Các kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968 (Trang 115 - 159)

Chương 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2. Một số điểm độc đáo và các kinh nghiệm chủ yếu

3.2.2. Các kinh nghiệm chủ yếu

Những thành tựu cũng như những thiếu sót kể trên trong công cuộc vận

động phụ nữ trong VGP của Đảng có thể đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo:

Thứ nhất: Trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động phụ nữ, phải thường xuyên và kịp thời tổng kết tình hình để đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn để công tác phụ vận đạt hiệu quả cao nhất.

Để thực hiện các nhiệm vụ công tác vận động phụ nữ, vấn đề mấu chốt là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Cần làm cho toàn Đảng nhận rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhận rõ hơn nữa tầm quan trọng của công tác vận động phụ nữ trong từng giai đoạn cách mạng.

Trong mỗi một thời kỳ, một giai đoạn của cách mạng thì nhu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng lại khác nhau. Trong những năm 1961 - 1968, cách mạng miền Nam trải qua nhiều khó khăn lớn mang tính chất của thời đại. Cuộc đấu tranh đi vào những giai đoạn ác liệt, quyết liệt nhất. Địch thì luôn luôn thay đổi chiến lược chiến tranh hòng đè bẹp quân đội và sức chiến đấu của nhân dân ta. Những thủ đoạn mà địch gây ra đối với phụ nữ Việt Nam ta - người phụ nữ Á Đông điển hình - là không thể chấp nhận được. Chúng đánh mạnh vào tâm lý chị em yêu chồng, yêu con, giàu lòng vị tha, trân trọng danh tiết. Chính vì vậy, Đảng phải luôn nắm bắt được tình hình chung của toàn bộ của cách mạng, đồng thời phải hiểu rõ bản chất những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với tầng lớp phụ

nữ để từ đó kịp thời đề ra những đường lối chủ trương đáp ứng được nguyện vọng cũng như tinh thần đấu tranh của tầng tầng lớp lớp chị em phụ nữ.

Từ thực tiễn cách mạng miền Nam và trên cơ sở nhận thức sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc nên TW Đảng, Đảng bộ miền Nam luôn quan tâm đến công tác phụ vận trong mỗi thời kỳ cách mạng. Qua đó các cấp ủy Đảng đánh giá rất cao vai trò và khả năng cách mạng của phụ nữ, phát huy đúng mức khả năng đó vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng, TW Cục miền Nam đã ra các chỉ thị, nghị quyết về công tác phụ vận, tổ chức triệu tập hội nghị hàng năm để tổng kết tình hình phong trào phụ nữ, từ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ mới cho công tác vận động phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ miền Nam trong VGP luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh bất

khuất, kiên cường. Có thể nói: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến tính chất rộng - mạnh - vững chắc của phong trào phụ nữ.

Thứ hai: Công tác vận động phụ nữ của Đảng phải trở thành cuộc vận động cách mạng liên tục sâu sắc, toàn diện trong giới phụ nữ.

Vai trò của phụ nữ trong cách mạng giải phóng dân tộc rất quan trọng, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vì người phụ nữ không chỉ là người tham gia lực lượng chủ yếu trong mũi tấn công chính trị, binh vận, vũ trang cũng mà còn trên các mặt trận đấu tranh khác. Trong đấu tranh chị em không chỉ phát huy sức mạnh mà còn thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt và mềm dẻo mà giới khác không có được. Hơn thế, công tác vận động phụ nữ là một công tác khó khăn và phức tạp. Quần chúng phụ nữ bao gồm nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi và ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Mỗi một lứa tuổi, một thành phần lại có một khả năng cách mạng riêng gắn liền với điều kiện cuộc sống nên Đảng phải chủ trương vận động khác nhau. Có như vậy mới làm cho tất cả giới chị em phụ nữ đều phấn khởi tin theo chủ trương của Đảng, phát huy hết khả năng vào cuộc cách mạng.

Chị em phụ nữ miền Nam ở VGP rất giàu lòng yêu nuớc và luôn sẵn sàng tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Đảng song trong nhiều năm chiến

tranh ác liệt, chị em phụ nữ phải chịu đựng quá nhiều, tâm trạng chị em diễn biến từng lúc, có khi hoang mang trước những hành động đánh phá tàn bạo của kẻ thù, có lúc phải chạy ra vùng địch tránh né, cũng phải thi hành một số chủ trương của địch. Nhân cơ hội này địch cố tình đánh phá truyền thống cách mạng của quần chúng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau trong đó có những thủ đoạn mị dân, phỉnh nịnh phụ nữ hòng chiếm đoạt được trái tim khối óc của quần chúng, khi không đạt được mục đích bằng tiền bạc, mánh khóe dụ dỗ thì chúng sử dụng đến gông cùm kìm kẹp chị em. Nhưng một điểm rất rõ là qua bao nhiêu thử thách như vậy, trong những hoàn cảnh rất trái ngang, ngột ngạt, chị em vẫn giữ trong mình một mối căm thù giặc sâu sắc, luôn luôn hướng về cách mạng, một lòng tin vào thắng lợi ngày mai. Vì vậy muốn phát huy đúng mức vai trò cách mạng to lớn đó của người phụ nữ, Đảng phải hết sức kiên trì tiến hành công tác vận động phụ nữ và coi đó là một cuộc vận động cách mạng liên tục, sâu sắc, toàn diện trong giới phụ nữ.

