Về các thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968 (Trang 96 - 104)

Chương 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1. Đánh giá chung

3.1.1. Về các thành tựu và nguyên nhân

Với chủ trương, đường lối đúng đắn, từ năm 1961 đến năm 1968, Công tác vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn:

Một là: Công tác vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1961 - 1968 đã vận động được đông đảo quần chúng phụ nữ VGP tham gia vào mọi mặt của kháng chiến.

Sự tham gia của đông đảo phụ nữ đối với cách mạng không chỉ khẳng định vai trò của người phụ nữ mà còn khẳng định sự tham gia của tầng lớp phụ nữ vào cách mạng là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần vào thắng lợi của cách mạng. Thông qua việc triển khai những nghị quyết của Đảng về vận động phụ nữ, các cấp ủy Đảng đã tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của mình đối với phụ nữ thông qua các tổ chức của phụ nữ. Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng luôn bám sát vào tình hình và đưa ra những chủ trương đúng đắn, kịp thời để từ đó đề ra được những nhiệm vụ, công tác cụ

thể, hiệu quả nhất, động viên cao nhất tinh thần đấu tranh của chị em phụ nữ, đưa phong trào của chị em đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và tiến lên giành toàn thắng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng đã biết khơi dậy lòng yêu nước và truyền thống đấu tranh anh dũng của phụ nữ VGP, đồng thời cũng phát huy cao độ tinh thần và khả năng to lớn của phụ nữ vào cuộc đấu tranh yêu nước vĩ đại của dân tộc. Trong những năm chiến đấu chống lại

chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ,

chị em đã đem hết sức mình để tham gia kháng chiến. Cùng với nhân dân miền Nam, chị em phụ nữ VGP đã đánh địch trên tất cả các mặt trận bằng 3 mũi giáp công trên cả 3 vùng chiến lược. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh du kích được chị em sử dụng nhiều trong các trận chiến đấu với quân địch. Nhiều chị em tham gia và trở thành lực lượng nòng cốt trong các đội vũ trang và các đội du kích nữ đấu tranh chống địch như đơn vị của chị Út Tịch, đội nữ anh hùng Tô Thị Huỳnh. Chủ tịch Hội LHPN giải phóng miền Nam - chị

Nguyễn Thị Định đã đi vào lịch sử dân tộc ta với niềm tự hào “cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy” [98; tr 17]. Cũng từ trong phong trào

đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, miền Nam có nhiều nữ anh hùng như cô Út Tịch, Trần Thị Vân, Tạ Thị Kiều…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng phụ nữ tham gia ngày càng đông đảo trên các mặt trận công tác và đã có nhiều cống hiến lớn lao trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ở VGP, chị em rất tích cực tham gia các hoạt động sản xuất và phục vụ chiến đấu đảm bảo đời sống gia đình và cung cấp cho kháng chiến thay thế chồng con ra tiền tuyến. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1961 đến 1968, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Phụ nữ tham gia hoạt động đông đảo và giữ vai trò ngày càng trọng yếu trong mọi lĩnh vực công tác đã góp phần tích cực vào sự nghiệp chống Mỹ. Nói chung trong kháng chiến chị em phụ nữ chứng tỏ khả năng cách mạng của mình. Do đó địa vị phụ nữ đã được nâng cao, vai trò phụ nữ đã được coi trọng, làm cho nhân dân

tin tưởng vào phụ nữ hơn. Những gương anh dũng về sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phục vụ đời sống và đảm bảo giao thông vận tải ngày càng phát triển trong giới phụ nữ. Khả năng của phụ nữ ngày càng được chứng minh rõ nét trong những năm chống Mỹ, cứu nước và vị trí chính trị, uy tín của phụ nữ ngày càng được nâng cao trong xã hội…

Với những thành tích rất đáng tự hào, chị em phụ nữ toàn miền Nam xứng

đáng với danh hiệu “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Phụ nữ miền

Nam còn được tặng thưởng huân chương thành đồng hạng nhất. Rất nhiều cán bộ xuất sắc của Hội đã được tuyên dương anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ và dũng sĩ quyết thắng. Hàng ngàn cán bộ khác được tặng thưởng Huân chương giải phóng.

