Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 53 - 70)

Từ năm 2011 trở lại đây, trong quá trình cùng với cả nƣớc xây dựng nền kinh tế xã hội, Thạch Thất có nhiều thay đổi. Trong cơ cấu sử dụng đất, do Thạch Thất vốn là huyện thuần nông nên đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng. Từ năm 2011 trở lại đây, đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Từ 9,016.17 ha, năm 2011, giảm xuống còn 6261.70 ha năm 2015. Đất chuyên dùng và đất ở có xu hƣớng tăng, đất thổ cƣ năm 2011 là 8,473.35 ha đến năm 2015 tăng lên 1560.60 ha. Đất chuyên dùng năm 2015 là 6230.71 ha. Đặc biệt, từ những năm 2011 trở lại đây, cơ cấu sử dụng đất Thạch Thất xuất hiện một loại đất mới, đó là đất đô thị. Những chuyển biến đó xuất phát từ thực tiễn yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các trục đƣờng giao thông lớn, nhu cầu mở rộng đô thị và các khu, cụm, điểm công nghiệp. Nhƣ đƣờng cao tốc láng Hòa Lạc; khu công nghệ cao láng Hòa Lạc; khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai…

Đặc biệt, theo kế hoạch của thành phố Hà Nội giao, sau hai đợt dồn điền, đổi thửa thành công, hiện mỗi hộ nông dân ở Thạch Thất chỉ có từ 1 đến 2 thửa, bình quân 2,6 ô/hộ. Đây là một trong những điều kiện cho nông dân Thạch thất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các hộ nông dân tích cực, hăng say kiến thiết đồng ruộng, từng bƣớc xây dựng các mô hình trang trại mới trong sản xuất nông nghiệp, sát với đặc trƣng thổ nhƣỡng và thị trƣờng địa phƣơng. Áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo phƣơng thức luân canh mới. Tận dụng bờ ruộng trồng cây ăn quả góp phần tích cực vào đổi mới cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Bên cạnh đó, Đảng bộ Thạch thất lãnh đạo và quản lý sát sao trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời dân. Với việc giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân đã làm thay đổi căn bản quan hệ ruộng đất ở nông thôn ở Thạch Thất. Với chính sách giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho các hộ nông dân và những biện pháp cải tiến trong quản lý nông nghiệp đã tạo ra những bƣớc phát triển mới cho nền KTNN huyện. Từ khi ngƣời dân đƣợc làm chủ ruộng đất đã tích cực, tăng cƣờng đầu tƣ công sức, vốn, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, sản lƣợng cây trồng.

Cùng với những đặc điểm mới đó là tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Đảng bộ Thạch Thất đã kịp thời có những chủ trƣơng, chính sách phát triển KTNN, chuyển từ lƣợng sang chất, chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp truyền thống với việc khai thác đất đai và lao động là chính, sang nền nông nghiệp hàng hóa gắn với vốn và khoa học- công nghệ quy mô lớn, tập trung.

Đối với một huyện thuần nông nhƣ Thạch thất thì yếu tố con ngƣời và nguồn lao động đóng vai trò quan trọng nhất. Theo số liệu thống kê, năm 2015 dân số của Thạch Thất là 201050 ngƣời, chiếm khoảng 3,0% tổng dân số của thủ đô Hà Nội. Cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ nam và nữ là tƣơng đƣơng nhau tỷ lệ nam luôn ở mức từ 48 – 50% trên tổng số dân số. Một trong những nguyên nhân tỷ lệ dân số có sự cân đối giữa nam và nữ nhƣ vậy vì ở huyện xuất hiện khu công nghiệp. Nhƣ khu công nghiệp cao Láng Hòa Lạc; khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, với sự xuất hiện của khu công nghiệp trên địa bàn huyện làm cho ngƣời lao động đặc biệt là nam giới khi đến tuổi lao động có thể sinh sống trên địa phƣơng mình đƣợc mà vẫn có công ăn việc làm, họ không phải đi đến các địa phƣơng khác để kiếm việc làm. Ngày nay tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ của ngƣời dân đã giảm bớt, số ngƣời trong độ tuổi sinh đẻ họ dừng sinh ở hai con kể cả trai hay gái.

Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số thành thị tăng đáng kể từ năm 2010 đến nay: Thành thị từ 5677 ngƣời (năm 2010) lên 6096 ngƣời (năm 2015); dân số thành thị tăng nhanh (thị trấn Liên Quan ) là do kết quả phát triển tƣơng đối nhanh của các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện. Nông thôn là 175133 ngƣời (năm 2010) lên 193223 ngƣời (năm 2015). Cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực nhƣ sau: Số ngƣời chƣa đến tuổi lao động độ từ 0-14 tuổi chiếm 21,5% tổng dân số, số ngƣời trong độ tuổi lao động (nam: 15-60, nữa từ 15-55) là 188.220 ngƣời, chiếm 66% tổng dân số; số ngƣời già (trên 60 tuổi) là 25.000 ngƣời, chiếm 12,8%. Với tỷ lệ (trên tổng số dân) đó, Thạch Thất có tỷ lệ lao động trên là ở mức cao. Đặc biệt cơ cấu lao động của Thạch Thất tƣơng đối trẻ và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Điều này cho phép Thạch Thất đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, Đảng bộ Thạch thất, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Thành ủy Hà Nội đã có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp về giáo dục, đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tránh lãng phí sức lao động, tạo cơ hội để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện cũng đã kịp thời dựa trên cơ sở đó để đƣa ra những chính sách, chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với lực lƣợng lao động hiện có để phát huy tối đa ngành kinh tế nông nghiệp phát triển.

Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội về pháttriển

kinh tế nông nghiệp

Chủ trương của trung ương Đảng

Tại Đại hội XI, tháng 1 năm 2011 Trung ƣơng Đảng đã đề ra dự thảo chiến lƣợc phát triển kinh tế từ năm 2011 đến năm 2020 với quan điểm: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức”. Trong định hƣớng Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả,

bền vững, Đảng nêu rõ: “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến và ngƣời tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Ðổi mới cơ bản phƣơng thức tổ chức kinh doanh nông sản, trƣớc hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phầnđiều tiết cung cầu. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của ngƣời trồng lúa và địa phƣơng trồng lúa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Ðẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ƣu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Ðẩy mạnh chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lƣợng và an toàn dịch bệnh. Phát triển lâm nghiệp bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lƣợng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” [45; 9].

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, theo Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về “phê duyệt để án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” ngày 10 tháng 3 năm 2013, Trung ƣơng Đảng đã đƣa ra quan điểm và mục tiêu về tái cơ cấu ngành. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng để bảo đảm phát triển bền vững; phát triển bền vững vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành.

Để nông nghiệp phát triển phù hợp với từng vùng, từng loại cây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31 /7 /2014 về “Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020”.

Với quan điểm “chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là nội dung quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên nhu cầu thị trƣờng; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nƣớc, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lƣợng; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cƣờng bảo quản, chế biến, tăng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải đảm bảo huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nƣớc và hội nhập quốc tế”. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đƣa ra mục tiêu chung là: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lƣơng thực quốc gia, tăng thu nhập cho ngƣời dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng với biến đổi khí hậu.Mục tiêu cụ thể:năm

2014 - 2015 chuyển đổi khoảng 260 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng: tập trung chuyển đổi mô h́ình 2 lúa sang trồng các loại rau, hoa, màu; mô hình 1 lúa (chân ruộng cao, thiếu nƣớc) chuyển sang trồng rau màu; mô hình trồng lúa (chân ruộng trũng bấp bênh trong vụ mùa) sang lúa - cá và tăng diện tích cây màu vụ Đông trên đất trồng lúa.

Chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV- nhiệm kỳ đầu tiên sau khi Hà Nội điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính đã quyết định những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông ngiệp nói riêng nhằm phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo, hoàn thành sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc theo hƣớng hiện đại.

Xác định tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố; trên cơ sở kế thừa và phát triển Nghị quyết Trung ƣơng 7, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chƣơng trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011-2015”. Chƣơng trình đã đề ra mục tiêu chung là “Phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trƣờng sinh thái, cảnh quan sạch đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị.Từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nông dân. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc; chú trọng giải quyết việc làm, giảm dần khoảng cách thu nhập, hƣởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn” [65;.37-38].

Đối với ngành nông nghiệp, chƣơng trình nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2015: “ phấn đấu tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp từ 1,5-2%/ năm trở lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt 231 triệu đồng/ha. Diện tích lúa hàng hóa chất lƣợng cao đạt 35%, diện tích trồng rau an toàn tập trung đạt 5.500 ha, diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 2.160 ha, diện tích trồng mới cây ăn quả chất lƣợng cao đạt 750 ha, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng diện tích rừng 23.600 ha. Chăn nuôi ổn định với đàn lợn khoảng 1,4 triệu con, đàn gia cầm khoảng 15 triệu con, đàn trâu, đàn bò khoảng 200 ngàn con (trong đó bò sữa 15 ngàn con). Tổng sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng hàng năm đạt trên 400 ngàn tấn. Mỗi năm chuyển đổi đƣợc từ 200 - 250 ha ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản”. Đảng bộ thành phố tập trung chỉ đạo, đầu tƣ kinh phí lập, điều chỉnh, bổ sung hoàn thành các quy hoạch: quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch chăn nuôi, quy hoạch thủy sản, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch đê điều… Thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô hợp lý, trong đó tập trung một số vùng có điều kiện thuận lợi với quy mô sản xuất lớn tập trung, ứng dụng công nghệ cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung hỗ trợ về giống, đào tạo kỹ thuật, vật tƣ, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến, bảo quản nông sản, hạ tầng kỹ thuật các vùng sản xuất chăn nuôi, trồng trọt tập trung, dồn điền, đổi thửa để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông sản. Thành phố chỉ đạo xây dựng các chƣơng trình, đề án trọng tâm, phát triển sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ: Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, phát triển cây ăn quả đặc sản, phát triển sản xuất hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao, cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển chăn nuôi hàng hóa xa khu dân cƣ, phát triển nuôi trồng thủy sản… tiến hành rà soát, đánh gia hoạt động của các HTX nông nghiệp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)