Thứ ba: Muốn cho công cuộc vận động phụ nữ đạt hiệu quả cao nhất, Đảng phải có đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, gắn liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Quan điểm của Đảng đã khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta chỉ có thể được hoàn thành tốt và triệt để nếu lực lượng phụ nữ được giải phóng một cách triệt để”.

Trong kháng chiến, phụ nữ có thể phát huy khả năng và sức mạnh của mình trên mọi mặt công tác và ở nhiều ngành cũng như nhiều mặt công tác phụ nữ có điều kiện đảm nhiệm tốt hơn cả nam giới. Trên quan điểm giai cấp, Đảng ta đã luôn đấu tranh không ngừng trên nhiều lĩnh vực, đầu tiên là trên lĩnh vực tư tưởng chống các tư tưởng phong kiến, tư sản ràng buộc phụ nữ, đánh giá thấp vai trò của phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và nâng cao điều kiện đời sống cho phụ nữ, nhằm đưa phong trào phụ nữ phát triển không ngừng, phát huy sức mạnh ngày càng to lớn của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực công tác, đặc biệt là trong sản xuất, chiến đấu, văn hóa, giáo dục, xã hội.

Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Phụ nữ có tính dân tộc hơn ai hết và cái vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước hết là của phụ nữ Việt Nam”[19; tr 15]. Câu nói trên

của đồng chí Lê Duẩn đã ca ngợi nét dân tộc trong mỗi người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ miền Nam nói riêng và khẳng định về mặt lịch sử năng lực đặc trưng trong gìn giữ bản sắc dân tộc cũng như nếp nhà là thiên bẩm của người phụ nữ Việt Nam so với người đàn ông. Chính vì vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận quan trọng, có quan hệ hữu cơ với cách mạng giải phóng dân tộc và giai cấp, không thể tách rời được. Vì, bản thân phụ nữ chưa được giải phóng nếu giai cấp và dân tộc chưa được giải phóng. Chỉ khi nào dân tộc được độc lập, giai cấp được tự do, phụ nữ mình mới có điều kiện để giải phóng hoàn toàn. Do đó phụ nữ chỉ có tham gia trực tiếp và triệt để cách mạng giải phóng dân tộc và giai cấp, thì tự mình mới được giải phóng thật sự. Giải phóng phụ nữ ở đây, thực chất là giải phóng sức sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất cho chị em phụ nữ trên tất cả các ngành nghề không chỉ là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục mà chị em còn là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong phục vụ quốc phòng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nó không chỉ mang đậm tính chất dân tộc mà còn mang tính giai cấp rõ rệt. Do phong trào phụ nữ là một bộ phận trong phong trào chung của dân tộc nên phải gắn phong trào phụ nữ vào phong trào dân tộc. Quán triệt quan điểm trên của Đảng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các cấp ủy Đảng ở miền Nam đã luôn động viên cao nhất tinh thần đấu tranh của phụ nữ miền Nam, khơi bùng lên ngọn lửa đấu tranh, khả năng cách mạng vĩ đại của quần chúng phụ nữ.

Thứ tư: Trong công tác vận động phụ nữ, Đảng phải luôn coi trọng và nắm vững đặc điểm mới của phụ nữ, luôn đề cao quan điểm giai cấp trong công tác vận động phụ nữ và coi đây là một nguyên tắc trong lãnh đạo công tác phụ vận.

Do thời gian chiến tranh kéo dài nên xã hội miền Nam liên tục bị xáo trộn, nhất là dưới tác động của những chính sách thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, các giai cấp trong xã hội miền Nam Việt Nam liên tục bị phân hóa. Nằm trong sự

phân hóa chung ấy, phụ nữ cũng có những thay đổi lớn về thành phần, về vị trí xã hội từ đó quyết định xu thế phát triển về tư tưởng và thái độ chính trị của phụ nữ. Chính vì vậy, việc nắm vững những đặc điểm mới đó của phụ nữ để đề ra nội dung công tác vận động phụ nữ cho phù hợp phải trở thành một nguyên tắc trong công tác vận động phụ nữ của Đảng.

Hội LHPN giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập (năm 1961) không chỉ chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng trong việc vận động chị em phụ nữ tham gia vào kháng chiến mà còn khẳng định sự quan tâm, sự đề cao của Đảng đối với giới nữ - một nửa của thế giới. Hội mang đậm bản chất giới không chỉ ở tên gọi của hội, ở những chủ trương, chỉ thị, nghị quyết mà còn ở mục tiêu, lý tưởng cuối cùng mà hội hướng tới, đó là giải phóng phụ nữ.

