Chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 47 - 53)

1.2. Sự chỉ đạo thực hiện

1.2.2. Chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp trong những năm từ 2008 đến năm 2010 có nhiều biến động. Năm 2008 nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vụ xuân thì hạn hán nghiêm trọng, rét đậm, rét hại kéo dài, vụ đông mƣa úng lớn gây thiệt hại toàn bộ diện tích cây vụ đông và hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc có nguy cơ tiềm ẩn. Những năm sau đó, do tình hình suy thoái kinh tế thế giới, trong nƣớc có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác lănh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện. Song dƣới sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, tập trung cao của HĐND-UBND huyện thạch thất, cùng với tinh thần cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân đã vƣợt qua mọi khó khăn do thiên tai gây ra, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt đƣợc những kết quả khá toàn diện. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2010 ƣớc đạt 157.875 triệu đồng, bằng 100,8%

kế hoạch, tăng 4,1% so năm 2009. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ƣớc đạt 176.215 triệu đồng ; bằng 100,3% kế hoạch; tăng 3,1% năm 2009.[4; 315]

Về trồng trọt

Trƣớc diễn biến khó khăn về thời tiết, hạn hán. HĐND, UBND đã chỉ đạo gieo trồng vụ xuân, vụ mùa đảm bảo đúng thời vụ và cơ cấu, chuyển đổi hơn 200 diện tích cấy lúa khó khăn về trồng lúa sang cây trồng cạn, đƣa một số giống cây màu, lúa tiến bộ, chất lƣợng cao vào sản xuất. Trong khi chờ UBND thành phố phê duyệt các dự án rau, hoa; huyện hỗ trợ kinh phí tiếp tục triển khai mô hình sản xuất 3ha rau các loại tại xã Hƣơng Ngải, trong đó có 1ha rau sản xuất trong nhà lƣới, trồng mới 1,5 ha hoa tại xã Yên Bình, duy trì chăm sóc tốt 6ha cây thanh long ruột đỏ tại xã Kim Quan, Bình Yên và trạm khuyến nông huyện.

Nông nghiệp huyện chuyển đổi theo hƣớng hiệu quả và bền vững, đƣợc cấp ủy và chính quyền huyện chỉ đạo sát sao nhƣ mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả; tăng cƣờng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả. Huyện đã bổ sung quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đạt giá trị cao 286 ha (trong đó 5 ha trồng hoa, 46 ha rau sạch, 35 ha thanh long, 200 ha trồng lúa chất lƣợng cao). Bƣớc đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hóa tập trung với năng suất và giá trị kinh tế cao nhƣ: vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao ở các xã Hƣơng Ngải, Đại Đồng, Hạ Bằng, Phú Kim, Lại Thƣợng, Thạch Xá, Chàng Sơn, Canh Nậu; Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Hƣơng Ngải, Dị Nậu; vùng trồng thanh long ruột đỏ, cây ăn quả Kim Quan, Bình Yên, Yên Bình, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Tân Xã; Vùng chăn nuôi gia súc gia cầm ở Bình Yên, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Lại thƣợng. Đến năm 2010, có 100% giống lúa cấp 1 hóa; 100% diện tích cây màu nhƣ: ngô, đỗ tƣơng đƣợc deo trồng bằng giống thuần và lai có năng suất chất lƣợng cao. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và vệ sinh thú y luôn đƣợc đảm bảo, tỷ lệ lợn ngoại và hƣớng nạc đạt 85%, tỷ lệ đàn bò lai sind đạt 95% tổng đàn; 10 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, các loại hình dịch vụ nông nghiệp đang

có chiều hƣớng phát triển mạnh góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn.

Sản lƣợng lƣơng thực cả năm, năm 2007 năng suất lúa cả năm 52,40 tạ/ha; sản lƣợng là 46.584 tấn; Năm 2008, năng suất 58,77 tạ/ha; sản lƣợng 56.051 tấn. Năm 2009, năng suất lúa cả năm 54.3 tạ/ha; năm 2010 là 54.6 tạ/ha; năm 2009 sản lƣợng lƣơng thực 54833.8 tấn; năm 2010 sản lƣợng 53529.5 tấn; trong đó chia ra các vụ nhƣ sau.

