao tuổi cảm thấy những hiểu biết giá trị của mình đã lỗi thời làm cho người cao tuổi có cảm giác cô lập, bi quan. Do vậy, họ dễ có phản ứng ngược trở lại với hành động của con cái khi dạy dỗ chúng (dù họ ý thức được) do có sự mẫu thuẫn giữa hai thế hệ.
1.4.2. Nhu cầu của người cao tuổi
Nhu cầu con người có nhiều thay đổi theo quá trình phát triển và trường thành một đời người. Dựa theo thuyết nhu cầu và hiểu biết về người cao tuổi nghèo, cận nghèo hiện đang sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, có thể xác định những nhu cầu của NCT như sau:
Nhu cầu theo thể chất và tinh thần: Nhu cầu về mặt thể chất của người cao tuổi là muốn được mạnh khỏe, sống lâu tâm lý sợ bệnh tật; do vậy, cần có chế độ, ăn uống, sinh hoạt phù hợp; cần được khám chữa bệnh và chăm sóc đúng cách, có môi trường sống lành mạnh, ít căng thẳng. Về mặt tinh thần, người cao tuổi ý thức được vị thế và mối quan hệ đối với thế hệ trẻ trong xã hội nên mong muốn được thừa nhận và quan hệ gia đình ổn định, gắn bó.
Nhu cầu an toàn và được bảo vệ: NCT mong muốn được CSSK tốt với chế độ ăn uống, sinh hoạt, khám chữa bệnh. Môi trường sống lành mạnh, ít căng thẳng.
Nhu cầu xã hội: NCT mong muốn được tôn trọng, được chấp nhận của người khá và được sự công nhận của xã hội, của gia đình về kinh nghiệm. Đặc biệt, họ không muốn bản thân bị xem là người thừa, người vô ích; mà tâm lý vẫn mong muốn mình là người có ích cho gia đình, cho xã hội.
Người NCT luôn mong muốn có một môi trường sống tình cảm: con cháu, vợ chồng, bạn bè gắn bó chia sẻ. Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm của người thân thì NCT dễ nảy sinh cảm giác cô đơn, trầm cảm...