8. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.5.1. Địa bàn xã Hoằng Lưu [44]
* Về tự nhiên:
Khê, thôn Phượng Ngô, thôn Nghĩa Phú, thôn Nghĩa Lập, thôn Phục Lễ. Tổng diện tích là 634 (ha). Phía tây giáp xã Hoằng Thắng, phía đông giáp xã Hoằng Phụ, phía Nam giáp xã Hoằng Phong, phía Bắc giáp xã Hoằng Ngọc và xã Hoằng Đông. Có nhánh của sông Mã chảy qua giáp danh với địa phận xã Hoằng Ngọc và xã Hoằng Đông
Địa hình: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có diện tích mặt nước và diện tích đất nông nghiệp lớn, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và phát triển trồng trọt chắn nuôi.
Khí hậu: Xã Hoằng Lưu là 1 xã trực thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, vì vậy khí hâu quanh năm nằm trong vùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-2.300mm, mỗi năm có khoảng 90 đến 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 88%, số giờ nắng bình quân khoảng 1.600-1.800 giờ, nhiệt độ trung bình từ 23oC - 24oC. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, địa hình bằng phẳng…Vì vậy, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt.
* Về kinh tế: Nông nghiệp và chăn nuôi là 2 nghề chủ đạo tại xã Hoằng Lưu. Nông nghiệp: Trồng lúa, ngô, khoai, lạc, dưa hấu, khoai tây, ớt…; Về chăn nuôi: Nuôi trồng thủy sản: Cá nước ngọt, tôm, cua nuôi tại diện tích nước lợ ven sông, nuôi gia súc, gia cầm như: Trâu, bò, gà, vịt…
* Về văn hoá - xã hội: Các hoạt động văn hóa – xã hội luôn ổn định, thực hiện tốt các chủ chương trính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động y tế, giáo dục, chính sách đối với người có công, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác. Đời sống văn hoá tinh thần người dân khá phong phú, nhiều lễ hội được tổ chức nhân dịp các ngày lễ tết. Chính quyền địa phương luôn chú trọng các hoạt động văn hóa tình thần nhằm tăng cường đoàn kết trong nhân dân.
1.5.2. Địa bàn xã Hoằng Trạch [45]
* Về kinh tế: Theo thống kê của xã năm 2012, tổng sản phẩm xã hội của xã ước đạt 178,7 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất thu được 134 tỷ đồng (Tăng 7,6
% so với năm 2011). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15%; Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng 43,5%; Thương mại dịch vụ 41,5%.
*Về xã hội:
Đối với giáo dục: Lĩnh vực giáo dục luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Trường Mầm non xã Hoằng Lưu tổng số có 358 học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là 25.
Về y tế, dân số KHHGĐ: khám và chữa bệnh cho 7.494 lượt người, điều trị thần kinh 16 người, chương trình tiêm chủng cho trẻ em đạt 100%. Thường xuyên tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Công tác dân số KHHGĐ, tổ chức 06 buổi truyền thông dân số với 715 lượt người tham gia, 15 lần tuyên truyền trên đài phát thanh, phát trên 1.370 tờ tranh ảnh, thực hiện 985 trường hợp dùng biện pháp tránh thai an toàn, số trẻ sơ sinh 102 cháu (48 nam và 54 nữ). Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,35%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 21,5%.
Hoạt động văn hóa - thông tin: Hoạt động tiếp tục duy trì và phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Kết quả cuộc vận động có 3.205 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, đạt 85%, nhiều thôn đón nhận danh hiệu làng văn hóa. Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ quần chúng.
Chính sách xã hội: Đây là mảng đượcđịa phương rất quan tâm, đại phương thường xuyên làm tốt công tác quản lý Tổ chức thăm và tặng quà cho các đối tượng chính sách trong dịp lễ tết, ngày 27/7 trị giá 180 triệu đồng. Thực hiện chi trả kịp thời lương hưu, trợ cấp cho 9.682 lượt đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với số tiền 9.340 tỷ đồng, làm hồ sơ giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội cho 60 người, làm hồ sơ mai táng phí cho 22 người, hỗ trợ chi phí học tập cho 65 em. Tổ chức điều tra cung cầu lao động 302 người, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho 1.620 người. Có 85 hộ nghèo chiếm 2,7%, 30 hộ cận nghèo chiếm 1,1%, giải quyết cho 115 lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình có các hoạt động trợ giúp NCT đa dạng nhất, mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT đầu tiên ở nước ta gồm: hoạt động chăm CSSK, hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động giải trí - TDTT, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho NCT. Vấn đề chăm sóc, trợ giúp NCT và hoạt động xây dựng các mô hình trợ giúp NCT đã được luật hóa, được quy định cụ thể qua nhiều văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước từ khi thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (1995) đến khi ra ban hành Luật Người cao tuổi (2009). Kế thừa các nghiên cứu về NCT, mô hình trợ giúp NCT, nghiên cứu về vai trò của công tác xã hội trong trợ giúp NCT, các khái niệm về: Người cao tuổi, công tác xã hội; các cách tiếp cận liên thế, tự giúp nhau, tiếp cận về vai trò trợ giúp đã được làm rõ về quan niệm, về nội dung. Từ việc phân tích, luận giải các khái niệm đã chỉ ra các khía cạnh về mô hình liên thế hệ một mô hình dựa vào cộng đồng, lấy nguồn lực từ cộng đồng để trợ giúp NCT và huy động được sự tham gia của nhiều phía: người cao tuổi, nhân viên xã hội, chính quyền địa phương, gia đình trợ giúp NCT.
Lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò chính là cơ sở cho việc giải thích những hệ thống (bên trong và bên ngoài mô hình) có liên quan mật thiết đến NCT, từ đó sử dụng hiệu quả các hệ thống đó nhằm đáp ứng những nhu cầu cho NCT thông qua hệ thống nhu cầu của NCT (từ nhu cầu tối tiểu đến những nhu cầu cao nhất). Để huy động được các hệ thống nguồn lực trợ giúp nhằm đáp ứng các nhu cầu cho NCT cần xác định được vai trò của các bên liên quan, trong đó phải kể tới vai trò chủ đạo của nhân viên công tác xã hội (những người làm CTXH bán chuyên nghiệp và chuyên nghiệp) đang làm việc trong mô hình.
Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đang là mô hình được khuyến khích thực hiện, bởi đây là mô hình chăm sóc - trợ giúp NCT dựa vào cộng đồng, phát huy được nhiều ưu điểm thế mạnh so với mô hình chăm sóc - trợ giúp tại nhà và mô hình chăm sóc - trợ giúp tập trung (cơ sở bảo trợ xã hội). Đây là mô hình phát huy được chính vai trò của NCT trong việc tự giúp nhau, lấy cách tiếp cận liên thế hệ và tự giúp nhau làm nền tảng để triển khai các hoạt động. Có thể khẳng định, đây chính là mô hình đáp ứng được nhu cầu. mong muốn và nguyện vọng của số đông NCT, phù hợp với điều kiện già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI ĐỊA BÀN
2.1. Khái quát chung về người cao tuổi và mô hình liên thế hệ tự giúp nhau tại địa bàn
2.1.1. Thông tin chung về người cao tuổi tham gia khảo sát
Bảng 2.1. thể hiện nhóm NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.1. Địa bàn nghiên cứu
(Đơn vị: %; N=200)
Địa bàn Số lượng Tỷ lệ
Xã Hoằng Lưu 100 50,0
Xã Hoằng Trạch 100 50,0
Tổng 200 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Về địa bàn nghiên cứu: Trong tổng số 200 NCT tham gia khảo sát thuộc địa
bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, số lượng NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn xã Hoằng Lưu là 100 người tương ứng tỷ lệ 50,0%; số lượng NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn xã Hoằng Trạch là 100 người tương ứng tỷ lệ 50,0%. Nhu vậy, tổng mẫu nghiên cứu là 200 NCT, tỷ lệ mẫu nghiên cứu được phân đều cho địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch.
Bảng 2.2. thể hiện nhóm tuổi của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.2. Nhóm tuổi của NCT tham gia nghiên cứu
(Đơn vị: %; N=200) Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ 60-64 88 44,0 65-69 71 35,5 70-80 41 20,5 Tổng 200 100,0
Về nhóm tuổi tham gia nghiên cứu: Trong tổng số 200 NCT tham gia khảo
sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch có độ tuổi từ 60 đến dưới 80 tuổi, thuộc các nhóm tuổi 60-64, 65-69 và 70-80. Trong đó, nhóm tuổi 60-64 chiểm tỷ lệ cao nhất với 44,0% tương ứng với 88 NCT tham gia trả lời; chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nhóm tuổi 60-65 với 35,5% tương ứng với 71 NCT tham gia trả lời và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 70-80 với 20,5% tương ứng với 41 NCT tham gia trả lời.
Bảng 2.3. thể hiện giới tính của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.3. Giới tính của NCT tham gia nghiên cứu
(Đơn vị: %; N=200)
Giới tính Số lượng Tỷ lệ
Nam 65 32,5
Nữ 135 67,5
Tổng 200 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Về giới tính NCT tham gia nghiên cứu: Trong tổng số 200 NCT tham gia
khảo sát, chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn với 67,5% ở nhóm NCT nữ tương ứng 135 người tham gia trả lời; chiếm tỷ lệ thấp hơn với 32,5% ở nhóm NCT nam tương ứng 65 người tham gia trả lời. Như vậy, trong số mẫu ngẫu nhiên của nghiên cứu NCT nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với NCT nam.
Bảng 2.4. thể hiện tình trạng hôn nhân của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.4. Tình trạng hôn nhân của NCT tham gia nghiên cứu (Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200)
Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỷ lệ
Độc thân 15 7,5
Đang có vợ/chồng 110 55,0
Góa 75 37,5
Tổng 200 100,0
Về tình trạng hôn nhân của NCT tham gia nghiên cứu: Trong tổng số 200
NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, số NCT “Đang có vợ/chồng” chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,0% tương ứng 110 người tham gia trả lời; số NCT “Góa” chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 37,5% tương ứng với 75 người tham gia trả lời; số NCT “Độc thận” chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,5% tương tứng với 15 người tham gia trả lời.
