8. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho người cao
76.5 40.5
77.5 34.5
Biểu 2.1. Trợ NCT nhận được khi tham gia hoạt động CSSK
tỷ lệ cao thứ hai với 76,5% là số NCT cho biết họ nhận được sự trợ giúp đó là “Được trang bị kiến thức, kỹ năng CSSK”. Có thể thấy trong hoạt động CSSK NCT nhận được rất nhiều trợ giúp, trong đó được hướng dẫn cách phòng bệnh và được trang bị các kiến thức, kỹ năng CSSK là những trợ giúp NCT thường xuyên nhận được, những tình nguyện viên đang trợ giúp NCT trong các CLB cũng rất chú trọng vấn đề này do nhiều NCT có sức khỏe yếu và bị bệnh, nguyên nhân phần lớn là chưa biết cách CSSK và phòng ngừa bệnh tật.
Cũng trong số NCT nhận được trợ giúp từ hoạt động CSSK thì có 40,5% số NCT cho biết họ nhận được sự trợ giúp đó là “Được hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày” chủ yếu tập trung vào những NCT có sức khỏe yếu, bị bệnh tật mãn tính, sống cô đơn không có người chăm sóc hoặc hay bị ốm đau thường xuyên nên CLB bố trí tình nguyện viên đến nhà hỗ trợ, NCT được hỗ trợ vận động, hỗ trợ ăn uống, vệ sinh tắm giặt hằng ngày. Có 34,5% số NCT cho biết họ nhận được sự trợ giúp đó là “Được cấp phát thuốc khi ốm đau” số NCT này chủ yếu có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có bệnh tật mãn tính và thường xuyên ốm đau. Số NCT còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể với 22,5% số NCT cho biết họ nhận được sự trợ giúp đó là “Được đưa đi khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế”, số NCT nhận được trợ giúp này phần lớn là những NCT sống cô đơn một mình không ai chăm sóc, giúp đỡ khi ốm đau nên mỗi khi phải đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế các tuyến đều phải nhờ tới vai trò trợ giúp của đội ngũ các tình nguyện viên. Sau đây là chia sẻ của NCT tham gia hoạt động CSSK trong mô hình:
“Tham gia mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đến nay đã được gần 4 năm, khi tham gia các mảng hoạt động do mô hình hỗ trợ tôi nhận được trợ giúp rất nhiều, nhất là trong hoạt động CSSK, các cán bộ tình nguyện viên rất nhiệt tình nào là giúp tôi và những NCT khác có thêm hiểu biết về cách CSSK, phòng ngừa bệnh tật, trang bị cho chúng tôi kiến thức về việc CSSK, những NCT ốm yếu khi tham gia hoạt động này thì được tình nguyện viên và nhân viên mô hình cấp phát thuốc, hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày và hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tật, bản thân tôi có nhiều thay đổi khi tham gia hoạt động CSSK trong mô hình”(PVS bà Lê Thị Mần, 67 tuổi, thuộc CLB liên thế hệ xã Hoằng Lưu).
Phân theo địa bàn nghiên cứu: Những trợ giúp NCT nhận được khi tham gia hoạt động CSSK theo địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch. Biểu 2.2. thể hiện kết quả khảo sát như sau:
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Ở trợ giúp “Được cấp phát thuốc khi ốm đau” trong tổng sống 200 NCT tham gia điều tra thuộc địa bàn 2 xã, tỷ lệ này ở xã Hoằng Lưu chiếm cao hơn xã Hoằng Trạch (55,1% và 44,9%) theo khảo sát thực tế thì tỷ lệ NCT có sức khỏe yếu và tuổi cao ở địa bàn xã Hoằng Lưu cao hơn so với địa bàn xã Hoằng Trạch. Vì vậy, số NCT nhận được sự trợ giúp này có sự chênh lệch giữa 2 địa bàn.