Các vụ mùa: năm 2008, toàn huyện có 4.698,5 ha lúa vụ mùa; năng

suất 56,75 tạ/ha; sản lƣợng 26.664,6 tấn. Vụ mùa năm 2009 toàn huyện gieo trồng đƣợc 5.025 ha, trong đó cây lúa 4.497 ha, đạt 95,68% diện tích so với kế hoạch; năng suất bình quân đạt 50,8 tạ/ha; sản lƣợng là 24.844,76 tấn; cây màu hè thu trồng đƣợc 528 ha, đạt 105,6% diện tích so với kế hoạch, trong đó cây ngô 91 ha, cây lạc 176 ha, khoai lang 65 ha, đậu đỗ 54 ha, rau màu các loại 142 ha. Năm 2010, diện tích lúa vụ mùa 4625 ha; năng suất 50,1 tạ/ha; sản lƣợng 23181.6 tấn. Cây màu hè thu trồng đƣợc 528 ha, đạt 105,6% diện tích.

Các vụ xuân: năm 2008, huyện có 4.283 ha lúa vụ xuân; năng suất 61

tạ/ha; sản lƣợng 26.126 tấn. Năm 2009, diện tích cấy lúa 4.846,2 ha đạt 101,17% diện tích kế hoạch; năng suất bình quân 57,2 tạ/ha; giảm so kế hoạch 2,8 tạ/ha; sản lƣợng 27.720,26 tấn, giảm so với kế hoach là 1.019,74 tấn. Diện tích cây màu các loại 1.299,1 ha; bằng 108,4% kế hoạch, vƣợt kế hoạch giao 101,1 ha; năng suất đạt kế hoạch đề ra . Trong đó cây ngô 124 ha; khoai lang 103 ha; cây sắn 510 h; cây lạc 278 ha; đậu đỗ các loại 54,6 ha; rau màu các 229,5 ha. Năm 1010, có 2724 ha diên tích đất vụ xuân; năng suất 58.9 tạ/ha; sản lƣợng 27847.04 tấn.

Các vụ đông: diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng năm

2008. Cây ngô: toàn huyện có 179 ha; năng suất 34,7 tạ/ha; sản lƣợng 621,5 tấn. Năm 2010, có 567 ha; năng suất 44 tạ/ha; sản lƣợng 2501 tấn. Khoai lang: diện tích 391,3 ha; năng suất 62,6 tạ/ha; sản lƣợng 2452,1 tấn. Năm 2010, diện tích 280 ha; năng suất 102 tạ/ha; sản lƣợng 2845 tấn. Cây lạc: diện tích 368 ha; năng suất 20,9 tạ/ha; sản lƣợng 770 tấn. Năm 2010, diện tích cây

lạc là 317 ha; năng suất 17 tạ/ha; sản lƣợng 547 tấn. Cây đỗ tƣơng năm 2008, diện tích 251,8 ha; năng suất 9,1 tạ trên ha; sản lƣợng 227 tấn. Năm 2010, diện tích cây đỗ tƣơng 492 ha; năng suất 16 tạ/ ha; sản lƣợng 780 tấn. Cây rau, đậu các loại năm 2008 huyện có 610,72 ha; sản lƣợng 5.985,6 tấn. Năm 2010 diện tích rau, đậu các lại 596.3 ha; sản lƣợng 105545.1 tấn.