Hai là: Thực hiện theo chủ trương của Đảng, sự kiện Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (8 - 3 - 1961) là một thành tựu, một thắng lợi lớn của Đảng trong quá trình vận động, lãnh đạo phong trào phụ nữ miền Nam.

Việc thành lập Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam là một sáng tạo

của Đảng trong quá trình lãnh đạo phong trào phụ nữ miền Nam, là kết quả của tư duy lãnh đạo của Đảng trước thực tế cách mạng miền Nam những năm 60 của thế kỷ XX. Sự kiện này đặc biệt ý nghĩa với sự nghiệp đấu tranh của tầng tầng lớp lớp chị em phụ nữ trên khắp miền Nam trong những năm 1961 - 1968. Sự ra đời của Hội chính là sự phản ánh một cách khách quan vai trò, nguyện vọng của phụ nữ miền Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam, đồng thời giải phóng phụ nữ. Là con đường duy nhất của phụ nữ miền Nam đoàn kết chặt chẽ lại trong một tổ chức cùng với nhân dân kiên quyết đấu tranh đánh đổ đế quốc. Ngay từ khi mới được thành lập Hội đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu, động viên, cổ vũ phụ nữ miền Nam đứng lên cứu nước, cứu nhà. Đây chính là mặt trận đoàn kết các tầng lớp phụ nữ yêu nước, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, nhằm động viên phong trào phụ nữ miền Nam đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Trong quá trình cách mạng, Hội không ngừng được củng cố về mặt tổ chức và trưởng thành về mặt lãnh đạo quần chúng phụ nữ đấu tranh. Đại hội phụ nữ

toàn miền lần thứ nhất (diễn ra vào dịp 8 - 3 - 1965) đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của phong trào phụ nữ miền Nam. Cơ sở của Hội và Hội viên rất đông đảo. Hội có trên 2 triệu hội viên ở khắp đồng bằng, miền núi. VGP là nơi mà các cấp Hội phụ nữ phát triển mạnh mẽ nhất. Các phong trào mà Hội đề ra được thực hiện một cách sâu rộng và hiệu quả nhất tại VGP. Trong điều kiện VGP, các cán bộ Hội luôn luôn bám rễ vào quần chúng phụ nữ. Những chủ trương của Hội từ khi thành lập luôn được đông đảo chị em phụ nữ trong các VGP hưởng ứng và chị em phụ nữ ở đây có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hoạt động của Hội.

Ba là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của TW Hội phụ nữ và trực tiếp là của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ miền Nam trong VGP đã tạo nên các phong trào thi đua sâu rộng tiêu biểu như phong trào “phụ nữ 5 tốt”, phong trào Hội mẹ chiến sĩ…

Được đề ra từ ĐHĐB phụ nữ toàn quốc lần thứ III (năm 1960), phong

trao thi đua “5 tốt” đã nhanh chóng được phát động trên khắp miền Nam và

được đông đảo chị em phụ nữ trong VGP hưởng ứng sôi nổi mang đậm màu sắc chống Mỹ, cứu nước. Phong trào được phát triển tốt nhất ở các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau. Tỉnh hội phụ nữ ở đây có viết tài liệu học tập đẩy mạnh phong trào thi đua theo tiêu chuẩn thi đua cụ thể. Hội LHPN, tỉnh hội các cấp đã kịp thời động viên và khen thưởng những chị em phụ nữ có thành tích xuất sắc trong phong trào này. Từ trong phong trào nhiều chiến sĩ thi đua xuất hiện được tặng thưởng Huân chương giải phóng và trở thành gương sáng cho chị em phụ nữ noi theo, tiêu biểu như bà Thạch Thị Thanh, cô Thạch Thị Sơn, Kiên Thị Nhẫn… Trong thư gửi các đồng chí cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và toàn thể chị em phụ nữ Việt Nam của Trung ương Đảng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đánh giá về vai trò của phụ nữ miền Nam nói chung trong đó có vai