Bảng 2.5. thể hiện trình độ học vấn của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.5. Trình độ học vấn của NCT tham gia nghiên cứu (Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200) Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ Không đi học 43 21,5 Tiểu học 139 69,5 Trung học cơ sở 18 9,0 Tổng 200 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Về trình độ học vấn của NCT tham gia nghiên cứu: Tại thời điểm khảo sát,
trong tổng số 200 NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, số NCT có trình độ học vấn “Tiểu học” chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,5% tương ứng với 139 người tham gia trả lời; số NCT “Không đi học” chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 21,5% tương ứng 43 người tham gia trả lời; số NCT có trình độ học vấn “Trung học cơ sở” chiếm 9,0% tương ứng 18 người tham gia trả lời.
Bảng 2.6. thể hiện tình trạng sức khỏe của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe của NCT tham gia nghiên cứu (Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200) Tình trạng sức khỏe Số lượng Tỷ lệ Khỏe mạnh 25 12,5 Bình thường 128 64,0 Yếu 47 23,5 Rất yếu 0 0 Tổng 200 100,0
Về tình trạng sức khỏe của NCT tham gia nghiên cứu: Tại thời điểm khảo
sát, theo cảm nhận của NCT chia sẻ thì trong tổng số 200 NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, số NCT có tình trạng sức khỏe “Bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,0% tương ứng với 128 người tham gia trả lời; số NCT có tình trạng sức khỏe “Yếu” chiếm tỷ lệ 23,5% tương ứng 47 người tham gia trả lời; số NCT có tình trạng sức khỏe “Khỏe mạnh” chiếm 12,5% tương ứng 25 người tham gia trả lời.
Bảng 2.7. thể hiện mức sống của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.7. Mức sống của NCT tham gia nghiên cứu (Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200) Mức sống Số lượng Tỷ lệ Trung bình 33 16,5 Cận nghèo 85 42,5 Nghèo 82 41,0 Tổng 200 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Về mức sống của NCT tham gia nghiên cứu: Tại thời điểm khảo sát, trong
tổng số 200 NCT thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch tham gia khảo sát, số NCT có mức sống “Cận nghèo” chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,5% tương ứng 85 người tham gai trả lời; số NCT có mức sống “Nghèo” chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 41,0% tương ứng 82 người tham gia trả lời; số NCT có mức sống “Trung bình” chiếm tỷ lệ thấp nhất với 16,5% tương ứng 33 người tham gia trả lời.
Việc lựa chọn những NCT có mức sống thấp (nghèo, cận nghèo) để tham gia mô hình, giúp họ tiếp cận với các hoạt động trợ giúp như: hoạt động CSSK, hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động giải trí - TDTT, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách. Chính là chủ trương và mục đích của mô hình, nhằm giúp tăng cường năng lực NCT và giảm thiểu những khó khăn ở họ.
Bảng 2.8. thể hiện thời gian tham gia mô hình liên thế hệ tự giúp nhau của NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8. Thời gian tham gia mô hình của NCT tham gia nghiên cứu (Đơn vị: %; N=200) (Đơn vị: %; N=200)
Thời gian tham gia Số lượng Tỷ lệ
Dưới 1 năm 3 1,5
Từ 1 đến dưới 3 năm 11 5,5
Từ 3 đến dưới 5 năm 85 42,5
Từ 5 năm trở lên 101 50,5
Tổng 200 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Về thời gian tham gia mô hình liên thế hệ tự giúp nhau: Trong tổng số 200
NCT tham gia khảo sát thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch cho thấy, số NCT có thời gian tham gia mô hình liên thế hệ tự giúp nhau “Từ 5 năm trở lên” chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,5% tương ứng 101 NCT tham gia trả lời; số NCT có thời gian tham gia mô hình “Từ 3 đến dưới 5 năm” chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 42,5% tương ứng 85 người tham gia trả lời; số NCT có thời gian tham gia mô hình “Từ 1 đến dưới 3 năm” chiếm 5,5% tương ứng với 11 người tham gia trả lời và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở số NCT có thời gian tham gia mô hình “Dưới 1 năm” với 1,5% tương ứng 3 người tham gia trả lời.
Như vậy, từ kết quả khảo sát 200 NCT thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch cho thấy về nhóm tuổi NCT thuộc các nhóm tuổi 60-64, 65-69 và 70-80 có sự khác biệt, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm NCT 60-64 tuổi; về giới tính tỷ lệ NCT nam và NCT nữ có sự chênh lệch khá cao, chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn ở nhóm NCT nữ; về tình trạng hôn nhân thì số NCT hiện đang có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai nhóm NCT còn lại (góa và độc thân); về trình độ học vấn thì số NCT có trình độ học vấn tiểu học (cấp 1) chiếm tỷ lệ cao nhất so với hai