Chăn nuôi

Đẩy mạnh chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa, cá, vịt). Tính từ năm 2008 đến năm 2010, Thạch Thất đã đƣa chăn nuôi phát triển theo hƣớng hàng hoá, tăng cƣờng nâng cao hiệu xuất của chăn nuôi để chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tính đến năm 2010 tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện khá ổn định, duy trì khoảng gần 677.938 con. Huyện đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách ƣu đãi về mặt bằng, nguồn vốn… đồng thời tích cực tuyên truyền, phổ biến phƣơng thức chăn nuôi mới, công nghiệp và bán công nghiệp, khuyến khích xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ. Với nguồn giống chất lƣợng cao, thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lƣợng, UBND huyện đã tăng cƣờng đẩy mạnh công tác kiểm tra dịch bệnh, chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả đối với dịch tai xanh ở lợn tại bốn hộ thuộc xã Cần Kiệm; dịch cúm gia cầm tại 03 hộ thuộc ba xã Phùng Xá, Tân Xã, quản lý tốt khâu giết mổ, tổ chức vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn toàn huyện, do đó dịch bệnh lớn không xảy ra. kết hợp với phòng, chống dịch bệnh, huyện đang tiến tới xây dựng thƣơng hiệu thịt lợn sạch, khẳng định uy tín, chất lƣợng trên thị trƣờng Hà Nội, Hải Phòng và nhiều khu vực khác. Tuy nhiên do suy giảm kinh tế nên chăn nuôi có xu hƣớng giảm. Theo số liệu thống kê từ năm 2008 đến năm 2010 diễn ra nhƣ sau: đàn trâu, theo số liệu thống kê năm 2008 có 4835 con, năm 2009 có 4905 con, năm 2010 là 4305 con; đàn bò: năm 2008 có 6891 con, năm 2009 lên 7216 con, năm 2010 giảm còn 5490 con; đàn lợn: năm 2008 có 72479 con, năm 2009 lên 74.850 con, đến năm 2010 giảm còn 60143 con; đàn gia cầm: năm 2008 có 562.935 con, năm 2009 tăng lên 632.500 con, năm 2010 giảm còn 608.000 con.

Bảng 1.1. Số lượng và sản lượng gia cầm, gia súc năm 2010

Năm Trâu Lợn Gia cầm

Số lượng (con) 2006 1510 8155 54448 550259 2007 1639 8363 60189 578380 2008 4835 6891 72479 562935 2009 4905 7216 74850 632500 2010 4305 5490 60143 608000 Sản lượng (tấn) 2006 400.3 75.6 8046.6 1519.8 2007 159.297 7290.347 1239.5 2008 2009 81.6 346 6220 664.4 2010 88.6 255 5155 1156.2

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Thất từ 2006 – 2010 [55; 15]

Tiểu kết Chương 1

Nắm bắt đƣợcđặc điểm của huyện, vốn là một huyện thuần nông với xuất phát điểm phát triển kinh tế còn thấp, lao động thủ công, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật kém, cơ sở vật chất còn thiếu thốn… Đảng bộ huyện Thạch Thất, đƣợc sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, ngay từ khi vừa mới sáp nhập (năm 2008), đã chỉ đạo tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển nghề mới. Huyện đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa phƣơng. Bên cạnh đó là sự quyết tâm của bà con nông dân huyện đã khắc phục những khó khăn, vƣợt qua thử thách về thiên tai với trận lụt lịch sử vào năm 2008, vƣợt qua những trở ngại của nền kinh tế những năm khủng hoảng và đạt nhiều thành tựu mới. Cơ cấu KTNN có sự chuyển dịch tích cực. Trồng trọt và chăn nuội tiếp tục phát triển; cơ cấu cây trồng, vật

nuôi chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, hình thành nên những vùng chuyên canh từng bƣớc gắn liền phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu; chú trọng phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc về KTNN, Đảng bộ huyện Thạch Thất trong quá trình chỉ đạo còn những tồn tại, hạn chế. Việc quản lý khu vực kinh tế tập thể, nhất là các HTX nông nghiệp còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, chƣa tạo đƣợc sản phẩm hàng hóa nông nghiệp sạch, có thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Công tác thủy lợi, giao thông nông thôn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn hạn chế.Thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; ô nhiễm môi trƣờng ở nông thôn, đặc biệt ở các làng nghề, nơi chăn nuôi tập trung và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cƣ có xu hƣớng ngày càng tăng. Trƣớc những tồn tại đó, Đảng bộ đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm qua các kỳ Đại hội đểđề ra đƣợc phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển KTNN ở giai đoạn sau hiệu quả hơn.

Chƣơng 2

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)