Trong trợ giúp “Được hướng dẫn cách phòng bệnh” tỷ lệ ở cả 2 địa bàn khá tương đồng nhau, địa bàn xã Hoằng Trạch là 50,3% và địa bàn xã Hoằng Lưu là 49,7%, sở dĩ ở sự trợ giúp này không có sự chênh lệch lớn bởi do đây là một trong những trợ giúp cơ bản nhất mà bất cứ NCT nào khi tham gia hoạt động CSSK đều nhận được thường xuyên tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe riêng của mỗi NCT, theo chia sẻ của các tình nguyện viên và cán bộ nhân viên trong các CLB của mô hình liên thế hệ, trong các chương trình truyền thông, tập huấn họ thường xuyên lồng ghép các hoạt động này gắn với việc hướng dẫn NCT cách phòng bệnh hiệu quả và có những trường hợp thực tế để minh họa cho NCT quan sát, các chương
0 10 20 30 40 50 60 Được câp phát thuốc khi ốm đau Được hướng dẫn cách phòng bệnh Được hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày Được trang bị kiến thức, kỹ năng CSSK
Được đưa đi khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế 55.1 49.7 54.3 52.9 46.7 44.9 50.3 45.7 47.1 53.3
Biểu 2.2. Trợ giúp NCT nhận được khi tham gia hoạt động CSSK theo địa bàn nghiên cứu hoạt động CSSK theo địa bàn nghiên cứu
(Đơn vị: %; N=200)
trình và hoạt động này đều được triển khai tổ chức thường xuyên tại địa bàn cả 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch.
Số NCT cho biết họ nhận được sự trợ giúp “Được hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày” có sự chênh lệch lớn ở địa bàn 2 xã, trong đó địa bàn xã Hoằng Lưu chiếm tỷ lệ có hơn hẳn với 54,3% số NCT trả lời, trong khi ở địa bàn xã Hoằng Trạch là 45,7%, sự chênh lệch này xuất phát từ điều kiện sức khỏe thực tế của NCT tại địa bàn 2 xã có sự khác biệt, theo khảo sát cho thấy và theo như chia sẻ của cán bộ mô hình liên thế hệ tự giúp nhau và cán bộ địa phương thì ở địa bàn xã Hoằng Lưu tỷ lệ NCT có sức khỏe yếu, bị bệnh tật mãn tính, có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn, thuộc gia đình hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn, nên CLB thường cử tình nguyện viên xuống trợ giúp NCT thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, vận động, đi lại, vệ sinh hằng ngày; hoạt động này được tình nguyện viên thực hiện rất tốt ở địa bàn cả 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch.
Số NCT cho biết họ nhận được sự trợ giúp đó là “Được trang bị kiến thức, kỹ năng CSSK” khi tham gia hoạt động CSSK trong mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau có sự khác biệt không lớn tại địa bàn 2 xã, trong đó tại địa bàn xã Hoằng Lưu là 52,9% và tại địa bàn xã Hoằng Trạch thấp hơn là 47,1%, sự chênh lệch khác biệt này có thể lý giải di do tần suất tổ chức các chương trình truyền thông, tuyên truyền về rèn luyện sức khỏe, trang bị kiến thức, kỹ năng về CSSK có sự khác biệt ở 2 địa bàn, tại địa bàn xã Hoằng Lưu số NCT có nhu cầu CSSK cao hơn so với địa bàn xã Hoằng Trạch. Chính vì vậy, các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng CSSK được tổ chức thường xuyên hơn tạo nên sự khác biệt trên giữa 2 địa bàn.
Có sự khác biết theo hướng đảo ngược lại ở trợ giúp “Được đưa đi khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế” số NCT nhận được trợ giúp này chiếm tỷ lệ cao hơn tại địa bàn xã Hoằng Trạch (53,3%) và thấp hơn là địa bàn xã Hoằng Lưu (46,7%), sở dĩ có sự chênh lệch và khác biệt này là do nhu cầu được đưa đi khám chữa bệnh định kỳ tại cơ sở y tế ở NCT địa bàn xã Hoằng Trạch cao hơn, NCT nhận thấy vai trò của việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa bệnh có nhiều lợi ích,
bên cạnh đó điều kiện sức khỏe tốt hơn nên NCT xã Hoằng Trạch có điều kiện đi lại thuận tiện hơn so với NCT xã Hoằng Lưu.