Bên cạnh những đặc điểm quyền lợi chung của dân tộc và giai cấp, phụ nữ còn có những đặc điểm và quyền lợi riêng của giới vì giới phụ nữ bao gồm nhiều tầng lớp thuộc nhiều giai cấp khác nhau. Vì vậy, trong quá trình kháng chiến, phụ nữ vừa tham gia đấu tranh cho phong trào chung nhưng cũng còn có những phong trào riêng của giới. Có như vậy mới động viên được đông đảo quần chúng các tầng lớp phụ nữ tham gia và phải đấu tranh cho quyền lợi riêng của giới (VD: quyền sống cho phụ nữ, quyền bảo vệ nhân phẩm...).

Bên cạnh đó, phụ nữ là một bộ phận của giai cấp và của dân tộc do đó phong trào phụ nữ cũng phải gắn liền với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Không thể nào tồn tại một phong trào phụ nữ riêng và tách biệt với phong trào toàn dân và phụ nữ không bao giờ được giải phóng khi dân tộc và giai cấp chưa được giải phóng. Do đó nội dung công tác phụ vận của Đảng phải mang ba tính chất: Dân tộc, giai cấp và giới được thể hiện tổng thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục, trong công tác tổ chức và khẩu hiệu, hình thức đấu tranh.

Do đó công tác vận động phụ nữ cũng như công tác vận động cách mạng nói chung phải có nội dung giai cấp. Công tác phụ vận phải coi bộ phận phụ nữ nào chiếm đa số trong xã hội để làm đối tượng vận động chính của mình, cũng xuất phát từ nhận thức đó mà đề ra chủ trương công tác cho phù hợp. Có như vậy

Đảng mới đồng thời cùng một lúc giải quyết được hai cuộc giải phóng đó là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Thứ năm: Muốn có phong trào phụ nữ thì phải có một tổ chức trung kiên của giới, phải mở rộng mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, lấy khối phụ nữ công nông làm nền tảng.

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm đến vấn đề tập hợp lực lượng vào các tổ chức cách mạng nói chung và xây dựng tổ chức thống nhất cho giới phụ nữ nói riêng và coi công tác đào tạo cán bộ phụ vận cho phong trào phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của phong trào.

Muốn phát huy sức mạnh của lực lượng phụ nữ thì việc đầu tiên cần làm đó là tập hợp được đông đảo quần chúng vào tổ chức, bằng những hình thức tổ chức từ thấp tới cao nhưng nhất định phải xây dựng được một tổ chức trung kiên làm nòng cốt làm tổ chức cách mạng của giới, tức Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng. Sự ra đời của Hội chính là sự phản ánh một cách khách quan vai trò, nguyện vọng của phụ nữ miền Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam, đồng thời giải phóng phụ nữ. Là con đường duy nhất của phụ nữ miền Nam đoàn kết chặt chẽ lại trong một tổ chức cùng với nhân dân kiên quyết đấu tranh đánh đổ đế quốc. Hội viên phải làm được vai trò nòng cốt gương mẫu trong quần chúng cũng như trong phong trào đấu tranh và các mặt công tác thì mới huy động được đông đảo phụ nữ tham gia. Do hoàn cảnh của đất nước nên phụ nữ miền Nam Việt Nam chủ yếu là phụ nữ nông dân và phụ nữ công nhân, trong đó phụ nữ nông dân đông đảo nhất. Sống dưới chế độ cai trị đế quốc, chị em phụ nữ công - nông cùng mang chung nỗi đau mất nước, rất căm thù giặc lại giàu lòng yêu nước nên sớm biết kết hợp với nhau dưới ngọn cờ của Hội. Vì vậy muốn phát huy sức mạnh chung, Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng phải tập hợp được khối công nông lao động vào tổ chức để làm nền tảng cho mặt trận rộng rãi của giới nhằm thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia phong trào. Qua thực tiễn hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam đã chỉ ra rằng, phụ nữ có khả năng và đóng góp rất lớn nếu được động viên và tập hợp lại, tổ chức đúng lúc, kịp thời.

Thứ sáu: Phải hết sức chú ý đào tạo bồi dưỡng, chăm sóc đội ngũ cán bộ nữ thì mới có phong trào phụ nữ vững mạnh và phát triển.

Được sự động viên của Đảng, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình đối với toàn bộ cuộc kháng chiến của dân tộc. Để phát huy hơn nữa ưu điểm của giới nữ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Đảng hết sức chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ và coi: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm chung của toàn Đảng, của Nhà nước, của xã hội, song lực lượng phụ nữ trong đó đội ngũ xung kích là lực lượng cán bộ nữ càng có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, và ngược lại sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ sẽ có tác động lớn đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phải là đội ngũ đi đầu trong phong trào phụ nữ. Vấn đề cán bộ nữ phải được đặt ra gắn liền với yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phong trào phụ nữ, và phải được toàn Đảng quan tâm giải quyết một cách tích cực nhất. Muốn làm được điều đó thì các cấp, các ngành cần nhận rõ vai trò và vị trí vô cùng trọng yếu của phái nữ, phải nhận rõ được trách nhiệm lớn lao của lực lượng phụ nữ cũng như của đội ngũ cán bộ nữ trong sự nghiệp cách mạng nói chung. Các cấp, các ngành cũng cần kiểm điểm một cách nghiêm khắc những thiếu sót của mình đối với công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam từ năm 1961 đến năm 1968 (Trang 115 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)