Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và pháttriển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 70 - 74)

2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất

2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và pháttriển

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Trong những năm 2011 – 2015, Đảng bộ huyện Thạch Thất đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. UBND huyện triển khai phát triển nông nghiệp tập trung, vùng lúa năng suất chất lƣợng cao, vùng rau củ quả an toàn, vùng trồng hoa

cây cảnh gắn với sơ chế, bảo quản và xây dựng thƣơng hiệu cho từng sản phẩm. Trên địa bàn huyện đã hình thành những vùng sản xuất rau màu, khoai tây củ an toàn ở các xã: Hƣơng Ngải, Dị Nậu, Canh Nậu, Kim Quan, Hạ Bằng, Bình Yên, Yên Bình đƣa lại giá trị kinh tế cao, trồng cây thăng long ruột đỏ ở Kim Quan, Cần Kiệm, Liên Quan… mô hình trồng hoa, cây cảnh ở một số xã Đại Đồng, Đồng Túc, Canh Nậu, Hƣơng Ngải, Liên Quan, Phùng Xá… đây là mô hình mới nhƣng bƣớc đầu đã đem lại giá trị kinh tế cao cho ngƣời dân, đặc biệt là mô hình trồng hoa ly cho thu nhập 100 triệu đồng/ sào/ vụ tƣơng ứng 2,8 tỷ đồng/ ha. Chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh nhiều trang trại chăn nuôi đã xuất hiện ở nhiều xã trong huyện, năm 2013 toàn huyện có 14 trang trại, ăm 2014 lên 15 trại, năm 2015 lên 92 trại. trong đó năm 2015 ở xã Tiến Xuân có 7 trang trại chăn nuôi; Yên Bình 45 trại; Bình Yên 2 trại; Lại Thƣợng 1 trại; Kim Quan 1 trại; Cẩm Yên 1 trại; Đại Đồng 4 trại; Đồng Trúc 3 trại; Bình Phú một trại; Cần Kiệm 1 trại; Thạch Hòa 26 trại. Trên địa bàn huyện hình thành nhiều mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ mô hình chăn nuôi lợn rừng ở Yên Bình, Tiến Xuân, Đại Đồng ; các trang trại chăn nuôi tập trung chăn nuôi lợn tập trung ở các xã tiến Xuân, Yên Bình, Đại Đồng, Kim Quan, Lại Thƣợng, Cẩm Yên… đã phát huy hiệu quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hƣớng giảm dần cây lƣơng thực, tăng diện tích cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn chỉ đạo đẩy mạnh chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, biến những hạn chế thành thế mạnh của huyện. Ở Hƣơng Ngải đã xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tế VAC bình quân mỗi mô hình chuyển đổi có diện tích từ 0,5ha đến 1ha, toàn xã chuyển đổi 31 mô hình với diện tích 30ha, trong đó khu vực Đồng Trà 11 hộ tham gia. Phát huy lợi thế địạ hình ở các xã miền núi, huyện tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chăn nuôi theo hƣớng sinh hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn. Nhiều xã đã hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cƣ nâng cao chất lƣợng và đảm bảo vệ sinh nâng

cao chất lƣợng và đảm bảo vệ sinh ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung… Từ năm 2011 – 2015, thẩm định 46 phƣơng án chuyển đổi với tổng diện tích chuyển đổi 102,993 ha.

Phát triển các nguồn lực

Huyện đã tăng cƣờng đầu tƣ về nguồn lực để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp huyện phát triển mạnh. Phát triển kết cấu hạ tầng – xã hội nông thôn: từ năm 2011 – 2015, huyện đã xây dựng mới đƣợc 65 tuyến đƣờng giao thông (172 Km), 15 nhà văn hóa, 215 Km giao thông nội đồng, 5 trạm y tế… chỉ đạo duy trì sửa chữa chống xuống cấp 24 tuyến đƣờng giao thông trong các xã, sửa chữa cầu Cao Thiên ở Cần Kiệm để đảm bảo giao thông trong mùa mƣa lũ. 100% đƣờng liên thôn, liên xã, đƣờng làng, ngõ xóm đƣợc bê tông hóa.