trò của phụ nữ miền Nam hoạt động trong các vùng giải phóng: “Trong cuộc chiến đấu thần thánh cứu nước, cứu nhà, phụ nữ miền Nam đẩy mạnh phong trào thi đua “năm tốt”, phát huy cao độ những đức tính anh hùng, bất khuất,

trung hậu, đảm đang. Chị em là lực lượng đông đảo nhất tham gia sản xuất, gánh vác công việc gia đình và xã hội. Chị em hăng hái tham gia chiến tranh du kích, phục vụ chiến tranh du kích, phục vụ chiến đấu, chăm sóc và nuôi dưỡng thương binh, làm công tác ngụy vận và địch vận, góp phần xứng đáng vào những chiến công oanh liệt của quân và dân miền Nam nước ta [98; tr 6 -

7].

Trong không khí thi đua cả nước cùng đánh giặc, quần chúng phụ nữ miền Nam ở VGP đã cùng với phụ nữ miền Bắc làm nên hai phong trào thi

đua lớn mạnh ở hai miền của Tổ quốc “Phong trào "năm tốt" của phụ nữ miền Nam, phong trào "ba đảm đang" của phụ nữ miền Bắc là phong trào yêu nước nồng nàn và rộng khắp, lôi cuốn đông đảo phụ nữ hai miền thi đua sản xuất, phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, góp phần to lớn vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân.” [55; tr 148 - 150]

Đây thực sự là phong trào yêu nước, chống Mỹ đầu tiên và lớn nhất được phát động trong kháng chiến chống Mỹ đã khuấy động được tinh thần thi đua mạnh mẽ của quần chúng phụ nữ và đạt nhiều thành tích rất đáng ca ngợi.

Cùng với phong trào thi đua “5 tốt”, phong trào Hội mẹ chiến sĩ (được

phát động từ năm 1961) cũng là một phong trào lớn thu hút đông đảo các bà, các mẹ tham gia. Hội mẹ chiến sĩ có mặt trên khắp VGP và đã phát huy vai trò tích cực của hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng bộ đội, động viên chiến sĩ về mặt tinh thần. Với tinh thần yêu nước, thương bộ đội, các bà, các mẹ luôn sẵn sàng nhịn ăn, nhịn mặc để ủng hộ chiến sĩ, nuôi dưỡng thương bệnh binh. Bến Tre, Long An là hai tỉnh có phong trào Hội mẹ phát triển hơn cả. Trong phong trào này, nhiều mẹ đã được biểu dương khen thưởng và được bình bầu cá nhân xuất sắc trong các cuộc đại hội phụ nữ các cấp. Sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần mà các mẹ, các chị dành cho anh em chiến sĩ có ý nghĩa to lớn, cổ vũ tinh thần hăng say chiến đấu, góp phần làm nên thắng lợi của mỗi trận đánh.

Phong trào thi đua “5 tốt” và phong trào Hội mẹ chiến sĩ là hai phong

lớn trong việc vận động tất cả mọi tầng lớp phụ nữ từ trẻ đến già tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc.

Bốn là: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, xây dựng tổ chức phụ nữ trong những năm 1961 - 1968 thu được nhiều kết quả, nhất là xây dựng cơ sở tổ chức phụ nữ ở VGP.