Phân theo nhóm tuổi nghiên cứu: Những trợ giúp NCT nhận được khi tham gia hoạt động CSSK theo 3 nhóm tuổi 60-64, 65-69 và 70-80. Biểu 2.3. thể hiện kết quả khảo sát như sau:
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Mục đích của hoạt động CSSK là giúp cho NCT có cơ hội rèn luyện sức khỏe, trang bị cho NCT các kiến thức, kỹ năng để CSSK và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là những NCT có sức khỏe yếu, có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn còn nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ đội ngũ tình nguyện viên của mô hình và có những can thiệp hỗ trợ sâu hơn, thường xuyên hơn so với những NCT khác. Từ kết quả khảo sát 200 NCT tại 2 địa bàn xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch có thể thấy, ở tất cả các sự trợ giúp mà NCT nhận được khi tham gia hoạt động CSSK từ mô hình liên thế hệ tự giúp nhau, có sự khác biệt khá rõ nét ở các nhóm tuổi; đặc điểm chung là những NCT thuộc nhóm tuổi cao hơn nhận được sự hỗ nhiều hơn và thường xuyên hơn, cụ thể:
Ở sự trợ giúp “Được cấp phát thuốc khi ốm đau” chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 70-80 với 37,7% (cao gấp 1,3 lần so với nhóm tuổi 60-64); chiếm tỷ lệ thấp
0 10 20 30 40 50 60
Được đưa đi khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế
Được trang bị kiến thức, kỹ năng CSSK
Được hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày Được hướng dẫn cách phòng
bệnh
Được cấp phát thuốc khi ốm đau
55.6 19.6 37.0 41.9 37.7 22.2 39.2 33.4 45.2 33.3 22.2 41.2 29.6 12.9 29.0
Biểu 2.3. Trợ giúp NCT nhận được khi tham gia hoạt động CSSK theo nhóm tuổi
(Đơn vị:%; N=200)
hơn là nhóm tuổi 65-69 với 33,3% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 60-64 với 29,0%, sở dĩ có sự khác biệt này theo kết quả khảo sát cũng như ý kiến chia sẻ từ cán bộ và tình nguyện viên cho biết những NCT trong các CLB khi tham gia hoạt động CSSK thì hầu như đều được khám bệnh định kỳ để biết tình trạng sức khỏe, những NCT có bệnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì đều được cấp phát thuốc; những NCT có bệnh mãn tính thường xuyên ốm đau thì được chăm sóc, trợ giúp thường xuyên hơn, chủ yếu nằm ở đối tượng NCT tuổi cao, sức khỏe yếu.
Trong sự trợ giúp “Được hướng dẫn cách phòng bệnh” chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 65-69 với 45,2%; chiếm tỷ lệ thấp hơn ở nhóm tuổi 70-80 với 41,9% và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở nhóm tuổi 60-64 với 12,9%, thông thường hoạt động này được tổ chức theo hai hình thức: hình thức thứ nhất là truyền thông chung tại CLB với sự tham gia của tất cả NCT nhằm hướng dẫn NCT biết cách phòng bệnh, hình thức thứ hai là đội ngũ tình nguyện viên thường xuyên đến nhà hỗ trợ và hướng dẫn trực tiếp NCT các cách phòng bệnh tại nhà. Cũng ở sự trợ giúp “Được hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày” cũng tương tự nhưng không có sự chênh lệch khác biệt nhiều giữa các nhóm tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 70-80 (37,0%); tỷ lệ thấp hơn là nhóm tuổi 65-69 (33.4%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 60-64 (29,6%) nhận được sự trợ giúp này chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi cao do NCT có sức khỏe yếu hoặc có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn điều kiện hay ốm đau, thì mô hình sẽ cử tình nguyện viên đến hỗ trợ NCT trong các sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, tắm rửa, vận động... thường xuyên hơn.
Ở Trợ giúp “Được trang bị kiến thức, kỹ năng CSSK” chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 60-64 (41,2%); chiếm tỷ lệ thấp hơn ở nhóm tuổi 65-69 (39,2%) và thấp nhât ở nhóm tuổi 70-80 (19,6%), hoạt động này được tổ chức thường xuyên qua các buổi truyền thông, tập huấn cho cả CLB; hoạt động này thu hút được nhiều NCT tham gia nhưng chủ yếu tập trung ở nhóm NCT trong độ tuổi thấp do họ có điều kiện đi lại và năng nổ hơn khi tham gia các hoạt động tập huấn do điều kiện sức khỏe. Chính vì vậy, yếu tố sức khỏe chính là rào cản lớn hạn chế sự tham gia của NCT thuộc nhóm tuổi lớn hơn trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Ở sự trợ giúp “Được đưa đi khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế” chiếm tỷ lệ khá cao ở
nhóm tuổi 70-80 với 55,6%, trong khi hai nhóm tuổi còn lại là 60-64 và 65-69 đều chiếm cùng tỷ lệ là 22,2%, ở sự trợ giúp này theo chia sẻ của NCT, cán bộ mô hình và tình nguyện viên cho biết chỉ áp dụng đối với những NCT khó khăn trong việc đi lại, có sức khỏe yếu, sống cô đơn, bị khuyết tật, bị hạn chế đi lại... thì theo định kì khám bệnh tại các cơ sở y tế hàng tháng, thì họ được tình nguyện viên đến mang đi khám bằng dịch vụ bảo hiểm y tế dành cho đối tượng NCT khó khăn.