Thủy lợi: nâng cấp, xây mới cải tạo các trạm bơm tƣới, tiêu, hồ đập giữ

nƣớc, kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng tƣới, tiêu kết hợp với giao thông nội đồng.

Điện:lắp đặt mới và cải tạo các trạm biến áp, đƣờng dây cao thế, hạ thế,

đƣờng điện chiếu sáng công cộng ở các xã.

Nâng cấp cải tạo trạm bơm tiêu đầu mối Bình Phú; nâng cấp kiên cố hóa đê Tả Tích; cải tạo nâng cấp Hồ Lụa, tôn cao bờ kênh Tây Ninh; hệ thống kênh tiêu ba xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Nội Bại và kênh tƣới ở xã Yên Trung; các trạm bơm tiêu cục bộ ở xã Hƣơng Ngải, Cần Kiệm, Phùng Xá.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp: huyện mua

68 máy làm đất các loại, nhiều máy gặt, máy cấy và máy phun thuốc bảo vệ thực vật.

Chỉ đạo thực hiện đề án 01/ĐA-UBND ngày 17/ 01/ 2011, của UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thạch Thất đến năm 2020, các cấp ủy, chính quyền cơ sở tập trung phát huy tốt các ngành nghề truyền thống và xã hội hóa đào tạo nghề. Nâng cao đào tạo nghề cho lao động làm nông

nghiệp: đào tạo các nghề trồng rau an toàn, các mô h́ình trồng trọt, chăn nuôi cho lợi ích kinh tế cao… đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề, vì vậy ngoài mƣời làng nghề truyền thống vốn có của huyện các xã trong huyện đều có nghề với các mức độ khác nhau. Trong bốn năm 2011 – 2014, đã đào tạo nghề cho 16422 lao động, đƣa tỷ lệ qua đào tạo từ 39,8% năm 2011 lên 51,3% năm 2014.

Mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn huyện tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây

dựng và phát triển khá đa dang, phong phú, trải hầu hết đến các xã, thị trấn, hệ thống các chợ dân sinh đƣợc đầu tƣ xây dựng, cải tạo đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoa nói chung và nông sản nói riêng của nhân dân trong huyện.

Công tác dồn điền đổi thửa. Năm 2012, huyện đã thành lập ban chỉ đạo

để tập trung chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa, có năm xã xây dựng xong đề án là: Đại Đồng, Hƣơng Ngải, Canh Nậu, Kim Quan, Dị Nậu. Các xã còn lại đang xây dựng và xin ý kiến đóng góp, hƣớng dẫn của các ngành chức năng ở huyện để trình huyện phê duyệt đề án, triển khai giao đất đầu năm 2013. Năm 2013, UBND huyện đã tập trung cao độ chỉ đạo cụ thể quyết liệt công tác dồn điền đổi thửa, kiện toàn ban chỉ đạo, các tổ công tác và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo, thành viên tổ công tác, xây dựng kế hoạch tập trung chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa năm 2011, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, cán bộ thôn và triển khai quyết liệt, phấn đấu năm 2013 dồn điền đổi thửa toàn bộ diện tích còn lại 1310 ha đạt 100% kế hoạch đề ra. Năm 2014, công tác dồn điền đổi thửa đƣợc quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đã thực hiện dồn điền đổi thửa đạt 1.513,69 ha, số diện tích còn lại 490,4 ha theo đề án đƣợc duyệt ở các xã: Phú Kim, Đồng Trúc, Lại Thƣợng, Thạch Xá tiếp tục thực hiện trong năm 2014, đến tháng 6/ 2014 đã giao ruộng ngoài thực địa cho nhân dân đạt 1.326,6/1.513,69 ha đạt 87,6% kế hoạch. Số diện tích còn lại ở thôn Thanh Câu xã Lại Thƣợng , thôn 5 xã Chàng Sơn, thôn Yên Lạc xã Cần Kiệm mới cơ bản đào đắp hạ tầng nên chƣa giao ruộng ở vị trí mới, nhân dân vẫn sản xuất vụ xuân tại vị trí cũ. Năm 2015, UBND huyện chỉ đạo các xã Lại Thƣợng, Hƣơng Ngải, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Chàng

Sơn hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa giao ruộng cho các hộ dân kịp thời sản xuất nông nghiệp vụ xuân năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)