Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và pháttriển các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 42 - 47)

1.2. Sự chỉ đạo thực hiện

1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và pháttriển các

các nguồn lực cho nông nghiệp

Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi: với đặc trƣng là huyện thuần

nông, ngay sau khi có chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Thạch Thất đã tiến hành khẩn trƣơng thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hƣớng tích cực. Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ độc canh cây lƣơng thực sang nền nông nghiệp đa dạng, có nhiều nông sản hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, Đảng bộ Thạch Thất tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, năm 2007 năng suất lúa cả năm đạt 52,40 tạ/ ha. Đến năm 2010 năng suất lúa cả năm đạt 54,6 ta/ ha. Thực hiện chƣơng trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững, huyện đã tạo ra bƣớc đột phá trong sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2005 – 2008, đối sản xuất lƣơng thực, diện tích trồng lúa giảm 3,6%. Năm 2005 trồng trọt chiếm 52,4%, chăn nuôi chiếm 47,6%. Đến năm 2008 chăn nuôi tăng chiếm 55% trở lên giá trị sản xuất nông nghiệp, trồng trọt lại giảm xuống chiếm 45% giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhƣ vậy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi.

Trong quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế n gành nông nghiệp, Đảng bộ chú trọng chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi theo mô hình chuyên canh, đa canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các vùng chuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm, nông sản. Vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao ở các xã Hƣng Ngải, Đại Đồng, Hạ Bằng, Phú Kim, Lại Thƣợng, Dị Nậu, Thạch Xá, Chàng Sơn; vùng sản xuất rau an toàn ở xã Hƣơng Ngải, Dị Nậu; vùng trồng thanh long ruột đỏ, cây ăn quả nhƣ ở các xã Kim Quan, Bình Yên, Yên Bình, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Tân xã; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Bình Yên, Thạch Hòa, Tiến xuân, Yên Bình, Yên Trung, lại thƣợng; chăn nuôi thủy sản tập trung ở các xã Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Dị Nậu, Phú Kim.

Phát triển mô hình trang trại nông nghiệp: Đảng bộ chỉ đạo đẩy mạnh

công tác dồn điền đổi thửa để phát triển kinh tế trang trại, vƣờn trại và khuyến khích chuyển đổi những diện tích vùng trũng sang trồng cây và chăn nuôi theo quy mô tập trung, công tác chuyển đổi ruộng đất tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các mô hình kinh tế trang trại. Công tác dồn điền đổi thửa luôn đƣợc tập trung đẩy mạnh, toàn huyện có 9016,17 ha diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2010 đã dồn điền đổi thửa đƣợc 464 ha sang mô hình phát triển kinh tế trang trại. Đến năm 2010, toàn huyện có 8 trang trại chăn nuôi, trong đó Lại Thƣợng là 3 trại; Tiến Xuân 5. Có 4 trang trại tổng hợp, trong đó Đại Đồng 1 trại; Cẩm Yên 1 trại;Kim Quan một trại; Cẩm Yên một trại.[4; 315]

Chỉ đạo phát triển các nguồn lực cho nông nghiệp

Xây dựng đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: nhất là đội ngũ cán bộ chủ

chốt, huyện ủy mở đƣợc 99 lớp với 9.354 lƣợt học viên tham giự, bằng nhiều loại hình đào tạo, bồi dƣỡng. Đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ tự túc đi học để nâng cao trình độ. Do đó chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt xã, thị trấn đƣợc nâng lên, so với nhiệm kỳ trƣớc, số cán bộ xã, thị trấn có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên tăng 11,8% và có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên tăng 6,36%.

tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp. Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hƣớng bền vững. Vì vậy, Đảng bộ huyện Thạch Thất cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Phần lớn ngƣời lao động ở nông thôn chƣa qua đào tao, bởi vậy huyện ủy đã phối kết hợp với phòng kinh tế huyện, Hội nông dân tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, hƣớng dẫn bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật mới, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho lao động ở nông thôn. Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/ 11 /2009 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề

cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Điều đó khẳng định đào tạo nghề

cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng - xã hội nông thôn: trong hai năm 2007 –

2008, thực hiện nguồn vốn kích cầu của chính phủ, Huyện ủy đã chủ trƣơng đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, trƣờng học, trạm y tế và cải tạo trụ sở UBND các xã, thị trấn. giai đoạn này toàn huyện xây dựng 246 công trình với số tiền 629,789 tỷ đồng, đến năm 2008, gần 50% đƣờng giao thông nông thôn đƣợc bê tông hóa (166km đƣờng); gần 100% trƣờng học đƣợc xây dựng kiên cố, cao tầng và quy hoạch khuân viên chuẩn quốc gia, 168 nhà văn hóa thôn và 33 sân chơi thể thao đƣợc xây dựng. Chƣơng trình giao thông nông thôn đã có 73,26% đƣờng trục xã, liên xã, liên thôn, 27,42% ngõ xóm, 5,31% đƣờng trục nội đồng đã đƣợc trải nhựa, cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và việc đi lại của nhân dân.

Công tác đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, đƣợc huyện ủy, các cấp chính quyền tập trung đầu tƣ xây dựng với nguồn kinh phí tăng hơn hẳn so với trƣớc. Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện lực đƣợc quan tâm đầu tƣ, các đƣờng xã đƣợc nâng cấp, hằng năm ngân sách đầu tƣ gần 200 tỷ đồng, năm 2010 cơ bản đƣờng liên thôn và đƣờng làng đƣợc bê

tông hóa, 100% các xã có trạm y tế, 100% các xã có bác sỹ, hệ thống thông tin, hệ thống điện, và trang bị cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ nâng cấp.