Có thể nói, ngay từ những ngày tháng đầu của cuộc kháng chiến, công tác đào tạo cán bộ phụ nữ đã được Đảng hết sức chú trọng. Nhiều nơi, tuy chưa có tổ chức rõ ràng, Đảng đã tổ chức những lớp học riêng cho cán bộ nữ, hoặc đưa cán bộ phụ nữ đi dự các lớp học chung của Đảng. Ngay trong những năm

1961 - 1962, khi cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống “chiến tranh đặc biệt”

mới bắt đầu, trung bình mỗi T ở miền Nam đã mở từ 50 đến hàng trăm lớp đào tạo cán bộ nữ các cấp, đào tạo cho 7.821 cán bộ [113; tr 50]. Hình thức đào tạo chủ yếu là mở lớp huấn luyện tập trung theo khu, huyện, nội dung chủ yếu là về tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các tài liệu về giới như con đường giải phóng phụ nữ, về công tác đường lối cách mạng… Chính sự phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ nữ dưới chủ trương của Đảng đã đào tạo được một số lượng cán bộ cơ sở đông đảo phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

Chị em cán bộ phụ nữ đã được đào tạo trở thành những hội viên chủ chốt của Hội LHPN giải phóng miền Nam. Hầu hết các xã VGP đã tập hợp trung bình 70% đến 80% phụ nữ vào các tổ chức cách mạng của giới. Công tác vận động tư tưởng trong quần chúng phụ nữ phát triển đã đi sâu giáo dục chị em làm cho quần chúng hội viên hội phụ nữ nói chung đều có trình độ giác ngộ cách mạng cao, thiết tha yêu nước và quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù.

Bước sang những năm chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ, mặc dù hoàn cảnh chiến tranh vô cùng khắc nghiệt nhưng các địa phương đã cố gắng mở lớp đào tạo cán bộ, các cán bộ hội viên vẫn cố gắng vượt qua gian khó để tiến hành mở lớp cho cán bộ. Trong hai năm 1965 - 1966: "Khu 2 được 5 lớp các tỉnh gồm 68 hội viên, 2 lớp huấn luyện gồm 142 hội viên và có 2.059 cán bộ được học tại nghiệp. Khu 3 mở được 43 lớp cho tỉnh, huyện, xã

gồm 420 học viên. Riêng khu 5 đã đạt nhiều kết quả tốt trong công tác này. Ngoài việc mở lớp đào tạo cán bộ đi sâu vào nghiệp vụ cung cấp cho phong trào như các lớp đào tạo cán bộ chuyên trách về đấu tranh chính trị. Phụ vận Khu đã mở lớp cho 66 cán bộ tỉnh huyện. Các tỉnh mở cả thảy 48 lớp, đào tạo được 3.324 cán bộ xã ấp. Toàn Khu mở 60 lớp cho cán bộ tỉnh, huyện, xã thôn, đào tạo 2.454 cán bộ và rất nhiều lớp đào tạo tổ trưởng tổ phó" [122; tr 28].

Năm 1968, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được quan tâm, chú trọng, tiến hành đào tạo cán bộ bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau.Sự kiện trường đào tạo cán bộ nữ Lê Thị Riêng (trường mang tên một nữ anh hùng đã bị địch sát hại trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968) được thành lập mang nhiều ý nghĩa giác ngộ quần chúng phụ nữ cũng như chứng tỏ sự trưởng thành của Hội PN trong quá trình tổ chức, lãnh đạo, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ nữ.

Năm là: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, có được sự tuyên truyền, giáo dục, động viên thường xuyên của các cấp Hội phụ nữ, chị em phụ nữ trong VGP đã góp phần xây dựng được một hậu phương tại chỗ vững chắc phục vụ đắc lực cho tiền tuyến trong cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam đánh bại hai chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ (chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ).

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của Trung ương Cục miền Nam Việt Nam và trực tiếp là của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, phụ nữ Miền Nam nói chung và phụ nữ miền Nam trong các vùng giải phóng nói riêng đã xây dựng được một hậu phương tại chỗ vững chắc, chi viện nhiều sức người, sức của cho chiến trường. Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Muốn đánh thắng địch ở tuyền tuyến thì phải có hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Việc xây dựng

hậu phương là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết định sống còn đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968 (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)