Những thay đổi của NCT khi tham gia hoạt động CSSK trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Biểu 2.4. thể hiện kết quả khảo sát như sau:
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu)
Hoạt động CSSK với những hoạt động trợ giúp như: Trang bị kiến thức - kỹ năng CSSK, cấp phát thuốc khi ốm đau, hướng dẫn cách phòng bệnh, hỗ trợ sinh hoạt hằng ngày, đưa đi khám bệnh định kỳ tại cơ sở y tế... đã có tác động không nhỏ tới sức khỏe NCT, giúp NCT cải thiện được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, những tác động đó đã tạo nên sự thay đổi rõ rệt cả bên trong và bên ngoài ở NCT.
Trong tổng số 200 NCT thuộc địa bàn 2 xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Trạch tham gia khảo sát, số NCT cho biết bản thân sau khi tham gia hoạt động CSSK, nhận được sự trợ giúp của mô hình và bản thân đã có thay đổi nhiều nhất đó là “Biết cách chăm sóc sức khỏe” chiếm 81,5% NCT tham gia trả lời; Chiếm tỷ lệ
0 20 40 60 80 100 Sức khỏe được duy trì và cải thiện tốt Có kiến thức phòng tránh bệnh tật Biết cách chăm sóc sức khỏe Tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe 76.5 64.5 81.5 44.0
Biểu 2.4. Những thay đổi của NCT khi tham gia hoạt động CSSK
cao thứ hai thuộc về nhóm NCT cho biết bản thân có sự thay đổi đó là “Sức khỏe được duy trì và cải thiện tốt” với 76,5% NCT tham gia trả lời, đây chính là những kết quả phản ánh những can thiệp và trợ giúp từ hoạt động CSSK của mô hình đã tạo nên những thay đổi tích cực cho NCT đang sinh hoạt trong mô hình. Số NCT cho biết bản thân có sự thay đổi “Có kiến thức phòng tránh bệnh tật” chiếm tỷ lệ thấp hơn với 64,5% số NCT tham gia trả lời và 44,0% số NCT cho biết bản thân có sự thay đổi đó là “Tích cực tham gia rèn luyện sức khỏe”.
Từ kết quả đạt được này có thể thấy, những can thiệp - trợ giúp trong hoạt động CSSK từ phía mô hình liên thế hệ tự giúp nhau đã phát huy tốt tác dụng, từ công tác tổ chức hoạt động cho đến đội ngũ cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên đều tham gia hoạt động trợ giúp NCT rất hiệu quả và có trách nhiệm, đây chính là tiền đề, là nền tảng tốt để tiếp tục thu hút NCT bên ngoài cộng đồng tham gia sinh hoạt trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau. Sau đây là chia sẻ của đại diện NCT tham gia mô hình và tình nguyện viên trực tiếp tham gia trợ giúp NCT trong hoạt động CSSK của mô hình:
* Ý kiến chia sẻ của NCT đang tham gia hoạt động CSSK trong mô hình liên thế hệ tự giúp nhau: “Tôi thấy thay đổi rõ nét nhất của bản thân khi tham gia hoạt động CSSK trong mô hình đó là sức khỏe được duy trì và cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, tôi thấy bản thân có kiến thức và hiểu biết hơn về cách CSSK, phòng tránh bệnh tật, những thay đổi về tình trạng sức khỏe của của bản thân giúp tôi tin tưởng và tích cực hơn để tham gia rèn luyện sức khỏe” (PVS bà Lê Thị Điểm, 71 tuổi, thuộc CLB liên thế hệ xã Hoằng Trạch).
* Ý kiến chia sẻ từ tình nguyện viên trực tiếp tham gia trợ giúp NCT trong hoạt động CSSK của mô hình liên thế hệ tự giúp nhau: “Tham gia trực tiếp chăm sóc - trợ giúp NCT tại CLB liên thế hệ xã Hoằng Trạch được hơn 3 năm, tôi thấy