Từ năm 2006 – 2010, các công trình giao thông trên địa bàn huyện đƣợc xây dựng gồm có: đƣờng làng nghề Hữu Bằng – Phùng Xá – Dị Nậu, xong trong năm 2006. Đƣờng làng nghề Thạch Xá dài 2 Km. Đƣờng làng nghề Hạ Bằng – Cần Kiệm, dài 7Km xong năm 2006. Đƣờng Cống Đặng – Ngọc Bài, dài 6Km hoàn thành năm 2007. Các công trình nƣớc sạch nông thôn đƣợc xây dựng ở Liên Quan, Dị Nậu, Đại Đồng, Thạch Xá, Chàng Sơn…điện lực: xây dựng mới 92 trạm biến áp, xây dựng 95Km đƣờng dây

Thủy lợi:để phục vụ tốt sản xuất, Huyện ủy chỉ đạo các ngành,các cấp

đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.Với phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn đƣợc xây dựng và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Hàng năm huyện đầu tƣ xây dựng và tu sửa các trạm bơm, hệ thống kênh mƣơng đảm bảo tƣới tiêu phục vụ sản xuất. Năm 2008 huyên có 82 trạm bơm tƣới, 8 trạm bơm tiêu với tổng công suất hàng chục vạn m3/h, đảm bảo cho 84,13% diện tích canh tác chủ động tƣới tiêu. Đẩy mạnh cứng hóa kênh mƣơng, toàn huyện đã đầu tƣ trên 12 tỷ đồng xây dựng 72,4 km kênh cấp ba và bốn. Ngoài ra hàng năm huyện còn đầu tƣ hàng trăm triệu đồng phục vụ công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, mô hình sản xuất mới và công tác bảo vệ thực vật. Nâng cấp hệ thống tƣới tiêu ở Bình Phú, Tân Xã, trạm bơm Săn…

Khoa học công nghệ: đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học –

công nghệ vào trong nông nghiệp, nông thôn đƣợc Đảng bộ Thạch Thất luôn coi trọng và ngày càng phát triển nhanh chóng. Từ công việc ngoài đồng ruộng, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản và chế biến nông sản đến lƣu thông, vận chuyển tới tay ngƣời tiêu dùng đều đƣợc thực hiện kịp thời và hiệu quả. Mức độ điện khí hóa trong nông nghiệp và nông thôn ngày một tăng. Trong chế biến nông sản, máy xay sát thay thế hoàn toàn cho cối xay thủ công. Đặc biệt, cơ giới hóa trong khâu làm đất, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch lúa... đã đƣợc phổ biến trên toàn bộ các địa bàn huyện. Điều này đã góp phần giải phóng sức

lao động, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn.

Tăng cường công tác quản lý đất đai:năm 2005, toàn huyện UBND

huyện đã hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính khu dân cƣ các xã, thị trấn, hƣớng dẫn các xã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm. Đến năm 2008, toàn huyện đã cấp đƣợc 98% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đạt 89,8% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân. Đồng thời đã kiểm điểm, đền bù giải phóng mặt bằng đƣợc 428,69 ha đất đai giao cho các dự án, cơ bản đảm bảo về tiến độ, thời gian và đúng pháp luật.

Trong quản lý đất đai, các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 03-CT/HU và quyết định số 01-QĐ/UBND của ủy ban nhân dân huyện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủyđảng và trách nhiệm của các phòng, ban, Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trƣờng, và khoáng sản trên địa bàn huyện. Do vậy, tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích cơ bản đƣợc ngăn chặn, từng bƣớc đƣa công tác quản lý đất đai vào nền nếp, góp phần ổn định ở địa bàn huyện, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng bộ, chiu bộ.

Tài chính ngân hàng:hoạt động của các ngành tài chính, kho bạc, ngân

hàng, tín dụng có nhiều tiến bộ và tăng trƣởng khá. Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm đều đạt và vƣợt chỉ tiêu cấp trên giao. Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện hoạt động có hiệu quả, nhất là cho vay phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho nhân dân trong huyện.

Cơ sở vật chất – kỹ thuất:công tác phòng, chống dịch bệnh đƣợc thực

hiện thƣờng xuyên, Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện vệ sinh và tổ chức tiêm phòng, khử độc tiêu trùng trên địa bàn huyện, đặc biệt năm 2006, trên địa bàn huyện sẩy ra dịch tả ở xã Hữu Bằng, dịch cúm gia cầm H5N1 ở Lại Khánh (Lại Thƣợng) và xã Canh Nậu, Huyện Ủy đã chỉ đạo các ngành, các cấp, khoanh vùng dập dịch,

tiêu hủy toàn bộ số gia cầm trên địa bàn huyện để tránh lây lan. Từ năm 2008 đến 2010 công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia xúc, gia cầm và vệ sinh thú y luôn đƣợc đảm bảo, tỷ lệ lợn ngoại và lợn hƣớng nạc đạt 85%, tỷ lệ đàn bò lai sinh đạt 95% tổng đàn.

Dịch vụ trong nông nghiệp: một trong những nhân tố vô cùng quan

trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển là dịch vụ nông nghiệp. Các loại dịch vụ nông nghiệp đang có chiều hƣớng phát triển mạnh góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn.

Chợ: hoạt động thƣơng mại, dịch vụ đƣợc duy trì phát triển, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Cùng với thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển thƣơng mại, dịch vụ, giao lƣu hàng hóa, Huyện ủy chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng. Hệ thống chợ, cửa hàng thƣơng mại phát triển mạnh trong từng làng xã. Giao lƣu thƣơng mại diễn ra tấp nập với khối lƣợng hàng hóa lƣu thông ngày càng lớn. Nền kinh tế hàng hóa đã thấm sâu vào đời sống kinh tế của Thạch Thất. Toàn huyện có 14 chợ, trong đó có một chợ trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)